Thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng

Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng là gì? Thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng?

Thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng là một trong những cách thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng mà pháp luật đã quy định. Ở mỗi điều kiện, mỗi trường hợp khác nhau thì sẽ áp dụng những cách thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng khác nhau sao cho phù hợp và đạt được hiệu quả cao nhất. Do đó mà ở mỗi một cách thức khác nhau sẽ có những thủ tục tiến hành khác nhau. Vậy thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng được diễn ra như thế nào và được quy định ra sao? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng”.

LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191

– Cơ sở pháp lý: Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

1. Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng là gì?

– Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng là hoạt động do những người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng thực hiện, và đây cũng là nghĩa vụ của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật. Đây là một trong những thủ tục vô cùng quan trọng và không thể thiếu bởi đây là thủ tục được diễn ra trước khi tiến hành những giai đoạn tiếp theo của quá trình tố tụng.

– Theo đó: Trình tự, thủ tục tiến hành cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng thông thường sẽ được tiến hành như sau:

+ Bước 1: Chuyển giao văn bản tố tụng: Những văn bản tố tụng thuộc danh sách được cấp, tống đạt, thông báo phải do người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng phải trực tiếp chuyển giao cho người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng có liên quan theo quy định của pháp luật.

+ Bước 2: Ký và nhận văn bản tố tụng: Sau khi người thực hiện cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng gửi văn bản đến cho những người được cấp theo quy định thì những người được cấp, tống đạt, thông báo phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận văn bản tố tụng về việc đã nhận, đã được thông báo về văn bản tố tụng đó.

 * Lưu ý:

– Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.

– Khi tiến hành cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng thông qua dịch vụ bưu chính thì phải bằng thư bảo đảm và có xác nhận của người nhận văn bản tố tụng. Sau khi văn bản có xác nhận của người nhận văn bản phải được chuyển lại cho Tòa án.

– Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ xác nhận đã nhận được văn bản tố tụng do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.

– Những chủ thể được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng: đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và pháp luật có liên quan.

– Những văn bản tố tụng được cấp, tống đạt, thông báo trong quá trình tiến hành cấp, tống đạt, thông báo là: thông báo, giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời trong tố tụng dân sự, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát; các văn bản của cơ quan thi hành án dân sự, các văn bản tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

– Người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng: pháp luật quy định những chủ thể sau tiến hành thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, đó là:

(1) Người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng được giao nhiệm vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng. Theo đó, pháp luật quy định những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.. Trong một số trường hợp thì người thực hiện cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng có thể do  đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định của pháp luật.

(2) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Tòa án có yêu cầu. Trong một số trường hợp, trong quá trình giải quyết cơ quan Toà án phối hợp, làm việc với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự ( đương sự, người phiên dịch, người làm chứng, người giám định, người đại diện của đương sự, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan….) cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc thì người thực hiện tiến hành cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng có thể là Ủy ban nhân dân cấp xã.

(3)   Nhân viên tổ chức dịch vụ bưu chính.

(4)  Người có chức năng tống đạt.

(5)  Những người khác mà pháp luật có quy định.

– Ý nghĩa của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng: việc cấp, tống đạt, thông báo các văn bản tố tụng có vai trò vô cùng trong quá trình tiến hành tố tụng. Về bản chất, những văn bản tố tụng sẽ do cơ quan tiến hành tiến hành tố tụng ban hành và những văn bản này sẽ cần phải được đưa đến những người có liên quan đến vụ án như: đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan…. được biết để những chủ thể này nắm rõ được quá trình tiến hành tố tụng đang ở giai đoạn nào, trong quá trình giải quyết của cơ quan có thẩm quyền có nêu rõ và đầy đủ những căn cứ hay không và những thông báo, những quyết định của cơ quan có thẩm quyền ban hành có hợp lý, có căn cứ hay không… để từ đó sẽ tiến hành những giai đoạn tiếp theo trong quá trình tố tụng.

2. Thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng là một trong những cách thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng mà pháp luật đã quy định. Tuy nhiên có thể thấy cách thức niêm yết công khai văn bản tố tụng và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng có hiệu quả không quá cao đối những cách thức còn lại. Theo đó, các  phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được quy định đó là:

+ Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được ủy quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo. Để đảm bảo thuận tiện cho việc cấp, tống đạt, thông báo các văn bản tố tụng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ vào dựa những tiêu chí về khoảng cách địa lý hoặc những tiêu chí khác để áp dụng các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho hợp lý. Ví dụ: đối với những chủ thể trong danh sách được cấp, tống đạt, thông báo các văn bản tố tụng mà ở gần hoặc có mặt trực tiếp thì sẽ tiến hành cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp; nếu ở xa thì có thể gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được ủy quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo.

+  Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Đối với phương thức cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử thì ngày càng được áp dụng rộng rãi hơn, tuy nhiên khi áp dụng phương thức cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác thì phải được tiến hành theo đúng và phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử như:  về nguyên tắc giao dịch điện tử, điều kiện thực hiện giao dịch điện tử,…

+ Niêm yết công khai các văn bản tố tụng hoặc phương thức thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, đối với hai phương thức này thì sẽ chỉ cần niêm yết, hoặc thông báo về nội dung của các văn bản tố tụng đó mà không cần phải thực hiện tiến hành đi cấp, tống đạt các văn bản tố tụng đó. Việc niêm yết công khai các văn bản tố tụng và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ được áp dụng nếu như có căn cứ về việc niêm yết công khai không bảo đảm cho người được cấp, tống đạt, thông báo nhận được thông tin về văn bản cần được cấp, tống đạt, thông báo.

+ Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương thức khác theo quy định tại Chương XXXVIII của Bộ luật tố tụng dân sự 2015( Các phương thức tống đạt, thông báo các văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài).

– Các trường hợp áp dụng thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng:

+ Trường hợp 1: Khi pháp luật có quy định hoặc có căn cứ xác định là việc niêm yết công khai không bảo đảm cho người được cấp, tống đạt, thông báo nhận được thông tin về văn bản cần được cấp, tống đạt, thông báo. Trong trường hợp này, việc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng( như loa, đài phát thanh, báo giấy, báo mạng, …) sẽ làm cho khả năng người cần được cấp, tống đạt, thông báo sẽ nhận được thông tin về văn bản cần được cấp, tống đạt, thông báo.

+ Trường hợp 2: Nếu có yêu cầu của các đương sự khác. Khi các đương sự khác có yêu cầu đối với cơ quan có thẩm quyền về việc thông báo văn bản tố tụng trên phương tiện thông tin đại chúng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét và sẽ áp dụng thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Khi đó, lệ phí thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng do đương sự có yêu cầu thông báo chịu.

– Cách thức thông báo văn bản tố tụng trên phương tiện thông tin đại chúng: theo quy định của pháp luật thì thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng phải được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Theo đó, văn bản tố tụng được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của Trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com