Thủ tục đăng ký, thay đổi, hủy bỏ niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành trong nước trên các sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam

Thủ tục đăng ký, thay đổi, hủy bỏ niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành trong nước trên các sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam được quy định tại Nghị định Số 58/2012/NĐ-CP.

/Thu-tuc-dang-ky-thay-doi-huy-bo-niem-yet-chung-khoan-cua-to-chuc-phat-hanh-trong-nuoc-tren-cac-so-giao-dich-chung-khoan-tai-viet-nam/Thu-tuc-dang-ky-thay-doi-huy-bo-niem-yet-chung-khoan-cua-to-chuc-phat-hanh-trong-nuoc-tren-cac-so-giao-dich-chung-khoan-tai-viet-namThủ tục đăng ký, thay đổi, hủy bỏ niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành trong nước trên các sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam.

Nghị định Số 58/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán quy định về Thủ tục đăng ký, thay đổi, hủy bỏ niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành trong nước trên các sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam như sau:

Thủ tục đăng ký niêm yết:

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm chấp thuận hoặc từ chối đăng ký niêm yết. Trường hợp từ chối đăng ký niêm yết, Sở giao dịch chứng khoán phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Sở giao dịch chứng khoán hướng dẫn cụ thể quy trình đăng ký niêm yết chứng khoán tại Quy chế niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán.

– Thay đổi đăng ký niêm yết:

1. Tổ chức niêm yết phải làm thủ tục thay đổi đăng ký niêm yết trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức niêm yết thực hiện tách, gộp cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức hoặc cổ phiếu thưởng hoặc chào bán quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ. Trường hợp phát hành thêm cổ phiếu, tổ chức niêm yết phải thực hiện niêm yết bổ sung trong vòng 30 ngày sau khi hoàn thành đợt chào bán;

b) Tổ chức niêm yết bị tách hoặc nhận sáp nhập;

c) Các trường hợp thay đổi số lượng chứng khoán niêm yết khác trên Sở giao dịch chứng khoán.

2. Hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết nộp cho Sở giao dịch chứng khoán bao gồm:

a) Giấy đề nghị thay đổi đăng ký niêm yết, trong đó nêu rõ lý do dẫn đến việc thay đổi niêm yết và các tài liệu có liên quan;

b) Quyết định thông qua việc thay đổi niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông, thay đổi niêm yết trái phiếu của Hội đồng quản trị hoặc trái phiếu chuyển đổi của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần); thay đổi niêm yết trái phiếu của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên); thay đổi niêm yết chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán của Đại hội nhà đầu tư hoặc thay đổi niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.

3. Thủ tục thực hiện thay đổi đăng ký niêm yết thực hiện theo quy định tại Quy chế niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán.

– Huỷ bỏ niêm yết:

1. Chứng khoán bị huỷ bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán không đáp ứng được các điều kiện niêm yết quy định của Nghị định này tại Điểm a, d Khoản 1 Điều 53 hoặc Điểm a, c Khoản 1 Điều 54 đối với cổ phiếu; Điểm a, c Khoản 2 Điều 53 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 54 đối với trái phiếu doanh nghiệp; Điểm a, c Khoản 3 Điều 53 đối với chứng chỉ quỹ trong thời hạn 01 năm;

b) Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 01 năm trở lên;

c) Tổ chức niêm yết bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành;

d) Cổ phiếu không có giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 12 tháng;

đ) Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét;

e) Tổ chức niêm yết chấm dứt sự tồn tại do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể hoặc phá sản; quỹ đầu tư chứng khoán chấm dứt hoạt động;

g) Trái phiếu đến thời gian đáo hạn hoặc trái phiếu niêm yết được tổ chức phát hành mua lại toàn bộ trước thời gian đáo hạn;

h) Tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán hoặc có ý kiến không chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết;

i) Tổ chức được chấp thuận niêm yết không tiến hành các thủ tục niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày được chấp thuận niêm yết;

k) Tổ chức niêm yết vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm trong 03 năm liên tiếp;

l) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phát hiện tổ chức niêm yết giả mạo hồ sơ niêm yết hoặc hồ sơ niêm yết chứa đựng những thông tin sai lệch nghiêm trọng ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư;

m) Tổ chức niêm yết vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp mà Sở giao dịch chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

2. Chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết khi tổ chức niêm yết đề nghị hủy bỏ niêm yết.

a) Điều kiện được hủy bỏ niêm yết:

/Thu-tuc-dang-ky-thay-doi-huy-bo-niem-yet-chung-khoan-cua-to-chuc-phat-hanh-trong-nuoc-tren-cac-so-giao-dich-chung-khoan-tai-viet-nam/Thu-tuc-dang-ky-thay-doi-huy-bo-niem-yet-chung-khoan-cua-to-chuc-phat-hanh-trong-nuoc-tren-cac-so-giao-dich-chung-khoan-tai-viet-nam

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

– Tổ chức niêm yết chỉ được hủy bỏ niêm yết chứng khoán khi Quyết định của Đại hội đồng cổ đông có trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn chấp thuận hủy bỏ niêm yết;

– Tổ chức niêm yết không được đề nghị hủy bỏ niêm yết trong thời hạn 02 năm kể từ ngày đưa cổ phiếu vào niêm yết theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán.

b) Hồ sơ đề nghị hủy bỏ niêm yết bao gồm:

 – Giấy đề nghị huỷ bỏ niêm yết;

– Quyết định thông qua việc huỷ bỏ niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông, huỷ bỏ niêm yết trái phiếu của Hội đồng quản trị hoặc trái phiếu chuyển đổi của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần); huỷ bỏ niêm yết trái phiếu của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên); huỷ bỏ niêm yết chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán của Đại hội nhà đầu tư hoặc huỷ bỏ niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.

3. Tổ chức có chứng khoán bị huỷ bỏ niêm yết chỉ được đăng ký niêm yết lại sau 12 tháng kể từ khi hủy bỏ niêm yết nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 53 hoặc Điều 54 Nghị định này. Hồ sơ, thủ tục niêm yết thực hiện theo quy định tại Điều 57, Điều 58 Nghị định này.

4. Thủ tục huỷ bỏ niêm yết thực hiện theo quy định tại Quy chế về Niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com