Trong lĩnh vực xây dựng, pháp luật cũng có quy định về tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài; tiêu chuẩn cơ sở về khảo sát xây dựng. Vậy tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được quy định như thế nào? Và có những loại hình khảo sát xây dựng nào?
1. Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng:
Tại Điều 8 Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định về tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài; tiêu chuẩn cơ sở; vật liệu và công nghê trong hoạt động xây dựng, theo đó, quy định này được áp dụng đối với việc lựa chọn, áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn cơ sở phải tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng 2014 và quy định của pháp luật khác có liên quan. Đối với những trường hợp áp dụng những tiêu chuẩn nước ngoài như:
+ Trường hợp 1: Trong thuyết minh thiết kế xây dựng hoặc chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) thì phải có đánh giá về tính tương thích, đồng bộ và sự tuân thủ với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
+ Trường hợp 2: trường hợp áp dụng những tiêu chuẩn nước ngoài đối với ưu tiên sử dụng các tiêu chuẩn nước ngoài đã được thừa nhận và áp dụng rộng rãi.
– Điều kiện về những trường hợp áp dụng tiêu chuẩn cơ sở đối với trường hợp áp dụng những tiêu chuẩn nước ngoài:
+ Điều 1: Khi áp dụng tiêu chuẩn cơ sở thì phải có thuyết minh về sự tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tính tương thích, đồng bộ với các tiêu chuẩn có liên quan theo quy định của pháp luật.
+ Điều 2: Đối với việc công bố các tiêu chuẩn cơ sở phải tuân thủ chặt chẽ các quy định, quy trình được quy định tại các pháp luật khác có liên quan.
– Điều kiện về việc sử dụng vật liệu, công nghệ: pháp luật quy định về việc sử dụng vật liệu, công nghệ mới lần đầu được áp dụng phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tương thích với các tiêu chuẩn có liên quan, bên cạnh đó việc sử dụng vật liệu, công nghệ phải đảm bảo tính khả thi, sự bền vững, an toàn và hiệu quả theo quy định của pháp luật.
2. Loại hình khảo sát xây dựng:
Tại Điều 25 Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định về trình tự thực hiện khảo sát xây dựng, theo đó trình tự thực hiện khảo sát xây dựng được thực hiện theo bốn bước sau:
– Bước 1: Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
– Bước 2: Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
– Bước 3: Thực hiện khảo sát xây dựng.
– Bước 4: Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng.
– Các loại hình chính của khảo sát xây dựng: theo quy định của pháp luật thì có những loại hình của khảo sát xây dựng được chia thành hai loại hình khảo sát xây dựng. Theo đó:
+ Loại hình thứ nhất: loại hình khảo sát phục vụ công tác lựa chọn địa điểm: Đối với loại hình này thì sẽ tiến hành khảo sát phục vụ lựa chọn địa điểm được tiến hành trong trường hợp điều kiện địa chất công trình là yếu tố chủ yếu quyết định việc lựa chọn địa điểm xây dựng công trình. Loại hình khảo sát phục vụ lựa chọn địa điểm được thực hiện ở tất cả các phương án xem xét tại khu vực hoặc tuyến dự kiến xây dựng công trình, trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 hoặc 1:5000 hoặc 1:10000 hoặc 1:25000 hoặc nhỏ hơn tuỳ thuộc vào diện tích khu vực khảo sát theo quy định. Bên cạnh đó, pháp luật quy định về thành phần công tác khảo sát phục vụ lựa chọn địa điểm bao gồm những thành phần như sau:
(1) Thành phần về thu thập, phân tích và hệ thống hoá tài liệu khảo sát hiện có của khu vực, địa điểm xây dựng.
(2) Thành phần về thị sát địa chất công trình (khảo sát khái quát).
(3) Thành phần về đo vẽ địa chất công trình: chỉ thực hiện khi cần thiết tuỳ thuộc vào diện tích, điều kiện địa chất công trình khu vực khảo sát và đặc điểm công trình xây dựng. Khối lượng, nội dung đo vẽ phải được lựa chọn phù hợp với tỷ lệ bản đồ đo vẽ.
(4) Thành phần về thăm dò địa chất công trình, địa chất thuỷ văn: chỉ thực hiện với khối lượng hạn chế trong trường hợp không có hoặc thiếu các tài liệu thăm dò hoặc tại những khu vực có điều kiện địa chất công trình bất lợi.
(5) Thành phần về thăm dò địa vật lý (nếu cần).
