Thời hạn tạm hoãn tối đa và quy trình tạm hoãn hợp đồng lao động

Thời hạn tạm hoãn tối đa và quy trình tạm hoãn hợp đồng lao động? Quy trình trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động?

Trong cuộc sống hàng ngày thì không khó để bắt gặp việc giao kết hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải hợp đồng nào được giao kết thì cũng được thực hiện suôn sẻ cho đến khi hết thời hạn giao kết hợp đồng. Trong một số trường hợp bất khả kháng thì hợp đồng lao động được giao kết trước đó không thể tiếp tục thực hiện được nữa thì sẽ bị tạm hoãn theo như quy định của Bộ luật Lao động năm 2019. Vậy, pháp luật hiện hành đã có quy định về thời hạn tạm hoãn tối đa và quy trình tạm hoãn hợp đồng lao động có nội dung như thế nào? đối với những người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động thì được hưởng hỗ trợ theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây Luật LVN Group sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung này như sau:

LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191

Cơ sở pháp lý: Bộ luật Lao động 2019

1. Thời hạn tạm hoãn tối đa và quy trình tạm hoãn hợp đồng lao động

Trước khi đi vào tìm hiểu về thời tạm hoãn hợp đồng lao động tối đa thì chúng ta cần phải tìm hiểu về việc pháp luật Lao động hiện hành đã quy định về các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được quy định tại Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 bao gồm:

a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;

d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;

đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;

h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận”.

Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong 1 tháng. Việc người lao động có thể được tạm hoãn thực hiện hợp đồng hay không phụ thuộc vào sự thỏa thuận hai bên.

Cũng theo như quy định tại Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 này nhưng tại Khoản 2 đã có quy định về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau: “Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác”. Đông thời, trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó thì theo như quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác”.

Như vậy, trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, chế độ tiền lương và bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định trên. Bên cạnh đó với trường hợp do hai bên thoả thuận, Luật và các văn bản hướng dẫn không có quy định rõ ràng nhưng có thể hiểu rằng các trường hợp tạm hoãn này chỉ cần hai bên thỏa thuận và có sự nhất trí về việc tạm hoãn, lí do tạm hoãn có thể là lí do bất kì như đi du lịch, do khó khăn…mà người lao động chấp nhận lí do đó. Do đó, quy trình tạp hoãn hợp đồng lao động được thực hiện theo thủ tục hoãn thực hiện hợp đồng lao động:

Bước 1: Thảo thuận với người lao động

Bước 2: Lập Văn bản thỏa thuận với người lao động.

Sau khi các bên đã thỏa thuận thống nhất với nhau doanh nghiệp sẽ tiến hành lập văn bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động. Hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể về hình thức mẫu thỏa thuận tạm hoãn và phải có chữ ký của người lao động và người sử dụng lao động

2. Quy trình hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì không phải bất kỳ đối tượng nào cũng được pháp luật quy định thuộc các đối tượng được hỗ trợ khi bị tạm hoãn hợp đồng lao động. Trong tình hình thực tế hiện nay, do sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid- 19 thì đối tượng người lao động được hưởng hỗ trợ tạm hoãn hợp đồng lao động cũng chỉ áp dụng cho một số đối tương chứ không phải tất cả người lao động tham gia vào việc giao kết hợp đồng lao động này. Một số đối tượng người lao động được hưởng hỗ trợ trong quá trình tạm hoãn hợp đồng lao động theo như quy định của pháp luật hiện hành lần lượt là:

Thứ nhất, pháp luật hiện hành đã có quy định hỗ trợ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và được gọi chung là doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục mà bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19

Thứ hai, quy định hỗ trợ cho người lao động bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021

Thứ ba, quy định hỗ trợ cho người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

Như vậy, để có thể được hưởng hỗ trợ khi bị tạm hoãn hợp đồng lao động của người lao động khi những đối tượng này thuộc đối tượng lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục kèm theo đó là việc các đối tượng người lao động này đang thực hiện việc tham gia vào quá trình đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo như quy định của pháp luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Xác nhận đối tượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội

Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính trước ngày 31 tháng 01 năm 2022.

Thành phần hồ sơ

– Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

– Danh sách người lao động có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội

– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ.

Sau khi nhận được hồ sơ thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn hai ngày kể từ ngày mà cơ quan này nhận được hồ sơ.

Bước 4: Trả kết quả hỗ trợ.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ trong thời gian hai ngày làm viên. Nếu hồ sơ bao gồm các đối tượng người lao động không được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mức hỗ trợ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp dựa trên quy định của pháp luật hiện hành như sau:

– 1.855.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng (30 ngày).

– 3.710.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng (30 ngày) trở lên.

– Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.

Cơ quan thực hiện

– Cơ quan Bảo hiểm xã hội

– Uỷ ban nhân dân cấp huyện

– Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Như vậy, có thể thấy rằng, để có thể được hưởng trợ cấp khi bị tạm hoãn hợp đồng lao động thì đối tượng lao động cần phải đáp ứng đủ các điều kiện về đối tượng được hưởng hỗ trợ. Bên cạnh đó thì cần phải thực hiện theo các trình tự như đã được nêu ở trên để tuân thủ đúng thời gian như đã được quy định. Việc lập hồ sơ và danh sách được thực hiện bao gồm các gấy tờ được nêu ra ở bước 2 và hồ sơ này sẽ được gửi trực tiếp tới cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com