Thủ tục cha nhận con mới nhất? Cách chứng minh để nhận con ngoài giá thú?

Thủ tục cha nhận con mới nhất? Cách chứng minh để nhận con ngoài giá thú?

Quan hệ nhân thân là một trong những mối quan hệ không thể tách rời đối với mỗi cá nhân từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi. Tùy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau mà đã phát sinh nhiều trường hợp cha hoặc mẹ không thể hoặc chưa được nhận quan hệ nhân thân với nhau. Vậy, thủ tục cha nhận con mới nhất? Cách chứng minh để nhận con ngoài giá thú? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

 Căn cứ pháp lý:

  • Luật Hôn nhân và gia đình ngày 19 tháng 6 năm 2014;
  • Luật Hộ tịch ngày 20 tháng 11 năm 2014;
  • Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
  • Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
  • Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 8/12/2016 của HĐND thành phố quy định về mức thu lệ phí hộ tịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

1. Thủ tục cha nhận con mới nhất

Mối quan hệ nhân thân là một trong những mối quan hệ được nhiều người quan tâm nhất, vì nó gắn liền với cuộc sống của mỗi người mà không bao giờ tách rời được. Một số trường hợp vì vài lý do nào đó, dẫn đến việc cha không được nhận con, đây là trường hợp thường hay xảy ra nhất. Và thủ tục cha nhận con là thủ tục hành chính được thực hiện để xác nhận lại mối quan hệ cha con này. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được thủ tục này thì cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về việc chứng minh được mối quan hệ nhân thân này. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với thủ tục nhận cha con là công dân nước Việt Nam

Một, hồ sơ thực hiện

1. Tờ khai đăng ký nhận cha, con theo mẫu.

2. Giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm:

– Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

– Trường hợp không có văn bản nêu trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

3. Giấy tờ phải xuất trình

– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký nhận cha, con.

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký nhận cha, con (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).

Hai, trình tự thực hiện

Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký nhận cha, con nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy tiếp nhận; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

Bước 3: Công chức Tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức Tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con, cùng các bên đăng ký nhận cha, con ký vào Sổ. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký nhận cha, mẹ, con UBND cấp xã có văn bản từ chối cấp trích lục; chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 4: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả trả kết quả cho công dân (các bên phải có mặt).

Ba, điều kiện để được thực hiện

Việc xác nhận cha con cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây, để làm cơ sở cho việc xác nhận là chính xác, có mối quan hệ cha con thật sự. Cụ thể:

  • Bên nhận và bên được nhận là cha, con đều phải đều còn sống thì mới có thể thực hiện được việc xác minh chứng thực có chung dòng máu, đồng thời còn đảm bảo về quyền lợi ích, nghĩa vụ của các bên phải thực hiện.
  • Việc nhận cha, mẹ, con không có tranh chấp. Tức là có sự đồng ý của hai bên về việc yêu cầu cơ quan nhà nước chấp thuận xác nhận mối quan hệ này. Không xảy ra tình trạng ép buộc, đe dọa hay cưỡng ép.
  • Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con. Điều kiện này nhằm tạo thuận lợi cho quá trình làm giấy khai sinh cho con và cũng mang tính nhân văn, giúp cho mối quan hệ cha con được xác lập để có được các quyền lợi, và thuận tiện cho sự phát triển của con.

Bốn, cách thức thực hiện và cơ quan có thẩm quyền

Người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con (một hoặc hai bên) nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã/phường có thẩm quyền.

Năm, thời hạn giải quyết và lệ phí

Thời hạn để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết là 03 ngày làm việc. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc.

Lệ phí nộp hồ sơ tại thành phố Đà Nẵng là 15.000 đồng.

Thứ hai, thủ tục nhận cha con có yếu tố nước ngoài

Một, điều kiện thực hiện

– Yêu cầu điều kiện:

+ Bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều còn sống;

+ Việc nhận cha, mẹ, con không có tranh chấp.

– Cơ quan thực hiện:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.

+ Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định.

+ Cơ quan phối hợp: UBND cấp xã nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con.

Hai, trình tự thủ tục thực hiện

Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện có thẩm quyền.

Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy tiếp nhận; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

Bước 3: Phòng Tư pháp nghiên cứu hồ sơ; công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở UBND cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở UBND cấp xã.

Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện ký Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con hoặc bản từ chối cấp Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con (trường hợp không đủ điều kiện đăng ký đăng ký nhận cha, mẹ, con).

Bước 4: Trả kết quả cho cá nhân (Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt, công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nhận cha, con, cùng các bên ký vào Sổ).

Ba, thành phần hồ sơ

  1. Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu.
  2. Giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm: Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con nêu trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
  3. Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp bản sao hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc xuất trình bản chính hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu nếu trực tiếp nộp hồ sơ.
  4. Xuất trình các giấy tờ sau khi nộp hồ sơ:

– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam.

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ con (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).

Bốn, cách thức thực hiện và lệ phí

Người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con (một hoặc hai bên) trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện/quận có thẩm quyền.

Lệ phí thực hiện thủ tục đăng ký nhận quan hệ cha con tại thành phố Đà Nẵng là 1.500.000 đồng.

Người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con (một hoặc hai bên) trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện có thẩm quyền.

2. Cách chứng minh để nhận con ngoài giá thú

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

– Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

– Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định trên thì các bên nhận cha, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, con theo quy định sau đây và có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

+  Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.

+ Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật.

Vì hiện nay có một số trường hợp người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan nhưng thật chất người này không có quan hệ cha con giống như cam kết, dẫn đến nhiều tình trạng cha lợi dụng con để làm những công việc nặng nhọc, hoặc đi xin tại các thành phố, thiếu điều kiện chăm sóc, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Những trường hợp như thế này chính là quy phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật LVN Group về thủ tục cha nhận con mới nhất và cách chứng minh để nhận con ngoài giá thú. Trường hợp có thắc mắc  xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com