Thứ tự hỏi tại phiên tòa sơ thẩm? Nguyên tắc hỏi tại phiên tòa sơ thẩm?
Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm là một giai đoạn mà bất cứ phiên tòa xét xử nào cũng phải có và diễn ra giai đoạn này để biết rõ hơn về tình tiết vụ án, hay những tình tiết vụ án mới phát sinh mà trước đó không phát hiện được. Trong giai đoạn tranh tụng này thì không thể nào không nhắc đến phần xét hỏi trong phiên tòa sơ thẩm dân sự cũng như các phiên tòa khác. Thì việc xét hỏi để thu thập thông tin, chứng cứ để người điều hành phiên Tòa dựa vào đó để nhân danh Nhà nước ta đưa ra những phán quyết về tội trạng của các đương sự có trong phiên Tòa bằng bản án, quyết định của Tòa án.
Tuy nhiên, đây là một bước rất phổ biến mà phiên Tòa nào cũng có nhưng Bộ luật Tố tụng dân sự quy định như thế nào về thứ tự hỏi và nguyên tắc hỏi tại phiên tòa dân sự sơ thẩm thì không phải ai cũng tìm hiểu hết được về nội dung này. Chính vì vậy, trong nội dung bài viết dưới đây, Luật LVN Group sẽ cung cấp tới quy bạn dọc nội dung về thứ tự hỏi tại phiên tòa dân sự sơ thẩm được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? và nguyên tắc hỏi tại phiên tòa dân sự sơ thẩm có nội dung ra sao?
LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015
1. Thứ tự hỏi tại phiên tòa sơ thẩm
Trước khi đi sâu vào để tìm hiểu về việc hỏi trong quá trình tranh tụng tại phiên Tòa sơ thẩm dân sự thì cần hiểu hơn về pháp luật định nghĩa như thế nào về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa. Theo đó thì thủ tục tranh tụng tại phiên Tòa được xác định là thủ tục đảm bảo nguyên tắc cơ bản trong tố tụng của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Từ quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì việc tranh tụng tại phiên tòa được tiến hành theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa với thời gian không hạn chế nhằm tạo điều kiện cho các bên tham gia tranh tụng. Do đó, nội dung tranh tụng bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, các quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án.
Trên cơ sở quy định tại Điều 249 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, các chủ thể có quyền tham gia vào quá trình hỏi tại phiên tòa gồm có: các thành viên của hội đồng xét xử, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự, những người tham gia tố tụng khác và kiểm sát viên nếu có. Trình tự hỏi từng người về từng vấn đề của vụ án được tiến hành theo thứ tự quy định tại Khoản 1 Điều 249 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì sau khi nghe sự trình bày của các đương sự để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, Tòa án sẽ tiến hành hỏi những người tham gia phiên tòa với thứ tự như sau:
– Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.
– Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn.
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
– Những người tham gia tố tụng khác.
– Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân.
– Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý. Khi xét hỏi, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.
Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị Chủ tọa phiên Tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản. Đồng thời Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 bổ sung cho đương sự có quyền được trực tiếp đặt câu hỏi với các đương sự và những người có quyền và lợi ích khác liên quan trong vụ án khác, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ, người làm chứng nếu được Chủ tọa đồng ý thay vì đề nghị Chủ tọa hỏi. Ý nghĩa của việc làm này để xác định toàn diện, đầy đủ, khách quan nội dung vụ án, tránh oan sai, đảm bảo xét xử đúng quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc hỏi tại phiên tòa sơ thẩm
Trên cơ sở quy định về thứ tự hỏi được nêu ra ở trên thì việc hỏi trong phiên tòa dân sự sở thẩm cũng cần phải được thực hiện dựa trên một nguyên tắc để hỏi nhất định để làm sao cho đảm bảo đúng các quy định xã hội này. Bởi lẽ đó mà việc đặt câu hỏi phải đảm bảo những nguyên tắc luật định như câu hỏi phải rõ ràng, nghiêm túc, không trùng lặp, không lợi dụng việc đặt câu hỏi để tỏ ý xúc phạm người tham gia tố tụng. Điều quan trong hơn hết trong nguyên tắc này là những câu hỏi được đặt ra bởi chủ tọa phiên Tòa, hội thẩm, Viện kiểm sát nhân dân, đương sự, người có quyền lợi liên quan, người bào chữa,… phải nhằm mục đích phục vụ tốt cho công tác xét xử.
Trên cơ sở quy định tại các điều 250, 251,252 và 253 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì việc hỏi được tiến hành riêng cho từng người, xong người này mới đến người khác. Theo như quy định tại các điều này và nguyên tắc cơ bản được nêu ra ở trên thì các câu hỏi được đặt ra phải liên quan đến vụ án và về những vấn đề đương sự, người bảo vệ của đương sự trình bày chưa rõ.
Bên cạnh đó thì đối với việc đương sự được hỏi có thể tự trả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trả lời thay, sau đó đương sự bổ sung. Mục đích của tố tụng hỏi ở phiên tòa là để xem xét, thẩm tra các tài liệu, chứng cứ của vụ án, thông qua đó làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, nhất là về những vấn đề của vụ án mà các bên đương sự còn có các ý kiến khác nhau. Các điều 250, 251, 252, 253 và 257 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định việc hỏi tại phiên tòa như sau:
+ Đối với việc hỏi nguyên đơn theo như quy định tại khoản 2 Điều 250 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì những người được hỏi như chủ tọa phiên Tòa, hội thẩm, Viện kiểm sát nhân dân, đương sự, người bào chữa,… chỉ hỏi nguyên đơn về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, nguyên đơn trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với lời trình bày của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này.
+ Đối với việc hỏi bị đơn theo như quy định tại khoản 2 Điều 251 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì những người được hỏi như chủ tọa phiên Tòa, hội thẩm, Viện kiểm sát nhân dân, đương sự, người bào chữa,… chỉ hỏi bị đơn về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, bị đơn trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với yêu cầu của nguyên đơn, ngựời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này.
+ Đối với việc hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo như quy định tại Điều 252 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì những người có quyền được hỏi chỉ hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về những vấn đề mà họ, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với yêu cầu của nguyên đơn, đề nghị của bị đơn và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này.
+ Đối với việc hỏi người làm chứng theo như quy định tại Điều 253 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì trước tiên chủ tọa phiên tòa phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với các đương sự trong vụ án; nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu cha, mẹ, người giám hộ hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi. Sau đó, chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết của vụ án mà họ biết.
Sau khi người làm chứng trình bày xong thì chỉ hỏi thêm người làm chứng về những điểm mà họ trình bày chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm. Trong trường hợp cần thiết phải bảo đảm an toàn cho người làm chứng và những người thân thích của họ, hội đồng xét xử quyết định không tiết lộ những thông tin về nhân thân của người làm chứng và không để những người trong phiên tòa nhìn thấy họ.
+ Đối với việc hỏi người giám định được quy định tại Điều 257 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì trước tiên chủ tọa phiên tòa yêu cầu người giám định trình bày kết luận của mình về vẩn đề được giao giám định. Khi trình bày, người giám định có quyền giải thích bổ sung về kết luận giám định, các căn cứ để đưa ra kết luận giám định.
Sau đó, Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án. Trong trường hợp người giám định không có mặt tại phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định. Khi có người tham gia tố tụng không đồng ý với kết luận giám định được công bố tại phiên tòa và có yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại; nếu thấy việc giám định bổ sung, giám định lại là cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung, giám định lại; trong trường hợp này hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.