Thông báo tạm hoãn xuất cảnh và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Thông báo tạm hoãn xuất cảnh và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

Thông báo tạm hoãn xuất cảnh và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

Thông báo tạm hoãn xuất cảnh là gì? Thông báo tạm hoãn xuất cảnh để làm gì? Thông báo tạm hoãn xuất cảnh 2021? Hướng dẫn làm Thông báo tạm hoãn xuất cảnh? Quy định về Tạm hoãn xuất cảnh? Một số quy định của pháp luật về Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh?

Tạm hoãn xuất cảnh được hiểu đơn giản chính là việc tạm dừng, không được xuất cảnh có thời hạn đối với công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật. Trong các trường hợp bị áp dụng các biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo quy định cần thực hiện nghiêm chỉnh. Đối với các trường hợp đó các cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản Thông báo tạm hoãn xuất cảnh. Bài viết dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.

Cơ sở pháp lý:

Bộ Luật Tố Tụng Hình sự 2015

Thông tư 79/2020/TT-BCA hướng dẫn thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh

LVN Group tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

1. Thông báo tạm hoãn xuất cảnh là gì? 

Xuất cảnh là ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, qua các cửa khẩu quốc tế, qua biên giới để ra nước ngoài, vơi  Các trường hợpCông dân Việt Nam xuất cảnh phải có hộ chiếu còn thời hạn giá trị và được miễn thị thực xuất cảnh của Việt Nam và đối với Người nước ngoài xuất cảnh phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (gọi chung là hộ chiếu và phải có thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp đặc biệt được miễn thị thực theo quy định

Thông báo tạm hoãn xuất cảnh là mẫu thông báo với các nội dung về việc tạm hoãn xuất cảnh  theo quy định, đó là việc dừng, không được xuất cảnh có thời hạn đối với công dân Việt Nam.

2. Thông báo tạm hoãn xuất cảnh để làm gì?

Thông báo tạm hoãn xuất cảnh mẫu M01d là mẫu bản thông báo được lập ra để thông báo về việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong các trường hợp dừng, không được xuất cảnh có thời hạn đối với công dân Việt Nam. Mẫu thông báo nêu rõ thông tin biện pháp được áp dụng… Mẫu ban hành theo Thông tư 79/2020/TT-BCA hướng dẫn thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh

3. Thông báo tạm hoãn xuất cảnh 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….., ngày .… tháng .... năm ….....

………..(1)

Số: ……………

THÔNG BÁO

Về việc tạm hoãn xuất cảnh

Kính gửi: Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an

Căn cứ:……….(2), ……. (3) đã tạm hoãn xuất cảnh đối với:

Ông/Bà (chữ in hoa): …………Giới tính: …….

Các tên khác (nếu có): ….

Ngày tháng năm sinh: ……../………/………Nơi sinh: ……

Quốc tịch hiện nay: ………………………(4) Giấy tờ tùy thân: ………………(5)

Nơi cư trú hiện nay:…………..(6)

Nghề nghiệp: ……..Nơi làm việc: …..

Lý do: …….

Thời hạn:….(7)

Biện pháp xử lý khi phát hiện:…………(8)

Đơn vị được giao xử lý:…… Điện thoại:………….

Cán bộ được phân công xử lý:……….. Điện thoại:……………..

Đề nghị quý Cục phối hợp./.

Nơi nhận: ……………………………….(1)

…..….(9);

– Như trên;

– Lưu…..

(ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu)

4. Hướng dẫn làm Thông báo tạm hoãn xuất cảnh 

(1) Tên cơ quan thông báo tạm hoãn xuất cảnh;

(2) Trích dẫn khoản, điều, văn bản pháp luật quy định thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh;

(3) Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh;

(4) Nếu người không quốc tịch thì ghi “không”, nếu chưa xác định được quốc tịch thì ghi “không rõ”;

(5) Đối với người nước ngoài thì ghi rõ số hộ chiếu/giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam, nước cấp; đối với công dân Việt Nam thì ghi rõ số CMND/CCCD/Hộ chiếu/Giấy thông hành;

(6) Đối với người nước ngoài đang ở Việt Nam ghi địa chỉ đang tạm trú, đối với công dân Việt Nam ghi địa chỉ thường trú/tạm trú/nơi ở hiện nay;

(7) Ghi rõ thời hạn từ ngày….tháng…..năm….đến ngày….tháng….năm…;

(8) Ngoài việc ngăn chặn, nếu cần áp dụng biện pháp khác đề nghị ghi rõ yêu cầu;

(9) – Họ tên của người bị tạm hoãn xuất cảnh trừ trường hợp vì lý do an ninh, quốc phòng, phòng chống tội phạm;

– Ghi tên cơ quan, tổ chức có liên quan.

5. Quy định về Tạm hoãn xuất cảnh 

Tạm hoãn xuất cảnh được quy định tại Điều 124 BLTTHS 2015 như sau:

“Điều 124. Tạm hoãn xuất cảnh

1.Có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn:

a/ Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ;

b/ Bị can, bị cáo.”

Theo quy định này, biện pháp ngăn chặn (BPNC) tạm hoãn xuất cảnh có thể được áp dụng với hai loại đối tượng: một là bị can, bị cáo; hai là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn. Riêng với người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, để áp dụng BPNC này, cần có hai điều kiện: đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Đi sâu phân tích về điều kiện, đối tượng và thời hạn áp dụng BPNC tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố sẽ thấy các quy định của BLTTHS năm 2015 về vấn đề này còn mâu thuẫn, bất cập cụ thể như sau:

6. Một số quy định của pháp luật về Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh 

6.1. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

Do tính chất đặc thù của việc xử lý hình sự nên thời hạn tạm hoãn xuất cảnh của công dân trong một số trường hợp phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 124 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Theo đó, đói vớ thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định, khởi tố, điều tra, truy tố, và tiến hành xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù theo quy định, Ben cạnh đó thời hạn này chỉ được áp dụng đối với bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định ngưi đó bị nghthực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của pháp luật hiện hành. 

Theo quy định thì việc tạm hoãn xuất cảnh là một biện pháp ngăn chặn  trong Chương VII của BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên, Điều 109 BLTTHS năm 2015 lại xác định điều kiện, đối tượng để áp dụng biện pháp ngăn chặn đó là:

“Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn

1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.”

Theo đó  đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn đó là người bị buộc tội khi có đủ các điều kiện như khi có căn cứ chứng tỏ họ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hay sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án và trong các trường hợp để kịp thời ngăn chặn tội phạm theo quy định.

6.2. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, thời hạn này được áp dụng đối với các trường hợp sau:

– Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thhành án hình sự.

– Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối vi Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

– Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

– Ngưi nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

– Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Thông báo tạm hoãn xuất cảnh và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com