Theo đó, báo cáo kết quả khảo sát cần phân tích, đánh giá số liệu ở tất cả các phương án xem xét để đảm bảo lựa chọn vị trí thích hợp xây dựng công trình, xác định hợp lý vị trí các công trình đầu mối trên tuyến và đề xuất các công việc, phương pháp khảo sát cho bước thiết kế tiếp theo.
+ Loại hình thứ hai: loại hình khảo sát phục vụ các bước thiết kế công trình: Đối với loại hình khảo sát phục vụ các bước thiết kế công trình thì sẽ bao gồm những thành phần công tác bà khối lượng khảo sát. Theo đó, về thành phần công tác và khối lượng khảo sát được xác định tuỳ thuộc vào bước thiết kế, đặc điểm của công trình xây dựng cũng như thành phần công tác và khối lượng khảo sát phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát, mức độ phức tạp về điều kiện địa chất công trình, tài liệu khảo sát hiện có. Tuy nhiên, loại hình khảo sát phục vụ các bước thiết kế công trình phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện nhưng phải đảm bảo khảo sát hết tầng đất đá trong phạm vi ảnh hưởng của tải trọng công trình. Bên cạnh đó, loại hình khảo sát phục vụ các bước thiết kế công trình đáp ứng điều kiện và phù hợp với tọa độ, cao độ các điểm thăm dò có thể giả định nhưng phải đảm bảo đo nối được với hệ thống tọa độ, cao độ của công trình hoặc của quốc gia khi cần thiết.
– Về thành phần công tác khảo sát phục vụ các bước thiết kế: thành phần công tác khảo sát phục vụ các bước thiết kế bao gồm: (1) Thu thập, phân tích và đánh giá tài liệu khảo sát hiện có của khu vực xây dựng; đánh giá hiện trạng các công trình xây dựng liền kề có ảnh hưởng đến các công trình thuộc dự án, (2) Thăm dò địa vật lý (nếu cần), (3) Đo vẽ địa chất công trình, (4) Thăm dò địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, (4) Nghiên cứu đặc điểm kiến tạo (nếu cần), (5) Khảo sát khí tượng – thuỷ văn (nếu cần), (6) Thí nghiệm mẫu đất đá, mẫu nước trong phòng thí nghiệm, (6) Quan trắc địa kỹ thuật.
– Pháp luật quy định về nhiệm vụ khảo sát xây dựng, theo đó, nhiệm vụ khảo sát xây dựng được lập cho công tác khảo sát phục vụ việc lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình hoặc phục vụ các công tác khảo sát khác có liên quan đến hoạt động xây dựng. Bên cạnh đó, nhà thầu thiết kế lập về nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo thẩm quyền của nhà thầu. Đặc biệt, trong trường hợp mà chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế hoặc trong các trường hợp khảo sát khác, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền lập dự án PPP được thuê tổ chức, cá nhân hoặc giao tổ chức, cá nhân trực thuộc có đủ điều kiện năng lực lập, thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo quy định của pháp luật.
– Nhà thầu khảo sát xây dựng thông qua việc trực tiếp ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng hoặc giao cho nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp nhà thầu tư vấn thiết kế thực hiện cả công tác khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng, đây là nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư theo thẩm quyền của chủ đầu tư trong quá trình làm việc.
– Pháp luật cũng quy định về các nội dung của nhiệm vụ khảo sát xây dựng: theo đó, nhiệm vụ xây dựng khảo sát bao gồm năm nội dung như sau: (1) Mục đích khảo sát xây dựng; (2) Phạm vi khảo sát xây dựng, (3) Yêu cầu về việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng; (4) Sơ bộ khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng, dự toán khảo sát xây dựng (nếu có); (5)Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng.
– Trong những trường hợp đặc biệt khác thì nhiệm vụ khảo sát xây dựng sẽ được bổ sung thêm, theo đó: Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế hoặc khi có thay đổi nhiệm vụ thiết kế cần phải bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng. Trong từng quá trình thì sẽ có những nhiệm vụ khác nhau, ví dụ trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế và trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố địa chất khác thường, không đáp ứng được nhiệm vụ khảo sát đã được chủ đầu tư hoặc tư vấn thiết kế phê duyệt có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, biện pháp thi công xây dựng công trình. Ở mỗi giai đoạn, mỗi quá trình thì sẽ đảm nhiệm một hoặc một số nhiệm vụ nhằm bảo đảm cho quá trình đó được hoàn thành cũng như được thực hiện để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh.
– Cơ sở pháp lý:
+ Luật xây dựng 2014.
+ Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.