Thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự

Thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự? Kiểm tra và đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự

Pháp luật nước ta hiện nay đã có nhiều quy định tiến bộ và giải quyết được các vấn đề thực tế. Tuy nhiên, để hiểu và áp dụng đúng theo quy định thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều cá nhân, tổ chức chưa thể hiểu hết được các quy định trong lĩnh vực hình sự, đặc biệt là đối với quy định về thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự. Vậy, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
  • Bộ luật tố tụng hình sự 2015;

1. Thu thập chứng cứ

Thu thập chứng cứ được hiểu là các công việc theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

  • Để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.
  • Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.
  • Những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.
  • Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do những người quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 88 Bộ luật tố tụng cung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Trong giai đoạn tố tụng thì công việc thu thập chứng cứ là một giai đoạn của quá trình chứng minh. Việc kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ chỉ được thực hiện khi quá trình thu nhập chứng cứ được thực hiện. Đây là nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền.

Theo quy định thì cơ quan có nhiệm vụ thu thập chứng cứ chính là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án thu nhập chứng cứ bằng nhiều cách khác nhau.

+ Triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án để trực tiếp hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề đó.

+ Trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác.

+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp những tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.

  • Đối với việc thu thập chứng cứ bằng các hình thức trên cần lưu ý một số nội dung sau:

+ Thủ tục giải thích quyền và nghĩa vụ cho đối tượng bị áp dụng: Việc giải thích các quyền và nghĩa vụ cho công dân liên quan hoặc các đối tượng bị áp dụng là điều cần thiết, bởi lẽ không phải cá nhân nào cũng hiểu được hết quyền cũng như nghĩa vụ mà mình phải thực hiện đối với cơ quan nhà nước trong trường hợp này. Nhìn chung thủ tục này được thực hiện khi áp dụng trong các biện pháp như hỏi cung, lấy lời khai của người bị bắt, người làm chứng, người liên quan, người bị hại hoặc khi tiến hành đối chất, nhận dạng, khám người, khám nơi làm việc, khám chỗ ở và địa điểm.

+ Quy định về việc vụ án phải có người chứng kiến. Cụ thể trong các trường hợp sau đây:

Một, đối với biện pháp khám người, khám xét dấu vết trên thân thể bị can, nhan chứng khám nghiệm hiện trường, thực hiện điều tra, nhân dạng thì người chứng kiến là bất kỳ ai và chỉ cần một người (riêng biện pháp khám người, khám xét dấu vết trên thân thểm thì phải là người cùng giới).

Hai, đối với biện pháp chỗ ở, nơi làm việc và địa điểm đòi hỏi phải có người láng giềng, đại diện chính quyền địa phương (nơi làm việc thì đại diện chính quyền địa phương chứng kiến. Trường hợp bắng chủ nhà thì phải có hai người chứng kiến.

Ba, đối với biện pháp thu giữ thư tín, điện tín, bưu phẩm tại bưu điện thì phải có sự chứng kiến của đại diện cơ quan bưu điện…

Thứ nhất, đối với vật chứng

Việc thu thập vật chứng trong mọi trường hợp đều phải ghi cụ thể trong biên bản thu giữ các nội dung sau:

  • Tên của vật là gì (như là dao, xẻng, búa hay công cụ, phương tieenjj gây án khác) nếu là mô tô xe máy, thì phải ghi rõ biển số, màu sắc, số máy… Trường hợp vật chứng không phải là vật thông dụng, khó đặt tên, thì có thể đặt tên qua hình dạng mô tả.

Đặc điểm của vật, tùy từng loại vật mà có cách mô tả cụ thể, nhưng nhìn chung phải thể hiện được các nội dung như số lượng, trọng lượng, khối lượng, chát lượng, hình dạng kích thước, màu sắc, mùi vị, tính nguyên vẹn và trạng thái mới, cũ của vật và những dấu vết của tội phạm để lại trên vật chứng đều sẽ được thu thập không bỏ soát.

Trường hợp trên vật chứng có dấu vết thì phải mô tả dấu vết theo nội dung củng cố dấu vết đã nêu trên. Phải mô tả từng dấu vết, kích thước của dấu vết, màu sắc của dấu vết, chiều hướng của dấu vết…

Địa điểm tìm thấy vật: Địa điểm tìm thấy vật và cách thức giấu vật liên quan chặt chẽ tới giá trị chứng minh của chứng cứ, giá trị pháp lý của chứng cứ, làm nảy sinh căn cứ pháp lý để tiến hành các hoạt động tố tụng khác.

Thứ hai, đối với dấu vết, khi thu thập thì các cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải ghi rõ trong biên bản: Dấu vết thu thập được là dấu vết gì, vị trí, đặc điểm ra sao?

Về tên của dấu vết cần ghi rõ đó là dấu vết gì: Là vân tay, vết máu, vết cày, vết cạy phá, dấu chân, dấu tay,… Trường hợp khó đặt tên ngắn gọn thì mô tả cụ thể nhưng phải phản ánh được nội dung chủ yếu, cơ bản.

