Quy định về xét xử phúc thẩm? Tính chất của xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự?
Trong quy định của pháp luật Tố rụng dân sự hiện hành thì có quy định về 2 cấp xét xử để thực hiện việc xét xử một vụ án dân sự. Trong đó thì cấp xét xử sơ thẩm là cấp xét xử đầu tiên thực hiện việc thụ lý xét xử các vụ án theo như quy định của pháp luật tố tụng. Khi Tòa án đã ra bản án, quyết định về vụ việc đó mà bị kháng cáo, kháng nghị bởi những người có quyền kháng cáo kháng nghị theo như quy định của pháp luật hiện hành thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xét xử lại vụ án khi bản án quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực và bị kháng cáo, kháng nghị.
Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản thì như thế, nhưng pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định về tính chất của xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự cụ thể như thế nào thì chắc hẳn không phải ai cũng hiểu hết về nội dung này. Chính vì vậy, trong nội dung bài viết dưới đây, Luật LVN Group sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về tính chất của xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự như sau:
LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
1. Quy định về xét xử phúc thẩm
Trên cơ sở quy định của pháp luật Tố tụng dân sự hiện hành thì xét xử phúc thẩm được biết đến là việc mà Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm thực hiện xét xử lại bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật theo yêu cầu kháng cáo, kháng nghị của người có quyền, đối với xét xử phúc thẩm trong tố tụng hình sự, chỉ được kháng nghị, kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án, đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định khác của Tòa án sơ thẩm.
Trong quá trình xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm tiến hành kiểm tra lại tất cả hoặc một phần tính hợp pháp, những căn cứ đưa ra trong Tòa án sơ thẩm theo yêu cầu kháng cáo, kháng nghị. Việc có quy định xét xử phúc thẩm lại vụ án, bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, tránh được sai xót, khắc phục được những sai xót xảy ra trong quá trình tố tụng.
Trong tố tụng hình sự xét xử phúc thẩm có một vai trò đặc biệt quan trọng, trước hết đây là hoạt động của tòa án cấp trên trực tiếp của tòa án đã xét xử sơ thẩm nhằm giải quyết lại vụ án khi có kháng cáo hoặc kháng nghị đổi với bàn án, quyết định sơ thẩm và theo như phân cấp thẩm phán thì trình độ và kinh nghiệm của thẩm phán tòa án cấp dưới sẽ thấp hơn trình độ và kinh nghiệm của tòa án cấp trên do đó các thẩm phán cấp trên có thể kịp thời phát hiện những sai lầm hay thiếu sót trong việc đánh giá chứng cứ hoặc áp dụng pháp luật.
Điều này cũng cụ thể hóa nguyên tắc hai cấp xét xử xác định tính chất của xét xử phúc thẩm là xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai.
Tuy nhiên với nhiều điểm ưu việt trong tổ chức tòa án về việc biểu quyết theo số đông hay sự tham gia hội thẩm nhân dân vào phiên tòa sơ thẩm đã thể hiện tính dân chủ khi xét xử, do đó không phải lúc nào một bản án sơ thẩm cũng có sai sót và phải phúc thẩm, hầu như bản án mang tính nghiêm minh, đúng pháp luật, đáp ứng nguyện vọng của người dân. Trong thực tế sau phiên tòa sơ thẩm có thể phát sinh một số tình tiết mới có giá trị làm thay đổi nội dung trong bản án hay quyết định.
2. Tính chất của xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự
Trên cơ sở quy định của pháp luật Tố tụng dân sự thì việc xác định tính chất xét xử phúc thẩm trong quá trình tố tụng của vụ án dân sự thì đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Cụ thể, theo như quy định tại Điều 270 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã có quy định về tính chất xét xử phúc thẩm như sau”
“Điều 270. Tính chất của xét xử phúc thẩm
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị”.
Từ quy định này có thể hiểu, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự để xuất hiện xét xử phúc thẩm thì phải có kháng cáo, kháng nghị và phạm vi bản án bị kháng cáo, kháng nghị cũng là căn cứ để xác định phạm vi xét xử phúc thẩm. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng khẳng định xét xử phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai, khắc hẳn với thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Đây cũng là một trong những quy định cụ thể hóa một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng dân sự (nguyên tắc hai cấp xét xử) được quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Đó là “Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm”.
Các vụ án dân sự mà bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án được Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại theo trình tự, thủ tục phúc thẩm do pháp luật quy định. Từ đây có thể đưa ra khái niệm về nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự: đó là tư tưởng chỉ đạo, có tính bắt buộc chung, thể hiện quan điểm có tính định hướng của Nhà nước trong việc tổ chức tố tụng để xét xử các vụ án dân sự được quy định trong pháp luật tố tụng dân sự.
Trong đó, xác định một vụ, việc dân sự được xét xử lại và chỉ có thể được xét xử lần đầu ở cấp sơ thẩm có thể được xét xử lại và chỉ có thể được xét xử lại một lần nữa ở cấp phúc thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự nhằm giải quyết đúng đắn, kịp thời vụ, việc bản đảm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Từ các phân tích trên, có thể hiểu xét xử phúc phẩm là việc Tòa án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án và quyết định của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Qua đó, có thể xác định xét xử phúc thẩm có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, Tòa án cấp phúc thẩm không chỉ kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong xét xử của Tòa án cấp dưới mà còn kiểm tra tính đúng đắn của các tình tiết thực tế được xác định trong bản án, tức là đồng thời kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án,
Thứ hai, đối tượng của xét xử phúc thẩm chỉ có thể là những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 256 Bộ luật tố tụng dân sự: “Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết”.
Tuy nhiên quy định không rõ ràng, cụ thể như thế nào là không vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu dẫn đến khó khăn cho các tòa án khi áp dụng áp dụng quy định này. Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm là Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao cụ thể quy định tại Điều 30 Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Theo quy định tại Điểm a, Điều 24 Luật tổ chức TAND: “Các Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng”.
Từ những quy định trên có thể thấy rằng, không phải tất cả các vụ án xét xử qua cấp sơ thẩm đều bị phúc thẩm, chỉ những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật và bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án mới bị xét xử phúc thẩm. Như vậy cơ sở pháp lí làm phát sinh xét xử phúc thẩm là dựa trên kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm dân sự khi các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị là các bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Phải chăng quy định mọi bản án, quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị đã làm giảm hiệu quả của việc xét xử cũng như hao tổn về thời gian, sức lực, tốn kém các chi phí.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật LVN Group về tính chất của xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về tính chất của xét xử phúc thẩm trong tố tụng khác, vui lòng liên hệ: 1900.0191 để được tư vấn – hỗ trợ!