Thỏa thuận áp dụng chế tài xử lý vi phạm hợp đồng

Thỏa thuận áp dụng chế tài xử lý vi phạm hợp đồng. Chủ thể hợp đồng thương mại tự thỏa thuận chế tài xử phạt vi phạm hợp đồng.

che-tai-do-cac-ben-thoa-thuanche-tai-do-cac-ben-thoa-thuanThỏa thuận áp dụng chế tài xử lý vi phạm hợp đồng. Chủ thể hợp đồng thương mại tự thỏa thuận chế tài xử phạt vi phạm hợp đồng.


Nguyên tắc tự do thỏa thuận là nguyên tắc quan trọng nhất và luôn được đề cao trong quan hệ hợp đồng đặc biệt là trong hợp đồng thương mại. Bởi lẽ, khi kinh tế phát triển theo định hướng nền kinh tế thị trường, đặc biệt từ khi Việt Nam tham gia tổ chức WTO thì chúng ta không chỉ tuân thủ theo pháp luật trong nước mà còn phải hội nhập với thế giới. Do đó để đáp ứng với yêu cầu của xu thế mở cửa hội nhập chung vào nền kinh tế thế giới.

Luật thương mại năm 2005 đã ghi nhận thêm hình thức chế tài khác do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, các chế tài do các bên thỏa thuận không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế. Các bên có thể thỏa thuận thêm các hình thức chế tài mà Luật thương mại năm 2005 không đề cập đến như cầm giữ tài sản, phong tỏa tài khoản… để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc áp dụng các hình thức chế tài này sẽ theo điều kiện mà các bên thỏa thuận và áp dụng quy định chung của Bộ luật Dân sự năm 2005.

Miễn trách nhiệm do thỏa thuận là cơ sở của việc thừa nhận căn cứ miễn trách nhiệm do thỏa thuận là quyền tự do hợp đồng giữa các bên.

Các bên có quyền tự do thỏa thuận các trường hợp miễn trách nhiệm khi giao kết hợp đồng trong thương mại với nhau. Thỏa thuận giữa các bên về trường hợp miễn trách nhiệm phải tồn tại trước khi xảy ra vi phạm và có hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài. Thỏa thuận về miễn trách nhiệm được ghi nhận trong nội dung của hợp đồng hoặc trong phụ lục của hợp đồng.

che-tai-do-cac-ben-thoa-thuanche-tai-do-cac-ben-thoa-thuan

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Tuy nhiên khi hợp đồng đã được kí kết, các bên vẫn có thể thỏa thuận bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc sửa đổi, bổ sung vào hợp đồng các trường hợp miễn trách nhiệm. Trong trường hợp hợp đồng được thể hiện dưới dạng nói hoặc hành vi thì thỏa thuận về miễn trách nhiệm cũng có thể thể hiện dưới dạng nói hoặc hành vi. Tuy nhiên nên hạn chế hình thức này do khi áp dụng trong thực tiễn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và bất cập. Thực tế cho thấy, khi giao kết hợp đồng trong thương mại các bên rất ít khi thỏa thuận trực tiếp và rõ ràng về miễn trách nhiệm vì nhiều khả năng bên vi phạm luôn mượn đó là lý do để không thực hiện cam kết trong hợp đồng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com