Thương mại là gì? Đặc điểm và các đặc trưng của thương mại?

Khái niệm thương mại là gì? Đặc điểm của thương mại? Các đặc trưng của thương mại theo quy định của Luật thương mại 2005?

Thương mại là một hoạt động diễn ra thường xuyên trong đời sống thực tế. Gắn bó chặt chẽ với hoạt động trao đổi, mua bán của con người. Tuy nhiên với nhiều người thuật ngữ này lại có phần xa lạ và trừu tượng. Việc hiểu đúng và đủ các quy định gắn với thực tế cuộc sống sẽ giúp chúng ta trong vận dụng pháp luật. Cũng như bảo đảm quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào pháp luật Thương mại. Vậy theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành, Thương mại là gì? Đặc điểm và các đặc trưng của thương mại?

Thương mại là một hoạt động trong kinh doanh. Thương mại và hoạt động thương mại được quy định cụ thể trong Luật Thương Mại năm 2005 và các văn bản có giá trị khác liên quan. Vậy thương mại được hiểu là hoạt động như thế nào? Đặc điểm và các đặc trưng của thương mại là gì?

LVN Group tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

Căn cứ pháp luật: Luật Thương mại năm 2005.

1. Thương mại là gì?

Trong đời sống, mọi người đều tham gia vào các quan hệ về trao đổi và buôn bán đơn thuần. Cùng  với những tính chất đó, hoạt động thương mại ra đời. Chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại được gọi là thương nhân. Về cơ bản, có thể xem thương mại là yếu tố trao đổi mua bán hàng hóa. Yếu tố lợi nhuận được coi là một trong những mục đích thương nhân hướng đến. Một hoạt động được xem là tham gia vào hoạt động thương mại khi thương nhân thực hiện hành vi nhiều lần, lặp đi lặp lại và trở thành nghề nghiệp của họ. Hoạt động đó là hoạt động sinh lời. Giúp họ kiếm ra tiền và tạo ra giá trị nghề nghiệp, giá trị cho sản phẩm của họ.

Theo định nghĩa được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật thương mại năm 2015,

“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

Như vậy, thương mại là một hoạt động trong kinh doanh. Bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên thị trường. Hoạt động này có sự tham gia của các chủ thể khác nhau. Cùng thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại như mua bán, cung cấp dịch vụ, đầu tư. Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại hoặc các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lời khác.

– Mua bán

Cơ bản được hiểu là hành vi trao đổi hàng hóa và được định giá bằng tiền. Hàng hóa tham gia vào quá trình mua bán hay trao đổi là vật hữu hình. Chúng đem lại giá trị về vật chất hay tinh thần cho người mua hoặc người sử dụng.

– Cung cấp dịch vụ

Là việc tạo ra giá trị cho hình thức dịch vụ được cung cấp. Người bán phải đầu tư máy móc, phương tiện, có trình độ chuyên môn, có chứng chỉ hành nghề (như trong ngành dịch vụ thẩm mỹ, …). Hay tạo ra giá trị về mặt trải nghiệm và tinh thần cho khách hàng (như trong dịch vụ trò chơi trong các khu vui chơi, giải trí,…).

– Đầu tư

Là khái niệm không còn xa lạ với nhiều người. Hình thức này được hiểu dưới mức độ nhất định. Hiện nay có khá nhiều người quan tâm đến hình thức đầu tư thương mại. Nhiều người cũng đang tham gia vào quá trình đầu tư này. Các hình thức đầu tư phổ biến hiện nay như góp vốn, mua cổ phần, cổ phiếu,… vào các công ty. Họ thực hiện hình thức góp vốn nhưng cần hoặc không cần quyền quản lý, quyết định trong hoạt động của công ty. Mục đích chính của các nhà đầu tư này là tìm kiếm các lợi nhuận phát sinh trong quá trình đầu tư. Tức là mục đích hướng đến là mục đích sinh lời.

– Xúc tiến thương mại

Là khái niệm trừu tượng đối với nhiều người. Tuy nhiên về bản chất, đây là hoạt động xây dựng các chương trình giảm giá, dùng thử sản phẩm hay dịch vụ. Nổi bật nhất là hoạt động quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trên các phương tiện truyền thông, phương tiện công cộng. Mục đích là thúc đẩy tính hữu dụng và giá trị của sản phẩm đến với khách hàng. Những ghi nhớ, quan sát được hình thành với sản phẩm. Khiến khách hàng tìm kiếm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hàng hóa trong thực tế. Việc quảng bá sâu rộng và ăn sâu vào tiềm thức khách hàng. Sức mua các sản phẩm tăng giúp thương nhân có được nhiều lợi ích hơn. Lợi ích thực tế được quy đổi và đánh giá bằng lợi nhuận sinh ra.