Về đặc điểm của dấu vết: Cần mô tả các nội dung hình dáng, kích thước, màu sắc và các đặc điểm khác của dấu vết để phục vụ tốt cho công tác giám định làm rõ nguyên nhân…

Thứ ba, đối với sự việc, khi cần ghi lại trong biên bản một sự việc cụ thể nào đó, cần phải ghi đầy đủ các nội dung sau:

Tên sự việc, thời gian xảy ra, hậu quả thiệt hại, nguyên nhân xảy ra sự việc, người biết việc.

Khi thu thập chứng cứ đối với các nguồn chứng cứ mới cần phải lưu ý:

– Phương tiện điện tử phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng và niêm phong ngay sau khi thu giữ. Việc niêm phong, mở niêm phong được tiến hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thể thu giữ phương tiện lưu trữ dữ liệu điện tử thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sao lưu dữ liệu điện tử đó vào phương tiện điện tử và bảo quản như đối với vật chứng, đồng thời yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan lưu trữ, bảo toàn nguyên vẹn dữ liệu điện tử mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã sao lưu và họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi bảo toàn dữ liệu của mình.

– Khi tiến hành thu thập, chặn thu, sao lưu dữ liệu điện tử từ các phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, hoặc ngay trên đường truyền, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tiến hành lập biên bản về sự việc thu thập dữ liệu và đưa vào hồ sơ vụ án.

– Khi nhận được quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì mọi cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử phải có trách nhiệm chuyển dữ liệu điện tử đó sang dạng có thể đọc, nghe hoặc nhìn được.

2. Kiểm tra và đánh giá chứng cứ

Hoạt động kiểm tra và đánh giá chứng cứ được pháp luật nước ta quy định cụ thể tại Điều 108 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

“Điều 108. Kiểm tra, đánh giá chứng cứ

1. Mỗi chứng cứ phải được kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định những chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự.

2. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án.”

Đây là hoạt động kiểm tra và đánh  giá thuộc nhiệm cụ của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đánh giá chứng cứ được xem hoạt động tư duy của chủ thể tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các chủ thể khác có liên quan. Việc đưa ra các chứng cứ, thu thập chứng cứ được thực hiện một cách tỉ mỉ và lâu dài, được xét trên nhiều phương diện khác nhau. Các cơ quan này có chức năng đưa ra các kết luận về tính xác thực hoặc không xác thực đối với chứng cứ, tính hợp pháp của từng loại chứng cứ, tình liên quan hay không liên quan đến vụ án. Mỗi một chứng cứ được cung cấp liên quan đến vụ án đều phải được đánh giá riêng biệt và tổng thể, trải qua thời gian nghiên cứu xem xét lâu dài. Mục đích cuối cùng của hoạt động này nhằm để Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án mới giải quyết được vụ án cần phải tiến hành đánh giá chứng cứ trên cơ sở phân tích và tổng hợp.

Việc phân tích chứng cứ không phải việc chỉ thực hiện trong thời gian ngắn mà được chia toàn bộ chứng cứ đã thu thập được về vụ án, phân tích chứng cứ này với những chứng cứ khác, chia nhỏ theo nhiều góc độ khác nhau, dựa theo các bộ phận cấu thành của nó, chọn ra trong đó các sự kiện có liên quan, mang yếu tố khắng định,.

Sau khi phân tích từng chứng cứ riêng biệt, cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành tổng hợp chứng cứ là rút ra kết luận từ các chứng cứ đã được thu thập về vụ án hình sự, từ việc xác định dựa trên tất cả các yếu tố phân tích được, mỗi một sự kiện hay tình tiết liên quan.

Nhìn chung, việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ có ý nghĩa quyết định đối với việc đưa ra cơ sở lập luận để xác định đối tượng và định khung hình phạt. Đây được xem là một trong các nhiệm vụ quan trọng nhất đối với quá trình giải quyết một vụ án.

Đánh giá chứng cứ có vai trò quan trọng đối với hoạt động tố tụng hình sự, có ý nghĩa to lớn trong việc chứng minh tội phạm, người phạm tội và giải quyết các vụ án hình sự. Đối với Hội đồng xét xử việc đánh giá, kiểm tra chứng cứ là hết sức cần thiết bởi vì mọi quá trình chứng minh và đánh giá chứng cứ trong giai đoạn khởi tố, điều tra chỉ mang tính chất sơ bộ, chưa mang giá trị pháp lý cao mà việc chứng minh và đánh giá chứng cứ trong giai đoạn xét xử mới mang yếu tố quyết định. Giai đoạn điều tra mục đích đánh giá đó chưa có tính quyết định, chủ yếu hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ nhằm sử dụng làm căn cứ để bản kết luận điều tra đề nghị Viện kiểm sát truy tố và quyết định truy bị can trước tòa. Lúc này Hội đồng xét xử mới đánh giá. tổng hợp để đưa ra kết luận về hành vi phạm tội của bị cáo. Hoạt động đánh giá chứng cứ trong giai đoạn xét xử sẽ kết thúc quá trình chứng minh trong vụ án hình sự. Dựa vào kết quả đánh giá chứng cứ, Hội đồng xét xử sẽ đưa ra được kết luận cuối cùng của vụ án xác định bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, tội gì và áp dụng hình phạt nào theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật LVN Group về thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com