Tội chống mệnh lệnh? Chống mệnh lệnh cấp trên bị xử lý thế nào? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Tội chống mệnh lệnh? Chống mệnh lệnh cấp trên bị xử lý thế nào?

Tội chống mệnh lệnh? Chống mệnh lệnh cấp trên bị xử lý thế nào?

Tội chống mệnh lệnh là gì? Tội chống mệnh lệnh tên tiếng Anh là gì? Những quy định của pháp luật về tội chống mệnh lệnh?

Chống mệnh lệnh là một tội danh được quy định tại Bộ luật hình sự 2015. Đây là một hành vi hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của đơn vị, đến quan hệ chỉ huy, phục tùng của quân đội. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc những nội dung quy định của pháp luật về tội chống mệnh lệnh

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật hình sự 2015

1. Tội chống mệnh lệnh là gì?

– Tội chống mệnh lệnh là một tội danh được quy định tại Bộ luật hình sự 2015, theo đó chống mệnh lệnh là hành vi hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của đơn vị, đến quan hệ chỉ huy – phục tùng của Quân đội.

– Mệnh lệnh: Được hiểu là một hành vi (hành động) của người chỉ huy hoặc cấp trên tiến hành các hoạt động chỉ huy cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

-Mệnh lệnh trong trường hợp nêu trên phải là người chỉ huy trực tiếp đối với cán bộ chiến sĩ là cấp dưới (như mệnh lệnh của tiểu đội trưởng đối với chiến sĩ; Mệnh lệnh của Trung đội trưởng đối với các tiểu đội trưởng) hoặc của cấp trên (chẳng hạn Đại đội trưởng ra lệnh cho trung đội thuộc đại đội thi hành nhiệm vụ chiến đấu) đối với cấp dưới.

Mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên phải là mệnh lệnh hợp pháp (tức là mệnh lệnh không trái pháp luật).

–  Mệnh lệnh có thể được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói (trực tiếp hoặc gián tiếp, qua các phương tiện kỹ thuật).

– Biểu hiện của tội chống mệnh lệnh thường thể hiện dưới 2 dạng hành vi: công khai từ chối hoặc cố tình không thực hiện mệnh lệnh. Người phạm tội có thể chống một phần hoặc toàn bộ mệnh lệnh của người chỉ huy.

– Công khai từ chối mệnh lệnh: là việc quân nhân có nghĩa vụ thực hiện mệnh lệnh nhưng vì động cơ mục đích nào đó (ví dụ như hèn nhát, cầu an, vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác) mà công khai phản đối, chối bỏ không thực hiện mệnh lệnh của người chỉ huy.

– Cố tình không thực hiện mệnh lệnh: là việc quân nhân có nghĩa vụ thực hiện mệnh lệnh tuy không phản đối nhưng cố ý không thực hiện mệnh lệnh.

– Tội chống mệnh lệnh là hành vi từ chối mệnh lệnh hoặc cố ý không thực hiện mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quân đội nhân dân dưới mọi hình thức, đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Theo đó, chống mệnh lệnh được hiểu là hành vi từ chối hoặc không thực hiện mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên trong quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Tội chống mệnh lệnh tên tiếng Anh là gì?

Tội chống mệnh lệnh tên tiếng Anh là: “Insubordination”.

3. Những quy định của pháp luật về tội chống mệnh lệnh.

Tội chống mệnh lệnh được quy định tại Điều 394 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể:

“Điều 394. Tội chống mệnh lệnh

1. Người nào từ chối chấp hành hoặc cố ý không thực hiện mệnh lệnh của người có thẩm quyền, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Dùng vũ lực;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Trong chiến đấu;

b) Trong khu vực có chiến sự;

c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

d) Trong tình trạng khẩn cấp;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.”

( Article 394. Insubordination 

1. Any person who defies or deliberately fails to follow an order given by a competent person shall face a penalty of 06 – 60 months’ imprisonment. 

2. This offence committed in any of the following cases shall carry a penalty of 03 – 10 years’ imprisonment: 

a) The offender is a commander or commissioned officer; 

b) The offender drags another person into committing the offence; 

c) The offence involves the use of violence; 

d) The offence results in very serious consequences. 

3. This offence committed in any of the following cases shall carry a penalty of 07 – 15 years’ imprisonment: 

a) The offence is committed in battle; 

b) The offence is committed in a warzone; 

c) The offence is committed during a rescue mission; 

d) The offence is committed in time of emergency; 

đ) The offence results in very serious consequences. 

4. If the offence results in extremely serious consequences, the offender shall face a penalty of 12 – 20 years’ imprisonment or life imprisonment. )

Các yếu tố cấu thành tội chống mệnh lệnh

– Về mặt khách quan:

Mặt khách quan của tội chống mệnh lệnh này có các dấu hiệu sau:

+ Có hành vi không thực hiện mệnh lệnh một cách cố ý. Đây là hành vi ở dạng không hành động. Tuy không công khai thể hiện nhưng cố tình không thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên.

+ Có hành vi từ chối thực hiện mệnh lệnh.

+ Đây là hành vi ở dạng hành động. Người thực hiện tội phạm đã từ chối công khai hoặc bằng hành động công khai thể hiện việc từ chối không thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên.

– Người chỉ huy trực tiếp là quân nhân được giao nhiệm vụ chỉ huy trực tiếp một đơn bị bộ đội và trực tiếp quản lý bộ đội thuộc đơn vị đó (như tiểu đội trưởng).

