Quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới? Chấm dứt tư cách thành viên?
Sở giao dịch hàng hóa theo quy định của Luật thương mại bao gồm thành viên môi giới và các thành viên khác. Vậy thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá có quyền và nghĩa vụ ra sao được luật thương mại và các văn bản liên quan quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ đi vào tìm hiểu các vấn đề liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
– Luật Thương mại 2005;
– Nghị định 158/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
1. Quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới?
Điều 19 nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định điều kiện trở thành thành viên môi giới của Sở giao dịch hàng hóa tương tự như thành viên kinh doanh. Điểm khác biệt duy nhất trong điều kiện trở thành thành viên của thành viên môi giới và thành viên kinh doanh là vốn pháp định. Vốn pháp định đối với thành viên môi giới là 5 tỷ đồng trở lên. Mức giới hạn tối thiểu về vốn pháp định này nhỏ hơn nhiều so với quy định của thành viên kinh doanh. Quy định về mức vốn pháp định này là hợp lý bởi thành viên môi giới là tổ chức chuyên hoạt động môi giới, kết nối khách hàng với thành viên kinh doanh của Sở giao dịch. Thành viên môi giới chi phải chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của chủ thể mà mình môi giới mà không phải chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của khách hàng. Do đó mức vốn pháp định tối thiểu này là hợp lý để đảm bảo cho trách nhiệm của thành viên môi giới.
Bên cạnh các điều kiện của pháp luật, thành viên kinh doanh và thành viên môi giới phải thoả mãn các điều kiện (nếu có) do từng Sở giao dịch hàng hóa quy định.
Pháp luật Việt Nam chi chấp nhận thành viên của Sở giao dịch hàng hóa là pháp nhân. Trong khi một số nước trên thế giới như Mỹ, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,…cho phép thành viên của Sở giao dịch hàng hóa có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Mặc dù quy định này của Việt Nam đã hạn chế nhóm đối tượng thương nhân là cá nhân muốn tham gia vào hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa song đây là quy định phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay. Tiềm lực tài chính của các thương nhân ở Việt Nam chưa thực sự đủ mạnh và minh bạch để có thể một mình tham gia vào hoạt động đầy rủi ro này. Để tăng uy tín và khả năng đảm bảo hoạt động cho các thành viên cũng như chính hoạt động của Sở giao dịch và toàn thị trường thì quy định thành viên Sở giao dịch là pháp nhân là hợp lý đối với Việt Nam.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ chung của thành viên Sở giao dịch đối với Sở giao dịch tương tự thành viên kinh doanh thì thành viên môi giới còn có các quyền và nghĩa vụ riêng xuất phát từ vai trò môi giới của họ.
Quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới không được quy định cụ thể tại Nghị định 158/2006 mà được dẫn chiếu đến mại. Nghị định 158/2006 chỉ quy định “chi các thành viên môi giới mới được thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (khoản 3 Điều 17). Như vậy quyển và nghĩa vụ của thành viên môi giới tuân theo quy định tại Điều 69, Điều 70 về quyền và nghĩa vụ của thương nhân môi giới tại Sở giao dịch hàng hóa, các Điều từ 150 đến Điều 154 về môi giới thương mại trong Luật thương mại 2005; và điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa.
Thành viên môi giới thực hiện hoạt động môi giới để được hưởng thù lao môi giới. Thành viên môi giới được hưởng thù lao khi việc kết nối thành công tức khách hàng và thành viên kinh doanh ký kết hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.
Theo quy định của Luật Thương mại, một trong các nghĩa vụ của bên môi giới thương mại đó là không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới (khoản 4 Điều 151). Như vậy, thành viên môi giới không được là một bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Quy định này không chỉ thể hiện sự thống nhất trong các quy định của pháp luật mà còn nhằm mục đích ngăn chặn việc thương nhân môi giới là bên trung gian có điều kiện trục lợi, xâm phạm đến lợi ích của các bên trong quan hệ mua bản qua Sở giao dịch hàng hóa. Song cũng chính quy định này khiến cho chức năng, vai trò của thành viên môi giới theo quy định của pháp luật Việt Nam khác biệt với pháp luật nước ngoài.
Ngoài ra theo quy định chung về hoạt động môi giới thương mại, trong quá trình môi giới, người môi giới phải chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên tham gia giao dịch mà họ dự định chấp nổi. Người môi giới không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của những người mà họ môi giới.
Để đảm bảo cho hoạt động môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được hiệu quả, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, Điều 70 Luật thương mại còn quy định các hành vi bị cấm đối với thành viên môi giới. Các hành vi bị cấm chủ yếu tập trung vào các hành vi lôi kéo, lừa dối khách hàng hoặc bất hợp tác với khách hàng.