Hoạt động thương mại được diễn ra nhằm những vai trò chủ yếu như:

– Hoạt động thương mại giúp điều tiết quá trình sản xuất. Bởi vì mọi sản phẩm được tạo ra từ hoạt động sản xuất đều sẽ được trao đổi, buôn bán trên thị trường. Với những hàng hóa và dịch vụ được sử dụng nhiều thúc đẩy thương nhân sản xuất, phát triển để kịp thời cung ứng cho thị trường và ngược lại.

– Thương mại phát triển tạo điều kiện cho quá trình trao đổi ngày càng được mở rộng, nhu cầu tăng cao và có sự so sánh về chất lượng sản phẩm trên thị trường. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của quá trình sản xuất hàng hóa mạnh hơn và đa dạng hơn. Khi hoat động thương mại có tiềm năng và nhiều thuận lợi phát triển sẽ kéo theo nhu cầu về sức mua, sức sử dụng dịch vụ tăng cao. Cầu tăng kéo theo cung tăng và thúc đẩy quá trình sản suất cũng như chất lượng hàng hóa.

– Ngoài ra hoạt động thương mại còn có vai trò quan trọng trong việc định hướng tiêu dùng. Trên thực tế vai trò này được nhận biết rõ nhất với các sản phẩm, dịch vụ được nhiều người ưa chuộng. Hay được quảng các, giới thiệu bởi người nổi tiếng tạo nên uy tín và thương hiệu. Qua đây nó có thể tạo ra các tập quán tiêu dùng mới hay những thương hiệu được người dùng ưa chuộng trên thị trường.

2. Đặc điểm của thương mại:

Thứ nhất

Thương mại là hoạt động kinh doanh, buôn bán hay sử dụng dịch vụ. Hoạt động này diễn ra thường xuyên và liên tục trong đời sống. Đối tượng hướng đến cuối cùng trong chuỗi các hoạt động thương mại là tìm đến khách hàng. Họ sử dụng hàng hóa và dịch vụ, trả một lợi ích xứng đáng cho thương nhân. Trong quan hệ thương mại thông thường luôn có sự tham gia của các bên thương nhân với nhau. Hoặc có ít nhất một bên là thương nhân. Các thương nhân này tham gia vào hoạt động thương mại với các phương thức và cách thức khác nhau. Nhưng mục đích chung hướng đến của họ là vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Thứ hai

Nội dung của hoạt động thương mại hướng đến hai nhóm hoạt động cơ bản. Đó là mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Do đó ta còn có thể gọi đây là hoạt động thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Bên cạnh đó, những hoạt động khác cũng đang được khai thác phát triển trong thời gian gần đây. Như các hoạt động về xúc tiến thương mại hay hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Thứ ba

Hoạt động thương mại ngày càng có chiều hướng phát triển đa dạng và quy mô hơn. Điều này cho thấy các thương nhân đã có sự đầu tư nghiêm túc cho hình thức hoạt động này. Thương mại tham gia vào mọi hoạt động của đời sống và khẳng định tầm quan trọng. Đóng góp nền kinh tế phát triển, định hướng đất nước với các loại hình kinh doanh hiện đại.

3. Các đặc trưng của thương mại:

Đặc trưng là những đặc điểm nhận biết, giúp phân biệt thương mại với các hoạt động khác. Làm nên những tính chất riêng biệt cho hoạt động thương mại. Như vậy, có thể thấy:

– Thương mại tham gia vào nhiều mặt của đời sống.

Cơ bản nhất là hoạt động mua bán hàng hóa. Cho đến các hoạt động cần trình độ chuyên môn hay kinh nghiệm. Như cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại. Thương mại sinh ra khi nhu cầu trao đổi, mua bán có sự chênh lệch về giá trị. Lúc này, lợi ích được đặt ra và mang đến ưu thế cho người bán. Dần dần, có sự phân định rõ ràng về thương mại so với các hoạt động mua bán thông thường.

– Mục đích của thương mại

Đạt được khi các sản phẩm về hàng hóa và dịch vụ của thương nhân đến gần với nhiều đối tượng khách hàng, phục vụ cho nhiều tầng lớp. Càng tiến gần đến giá trị này, lợi ích mà thương nhân nhận được thông qua hoạt động thương mại càng lớn. Ngày nay, hầu hết các hoạt động đều có sự nhận định và so sánh về mặt giá trị và mặt lợi ích. Càng làm nổi bật hoạt động thương mại với những đặc trưng của nó.

–  Nhận biết hoạt động thương mại đang được thực hiện

Yếu tố giúp nhận biết là xét về mục đích cuối cùng của hoạt động. Bằng cách này hay cách khác, thương nhân luôn tạo ra giá trị cho hàng hóa, dịch vụ của mình để thúc đẩy thương mại phát triển. Nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là sinh lợi. Gọi chung là các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi.

Như vậy, dựa vào đặc điểm và các đặc trưng của thương mại mà hoạt động này ngày càng phát triển và đa dạng với các hình thức khác nhau. Đem lại cho khách hàng cả những phong phú trong lựa chọn loại sản phẩm thương mại và thương nhân uy tín để sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động đời sống và sinh hoạt của mình.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com