Tổ chức đại diện người lao động là gì? Một số quy định về liên quan đến tổ chức đại diện người lao động? Vai trò của tổ chức đại diện tập thể lao động?
Khi bạn tham gia làm việc theo hợp đồng lao động tại một công ty, khi đó, tập hợp tất cả những người lao động tại công ty đó có quyền thành lập một tổ chức để thay mặt cho mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật. Tổ chức đó gọi là “Tổ chức đại diện người lao động”
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191
Căn cứ pháp lý:
– Bộ Luật lao động do Quốc Hội ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2019.
1. Tổ chức đại diện người lao động là gì?
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 3, Bộ Luật lao động 2019, cụ thể:
“Tổ chức đại điện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Từ định nghĩa trên, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề chính sau:
- Thứ nhất: Tổ chức đại điện người lao động tại cơ sở được thành lập trên cơ sở “tự nguyện” của người lao động;
- Thứ hai: Mục đích của Tổ chức đại điện người lao động tại cơ sở là bảo vệ “quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng” của người lao động trong quan hệ lao động “thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác” theo quy định của pháp luật về lao động;
- Thứ ba: Hình thức tổ chức của Tổ chức đại điện người lao động tại cơ sở bao gồm “công đoàn cơ sở” và “tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp”.
Lưu ý: Quy định nêu trên của Bộ Luật lao động 2019 hiện hành khác với quy định của pháp luật về lao động trước là bổ sung thêm một hình thức tổ chức của Tổ chức đại điện người lao động tại cơ sở là “Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp”, trước đây chỉ có hình thức “Công đoàn cơ cở”.
Tổ chức đại diện người lao động: Labor representative of the organization
Tự nguyện: Voluntary
Doanh nghiệp: Enterprise
Bộ Luật lao động: Labor Code
2. Một số quy định về liên quan đến tổ chức đại diện người lao động:
Sau đây là một số quy định chi tiết về việc thành lập, gia nhập, tham gia hoạt động tại Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp và một số quy định khác có liên quan. Cụ thể:
- Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
- Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
- Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật lao động 2019.
- Các tổ chức đại diện người lao động quy định bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
+ Đối với hình thức Công đoàn
– Công đoàn cơ sở thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
– Việc thành lập, giải thể, tổ chức và hoạt động của Công đoàn cơ sở được thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn.
+ Đối với hình thức Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp
- Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.
Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tổ chức và hoạt động phải bảo đảm nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ; tự nguyện, tự quản, dân chủ, minh bạch.
– Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bị thu hồi đăng ký khi vi phạm về tôn chỉ, mục đích của tổ chức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 174 của Bộ luật lao động hoặc tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc doanh nghiệp giải thể, phá sản.
– Trường hợp tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn.
– Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký; thẩm quyền, thủ tục cấp đăng ký, thu hồi đăng ký; quản lý nhà nước đối với vấn đề tài chính, tài sản của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, quyền liên kết của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
- Ban lãnh đạo và thành viên tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp
- Tại thời điểm đăng ký, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải có số lượng tối thiểu thành viên là người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
- Ban lãnh đạo do thành viên của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bầu. Thành viên ban lãnh đạo là người lao động Việt Nam đang làm việc tại doanh nghiệp; không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích do phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, các tội xâm phạm sở hữu theo quy định của Bộ luật Hình sự.
- Điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp
Điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ tổ chức; biểu tượng (nếu có);
- Tôn chỉ, mục đích và phạm vi hoạt động là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên tổ chức mình trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp; cùng với người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động; xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định;
- Điều kiện, thủ tục gia nhập và ra khỏi tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
- Trong một tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không đồng thời có thành viên là người lao động thông thường và thành viên là người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến điều kiện lao động, tuyển dụng lao động, kỷ luật lao động, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc chuyển người lao động làm công việc khác;
- Cơ cấu tổ chức, nhiệm kỳ, người đại diện của tổ chức;
- Nguyên tắc tổ chức, hoạt động;
- Thể thức thông qua quyết định của tổ chức.
Những nội dung phải do thành viên quyết định theo đa số bao gồm thông qua, sửa đổi, bổ sung điều lệ của tổ chức; bầu cử, miễn nhiệm người đứng đầu và thành viên ban lãnh đạo của tổ chức; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, đổi tên, giải thể, liên kết tổ chức; gia nhập Công đoàn Việt Nam;
- Phí thành viên, nguồn tài sản, tài chính và việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của tổ chức.
- Việc thu, chi tài chính của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải được theo dõi, lưu trữ và định kỳ hằng năm công khai cho thành viên của tổ chức;
- Kiến nghị và giải quyết kiến nghị của thành viên trong nội bộ tổ chức.
- Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liênquan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
– Phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động, bao gồm:
+ Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động;
+ Sa thải, kỷ luật, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, chuyển người lao động làm công việc khác;
+ Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động;
+ Cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
– Can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
- Quyền của thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
– Thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền sau đây:
+ Tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Việc thực hiện quyền này phải bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người sử dụng lao động;
+ Tiếp cận người sử dụng lao động để thực hiện các nhiệm vụ đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
+ Được sử dụng thời gian làm việc theo quy định để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà vẫn được người sử dụng lao động trả lương;
+ Được hưởng các bảo đảm khác trong quan hệ lao động và trong việc thực hiện chức năng đại diện theo quy định của pháp luật.
– Chính phủ quy định thời gian tối thiểu mà người sử dụng lao động dành cho toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện trên cơ sở số lượng thành viên của tổ chức.
– Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và người sử dụng lao động thỏa thuận về thời gian tăng thêm so với thời gian tối thiểu quy định và cách thức sử dụng thời gian làm việc của thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế.
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
- Không được cản trở, gây khó khăn khi người lao động tiến hành các hoạt động hợp pháp nhằm thành lập, gia nhập và tham gia các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
- Công nhận và tôn trọng các quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đã được thành lập hợp pháp.
- Phải thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động thì người lao động, ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
- Phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại điện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động
- Thương lượng tập thể với người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này.
- Đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của Bộ luật này.
- Được tham khảo ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động là thành viên của mình.
- Đại diện cho người lao động trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền.
- Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của Bộ Luật lao động 2019.
- Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan, tổ chức đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nhằm tìm hiểu pháp luật về lao động; về trình tự, thủ tục thành lập tổ chức đại diện người lao động và việc tiến hành các hoạt động đại diện trong quan hệ lao động sau khi được cấp đăng ký.
- Được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
3. Vai trò của tổ chức đại diện tập thể lao động:
Từ những quy định nêu trên, có thể thấy vai trò của Tổ chức đại diện tập thể lao động tại Công ty rất quan trọng, theo đó, Luật LVN Group xin được tóm tắt một số vai trò chính như sau:
- Vai trò trong việc thương lượng tập thể và ký kết thỏa ước lao động tập thể
– Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho người tham gia thương lượng tập thể.
– Tham dự phiên họp thương lượng tập thể nếu có đề nghị của một trong hai bên thương lượng tập thể.
– Cung cấp, trao đổi các thông tin liên quan đến thương lượng tập thể.
- Phối hợp với Cơ quan quản lý nhà nước về lao động hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động.
- Trong xử lý kỷ luật lao động
- Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên
- Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên trước khi tạm đình chỉ công việc đối với lao động đó.
- Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
- Đầu mối tiếp nhận các hỗ trợ trợ kỹ thuật của cơ quan, tổ chức đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nhằm tìm hiểu pháp luật về lao động cho người lao động