Có thể thấy vai trò của thành viên môi giới được pháp luật quy định không rõ ràng. Người môi giới đảm nhận vai trò kết nối người bán và người mua, tuy nhiên đối với mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa nguyên tắc giao dịch là khớp lệnh và thực hiện qua trung gian nên việc kết nối người bán và người mua của thành viên môi giới là không có ý nghĩa. Đối với trường hợp kết nối khách hàng với thành viên giao dịch hàng hoá thì khách hàng lại có thể trực tiếp yêu cầu thành viên kinh doanh nhận lệnh mua bán và chuyển lệnh lên sàn giao dịch mà không cần người môi giới. Với những quy định như vậy thành viên như môi giới bảo hiểm, môi giới hàng hải đều có các quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, Bộ luật hàng hải 2005,…Vì vậy với hoạt động thương mại đặc thù như mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch thì hoạt động môi giới trong lĩnh vực này cũng cần được quy định rõ ràng hơn.
Nếu như các nhà môi giới (broker) tại các Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khách hàng tham gia giao dịch, kết nối khách hàng với thành viên của Sở giao dịch hàng hóa [21] thì vai trò kết nối của thành viên môi giới ở Việt Nam rất nhạt nhÒA và không có điều kiện để thực hiện hiệu quả khi mả khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận thành viên kinh doanh tại Sở giao dịch hàng hóa. Những hạn chế trong hoạt động của thành viên mỗi giới hiện nay cần được xem xét và sửa đổi sao cho phù hợp. Nếu như vẫn còn giữ cơ cấu thành viên của Sở giao dịch hàng hóa như hiện nay, cần có những quy định thể hiện rõ vai trò của thành viên môi giới hơn nữa.
Qua phân tích có thể thấy, để đảm nhận chức năng, vai trò hoạt động của người môi giới (broker) trên các Sở giao dịch hàng hóa quốc tế thì theo quy định của Việt Nam phải cần đến hai chủ thể độc lập thực hiện. Điều này là không cần thiết, thiếu sự tương đồng với quy định của thế giới, gây nhiều rắc rối cho các chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch tại Việt Nam.
2. Chấm dứt tư cách thành viên?
Trong quan hệ với khách hàng, thành viên kinh doanh và thành viên môi giới là một bên chủ thể của hợp đồng cung cấp dịch vụ trung gian thương mại. Vì vậy việc chấm dứt tư cách chủ thể và giải quyết hậu quả của chấm dứt tư cách chủ thể tuân theo quy định pháp luật về hợp đồng.
Là bên cung cấp dịch vụ uỷ thác mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, thành viên kinh doanh chấm dứt tư cách chủ thể sau khi đã hoàn thành dịch vụ hoặc sau thời hạn mà hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng.
phạm vi môi giới của thành viên môi giới có thể là một lần hoặc thường xuyên. Theo đó tư cách chủ thể trong quan hệ môi giới thương mại của thành viên kinh doanh có thể kết thúc sau khi một nghiệp vụ môi giới hoàn thành hoặc kết thúc theo thời hạn đã thỏa thuận.
Trong quan hệ với Sở giao dịch hàng hóa, việc chấm dứt tư cách thành viên của Sở giao dịch được quy định tại Điều 24 nghị định 158/2006/NĐ-CP. Thành viên của Sở giao dịch chấm dứt tư cách thành viên khi: không đáp ứng đủ các điều kiện trở thành thành viên; tổ chức thành viên giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật; tự đề nghị chấm dứt tư cách thành viên với Sở giao dịch hàng hóa; có hành vi vi phạm mà pháp luật hay Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa quy định là điều kiện chấm dứt tư cách thành viên. Khi không đủ điều kiện thành viên mà thương nhân vẫn được Sở giao dịch hàng hóa chấp nhận thi thành viên đó có thể bị đình chỉ tư cách thành viên bởi Bộ Công thương và lúc này Sở giao dịch hàng hóa phải chịu trách nhiệm về các hậu quả từ việc đình chỉ này (khoản 4 Điều 18 Nghị định 158/2006/NĐ-CP).
Khi chấm dứt thành viên, các thành viên vẫn phải phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 158/2006 nhằm khắc phục những hậu quả của việc chấm dứt tư cách thành viên có thể ảnh hưởng đến các chủ thể liên quan.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật LVN Group với nội dung quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới, chấm dứt tư cách thành viên môi giới cũng như các quy định khác liên quan đến thành viên môi giới của sở giao dịch hàng hóa.