Có con với người đã có gia đình, khai sinh cho con như thế nào? Trình tự, thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú. Con ngoài giá thú mang họ bố được không?
Tôi mới sinh em bé, tuy nhiên, cha của đứa bé lại là người đang có quan hệ hôn nhân với người khác, giờ cha của cháu muốn làm thủ tục khai sinh cho cháu thì có được không và thủ tục như thế nào? Mong LVN Group giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật dân sự 2015
Luật hộ tịch năm 2014
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
1. Quyền làm thủ tục xác nhận cha cho con:
Thứ nhất, về quyền của đứa trẻ.
Theo Khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ, đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình”.
Theo đó, đứa trẻ có quyền được hưởng sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương từ cha, mẹ. Bạn của bạn cũng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ cho đứa bé mà không bị phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân giữa bạn của bạn với mẹ của đứa bé.
Thứ hai, về quyền nhận con.
Điều 91 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
“1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.”
Như vậy, bố cháu có thể thực hiện được thủ tục nhận cha cho con và làm thủ tục khai sinh cho cháu
“1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.
Do đó cá nhân được sinh ra đều được quyền khai sinh. Trong trường hợp này của bạn, con bạn sinh ra khi bố đẻ và mẹ đẻ không có quan hệ hôn nhân với nhau. Vậy thủ tục đăng ký khai sinh cho con ở đâu? Thủ tục làm giấy khai sinh cho con như thế nào?
2. Thủ tục làm giấy khai sinh cho con khi cha là người đang có gia đình:
Theo quy định tại Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình thì Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con là:
“1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.”
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Để tiến hành thủ tục nhận cha cho con của mình bạn của bạn có thể tiến hành một trong hai giải pháp sau:
2.1. Trường hợp thỏa thuận:
Thủ tục giải quyết như sau:
Bước một: Chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Tờ khai gồm: Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định
– Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
– Căn cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP là :
“1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.”
– Bên cạnh những giấy tờ phải nộp nêu trên, khi đi đăng ký khai sinh cho con, bạn cần xuất trình Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, người thực hiện đăng ký khai sinh con ngoài giá thú nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ tiến hành đăng ký khai sinh cho con. Bên cạnh việc trực tiếp nộp hồ sơ, người có quyền đăng ký khai sinh cho con có thể thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân nơi cư trú của cha, mẹ của con.
Bước hai: trình tự thủ tục thực hiện:
Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc
Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
2.2. Trường hợp không thỏa thuận được thì nhờ Tòa án giải quyết:
Bạn của bạn sẽ gửi đơn yêu cầu xác nhận cha, con đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn của bạn hoặc đứa bé cư trú.
– Hồ sơ gửi tới tòa bao gồm đơn yêu cầu xác định cha, con; các bằng chứng chứng minh như bản xét nghiệm ADN, các thông tin về mối quan hệ giữa bạn của bạn và mẹ đứa bé, các giấy tờ khác (chứng minh nhân dân, thẻ căn cước của bạn của bạn, mẹ đứa bé; giấy tạm ứng lệ phí…).
– Tòa án sẽ căn cứ các tình tiết, chứng minh đã được cung cấp và trên cơ sở điều tra rồi đưa ra quyết định công nhận bạn của bạn là cha của đứa trẻ.
– Sau khi có quyết định của tòa án, bạn của bạn sẽ mang ra ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn của bạn hoặc đứa trẻ cư trú, họ sẽ làm thủ tục đăng ký xác nhận cha, con cho bạn của bạn. Bạn của bạn sẽ được ghi vào sổ hộ tịch và cấp giấy trích lục xác định là cha của đứa trẻ.
3. Quyền và nghĩa vụ của cha với con:
Sau khi được hoàn thiện thủ tục xác nhận cha mẹ cho con thì con của bạn cũng sẽ có đầy đủ tất cả các quyền lợi của một người con bình thường. Bao gồm các quyền nhân thân như Quyền cư trú, quyền hộ tịch, giám hộ, quyền tài sản, thừa kế….
Trong đó, quyền sống chung cùng cha mẹ được pháp luật bảo hộ cho đến khi con thành niên Theo Luật Hôn Nhân Gia Đình năm 2014,
“Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con
1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.”
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
…
Hơn nữa, nghĩa vụ cấp dưỡng khi không sống chung với con được pháp luật quy định cho đến khi con trưởng thành. Quy định cụ thể tại Điều 118
“Khi người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình”.