Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài?
Quy định về trình tự cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài Thủ tục là những việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định , để tiến hành một công việc có tính chất chính thức Nói cách khác thủ tục là nói đến quy trình và cách thức giải quyết công việc . Trên thực tế , khi tiến hành một chuỗi các hoạt động theo thứ tự trước sau và thực hiện từng bước theo những quy định chặt chẽ , thống nhất một công việc nào đó sẽ đạt được hiệu quả nhất định ở góc độ nhà đầu tư , hoạt động đầu tư kinh doanh nói chung và đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài cần phải tuân thủ những quy định về trình tự , cách thức để thực tế hóa được mong muốn đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư bằng cách đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: “. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài”
Tổng đài LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.0191
– Cơ sở pháp lý:
+ Luật đầu tư 2020.
+ Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư.
+ Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại việt nam, đầu tư từ việt nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.
1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
– Thông qua thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài , các nhà đầu tư thực hiện được quyền lợi , nghĩa vụ của mình đồng thời tạo ra trật tự trong hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước khi tiến hành các hoạt động quản lý của mình
– Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng , bảo hiểm , chứng khoán , báo chí , phát thanh , truyền hình , viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên , Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên 5 Đối với dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư , hỗ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
– Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài
– Bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân ( Hộ chiếu , Chứng minh nhân dân , Căn cước công dân ) đối với nhà đầu tư là cá nhân , bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức ,
– Đề xuất dự án đầu tư theo quy định pháp luật , phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án ,
– Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư theo quy định – Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư , Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư 2020 ,
– Nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.
– Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tinh hợp pháp, chính xác và trung thực của tài liệu nộp trong hồ sơ và nội dung đăng ký đầu tư để thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Pháp luật Nhà đầu tư phải đăng ký thông tin đầu tư trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài đồng thời nộp 08 bộ hồ sơ (01 bộ hồ sơ gốc) đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư Sau khi kiểm tra tỉnh hợp lệ của hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư về việc hỗ sơ hợp lê đủ điều kiện hoặc phải sửa đổi bổ sung hồ sơ cho nhà đầu tư.
• Đối với các dự án thuộc điện Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư:
Kể từ ngày nhận được hỗ sơ dự án đầu tư, trong thời hạn 03 ngày làm việc. Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hỗ sơ dự án đầu tư
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo thẩm định gồm các nội dung sau đây.
+ Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài,
+ Tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
+ Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
+ Sư phù hợp của dự án với quy định tại Luật Đầu tư 2020
+ Những nội dung cơ bản của dự án hình thức đầu tư, địa điểm đầu tư, quy mô hoạt động, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án, vốn, nguồn vốn đầu tư.
+ Đánh giá mức độ rủi ro tại quốc gia đầu tư liên quan
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gồm các nội dung sau đây Nhà đầu tư thực hiện, Mục tiêu, địa điểm đầu tư, Vốn, nguồn vốn đầu tư, huy động vốn, tiến độ góp vốn và tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài, Hỗ trợ và ưu đãi đầu tư (nếu có).
Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản không chấp thuận đối với Trường hợp chủ trương đầu tư ra nước ngoài không được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và nêu rõ lý do
• Đối với các dự án thuộc diện Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ dự án đầu tư
Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập bao cao thẩm đình gồm các nội dung theo quy định của pháp luật trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập.
Chính phủ gửi hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoại đến cơ quan chủ trị thẩm tra của Quốc hội chậm nhất 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội. Hồ sơ gồm
+ Tờ trình của Chính phủ,
+ Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
+ Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước,
+ Tài liệu khác có liên quan.
Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư ra nước ngoài bao gồm các nội dung sau
+ Nhà đầu tư thực hiện dự án,
+ Mục tiêu, địa điểm đầu tư,
+Vốn, nguồn vốn đầu tư; huy động vốn, tiến độ góp vốn và tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài,
+ Hỗ trợ và ưu đãi đầu tư (nếu có)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
– Cấp giấy chúng nhận đăng lý đầu tư ra nước ngoài đối với dự án không thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài
Đối với dự án không thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư phải đăng ký thông tin đầu tư trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài, đồng thời nộp 03 bộ hồ sơ (D1 bộ hồ sơ gốc) đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ gồm:
+ Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
+ Bản sao giây chứng thực cá nhân (Hộ chiếu. Chứng minh nhân dân, thể căn cước) đối với nhà đầu tư là ca nhân, bản sao giấy chứng nhân thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức gồm một trong các giấy tờ. Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định đầu tư ra nước ngoài
+ Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư,
– Nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoan, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng. chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tỉnh hợp lệ của hỗ sơ. Trường hợp hỗ sơ không hợp lệ hoặc phải sửa đổi bổ sung nội dung, trong 05 ngày làm việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư để hoàn thiện hồ sơ
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quá thời hạn trên mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư không nhận được văn bản trả lời, thì được hiểu hồ sơ dự án đầu tư đối với những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận.
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hổ sơ.
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo từ chối cấp giày chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và nêu rõ lý do gửi nha đầu tư đối với các trường hợp hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.