– Tuy nhiên đối với trường hợp ra mệnh lệnh trái pháp luật thì cần phân biệt như sau:

+ Nếu người chấp hành mệnh lệnh không biết đó là trái pháp luật, thì người ra mệnh lệnh đó phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện mệnh lệnh đó;

+ Nếu ngươi chấp hành mệnh lệnh biết rõ mệnh lệnh đó là trái pháp luật, thì:

+ Nếu người đó vẫn chấp hành mà không có ý kiến phát hiện, đề đạt gì, thì cả người ra mệnh lệnh và người chấp hành mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện mệnh lệnh đó;

+ Nếu người đó đã phát hiện, để đạt với người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu bắt buộc phải chấp hành thì chỉ có người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện mệnh lệnh trái pháp luật đó;

– Về mặt chủ thể: 

Chủ thể của tội phạm này là những đối tượng sau đây:

–  Quân nhân tại ngũ là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phục vụ trực tiếp trong quân đội. Quân nhân bao gồm sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ và quân nhân chuyên nghiệp được quy định trong Luật nghĩa vụ quân sự, Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

–  Quân nhân dự bị là công dân được đăng ký vào ngạch dự bị động viên theo Pháp lệnh vể lực lượng dự bị động viên. Quân nhân dự bị chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân trong thời gian người đó ‘được tập trung huấn luyện.

Được coi là quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện trong các trường hợp sau đây:

+ Tập trung huấn luyện chính trị, quân sự thường kỳ hàng năm.

+ Tập trung diễn tập.

+ Tập trung kiểm tra tình trạng sẵn sàng động viên.

+ Tập trung kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

+ Công dân được tuyển vào phục vụ trong quân đội.

+ Dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

–  Về mặt khách thể:

+ Hành vi phạm tội chống mệnh lệnh xâm phạm đến chế độ kỷ luật của Quân đội (được quy định cụ thể trong các Điều lệnh của Quân đội).

+ Quan hệ lãnh đạo, chỉ huy trong tổ chức quân đội được thể hiện bằng mệnh lệnh quyền uy và phục tùng (chấp hành một cách tuyệt đối).

+ Việc phục tùng mệnh lệnh của cấp trên là tuyệt đối, là quan hệ một chiều.

+ Quan hệ này được quy định trong Điều lệnh quản lý bộ đội.

Theo quy định tại Điều lệnh quản lý bộ đội thì: “Quân nhân phải tuyệt đối phục tùng lãnh đạo, chỉ huy, chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên…”.

+ Quan hệ này là quan hệ một chiều, theo đó một quân nhân phải có nghĩa vụ chấp hành tuyệt đối mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên và phải chấp hành vô điều kiện. Mối quan hệ này nhằm bảo đảm được sức mạnh chiến đấu của quân đội.

– Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

* Hình phạt của tội chống mệnh lệnh

Điều luật quy định 4 khung hình phạt như sau:

– Khung 1: Bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. Được áp dụng trong trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.

– Khung 2 : Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

+ Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

+ Lôi kéo người khác phạm tội;

+ Dùng vũ lực;

+ Gây hậu quả nghiêm trọng.

– Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+Trong chiến đấu;

+ Trong khu vực có chiến sự;

+ Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

+Trong tình trạng khẩn cấp;

+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

– Khung 4: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Theo đó, phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng được hiểu là: 

+ Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng là những thiệt hại do tội phạm gây ra rất lớn, lớn hơn so với mức gây hậu quả nghiêm trọng.

+ Việc xác định hậu quả như thế nào là rất nghiêm trọng phải căn cứ hành vi phạm tội cụ thể, nếu là xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe thì phải căn cứ vào thiệt hại về tính mạng, sức khỏe. Nếu xâm phạm đến tài sản thì phải căn cứ vào thiệt hại về tài sản…

+ Ngoài những thiệt hại về vật chất, còn phải căn cứ vào những thiệt hại khác không phải là vật chất.

+ Hậu quả rất nghiêm trọng còn phụ thuộc vào tội phạm được thực hiện do cố ý hay vô ý, tội phạm được thực hiện do cố ý thì thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra thấp hơn thiệt hại do vô ý gây ra.

+ Mức độ tăng nặng của tình tiết này phụ thuộc vào mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, thiệt hại càng lớn, mức độ tăng nặng càng nhiều và ngược lại.

– Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng được hiểu là:

+ Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là những thiệt hại do tội phạm gây ra đặc biệt lớn, lớn hơn so với mức gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Cũng như xác định hậu quả nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, việc xác định + hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cũng phải căn cứ vào thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra trong từng vụ án cụ thể, căn cứ vào lỗi của người phạm tội, vào tính chất của hành vi phạm tội và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

+ Nếu thiệt hại về tài sản, được coi là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khi hành vi phạm tội gây ra thiệt hại từ 500 triệu đồng trở lên đối với tội do cố ý và từ 800 triệu đồng trở lên đối với tội do vô ý, nếu là thiệt hại về tính mạng thì phải từ 3 người chết trở lên đối với tội do cố ý và từ 5 người chết trở lên đối với tội do vô ý.

+ Đối với những thiệt hại phi vật chất, được coi là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khi hành vi phạm tội đã xâm phạm đến nhiều mặt của đời sống xã hội, làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chính sách của Đảng và Nhà nước trên phạm vi rộng lớn, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến việc sản xuất, lưu thông trên một phạm vi rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của nhân dân trên phạm vi rộng đối với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà không thể một sớm, một chiều khắc phục ngay được.

+ Mức độ tăng nặng của tình tiết này cũng phụ thuộc vào những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho xã hội, thiệt hại càng nghiêm trọng thì mức độ tăng nhẹ càng nhiều và ngược lại. Tội chống mệnh lệnh? Chống mệnh lệnh cấp trên bị xử lý thế nào?

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com