Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật? Hình phạt cấp trên ra mệnh lệnh trái pháp luật? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật? Hình phạt cấp trên ra mệnh lệnh trái pháp luật?

Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật? Hình phạt cấp trên ra mệnh lệnh trái pháp luật?

Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật là gì? Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật tên tiếng Anh là gì? Những quy định của pháp luật về tội ra mệnh lệnh trái pháp luật? Vấn đề thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên

Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật là một tội danh được quy định tại Bộ luật hình sự. Đây là một trong các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc những nội dung về tội ra mệnh lệnh trái pháp luật và hình phạt khi cấp trên ra mệnh lệnh trái pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật hình sự 2015.

1. Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật là gì?

– Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật là một tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự 2015.

– Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật biểu hiện ở việc người chỉ huy đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao ban hành (ra) mệnh lệnh trái với quy định của pháp luật hiện hành. Người chỉ huy do động cơ mục đích cá nhân nào đó mặc dù biết mệnh lệnh của mình trái quy định của pháp luật nhưng vẫn ban hành. Hành vi ra mệnh lệnh trái pháp luật chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nếu chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì tùy tính chất mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật theo Điều lệnh quản lý bộ đội hoặc các quy định khác của pháp luật.

– Mệnh lệnh có thể dưới dạng văn bản, lời nói hoặc cử chỉ, hành động, tín hiệu lệnh và có tính bắt buộc thực hiện đối với mọi cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền.

– Mệnh lệnh của người chỉ huy luôn tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của đơn vị, nếu trong chiến đấu mỗi mệnh lệnh còn liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của bộ đội.

– Vì vậy, khi ban hành mệnh lệnh, nhất thiết người chỉ huy các cấp phải căn cứ vào thẩm quyền, chức trách của mình, nhiệm vụ của đơn vị, các quy định khác của pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mệnh lệnh của mình.

2. Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật tên tiếng Anh là gì?

Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật tên tiếng Anh là: “Giving orders against the law”.

3. Những quy định của pháp luật về tội ra mệnh lệnh trái pháp luật

Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật được quy định tại Điều 393 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể:

Điều 393. Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ra mệnh lệnh trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Trong chiến đấu;

b) Trong khu vực có chiến sự;

c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

d) Trong tình trạng khẩn cấp;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.”

( Article 393. Giving orders against the law 

1. Any person who abuses his/her position to give order against the law and as a result causes serious consequences shall face a penalty of up to 03 years’ community sentence or 06 – 60 months’ imprisonment. 

2. This offence committed in any of the following cases shall carry a penalty of 03 – 10 years’ imprisonment: 

a) The offence is committed in battle; 

b) The offence is committed in a warzone; 

c) The offence is committed during a rescue mission; 

d) The offence is committed in time of emergency; 

dd) The offence results in very serious consequences. 

3. If the offence results in extremely serious consequences or in other extremely serious cases, the offender shall face a penalty of 07 – 15 years’ imprisonment. )

Các yếu tố cấu thành tội ra mệnh lệnh trái pháp luật

– Mặt khách quan của tội ra mệnh lệnh trái pháp luật

Mặt khách quan của tội ra mệnh lệnh trái pháp luật bao gồm các hành vi sau:

+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội ở đây là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn ra mệnh lệnh trái pháp luật. Đó là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng vào chức vụ, quyền hạn đó ra mệnh lệnh trái pháp luật-

–  Hậu quả:

+ Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Theo quy định của khoản 1 Điều 393 BLHS, thì hành vi ra mệnh lệnh trái pháp luật chỉ bị coi là phạm tội khi hành vi đó gây ra hậu quả nghiêm trọng. Gây hậu quả nghiêm trọng. Gây hậu quả nghiêm trọng là gây ra các thiêt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản, vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự và thiệt hại nghiêm trọng phi vật chất khác.

+ Tội phạm được hoàn thành từ thời điểm gây ra một trong những hậu quả nghiêm trọng nêu trong các văn bản hướng dẫn trên đây.

– Mặt khách thể của tội phạm:

Người phạm tội đã xâm phạm đến nghĩa vụ và chức trách của người chỉ huy, trực tiếp làm ảnh hưởng đến mối quan hệ chỉ huy phục tùng trong lực lượng vũ trang do việc ra mệnh lệnh trái pháp luật.

– Mặt chủ quan của tội phạm:

Mặt chủ quan của tội ra mệnh lệnh trái pháp luật được thức hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi ra mệnh lệnh trái pháp luật là nguy hiểm cho xã hội mà vẫn ra lệnh.

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội ra mệnh lệnh trái pháp luật là người có chức vụ, quyền hạn trong quân đội có thẩm quyền ban hành mệnh lệnh cho cấp dưới, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực TNHS.

Hình phạt của tội ra mệnh lệnh trái pháp luật

Điều luật quy định 3 khung hình phạt như sau:

– Khung 1: Khung cơ bản quy định tại khoản 1 có mức hình phạt từ cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng định khung hình phạt.

– Khung 2: Khung tăng nặng thứ nhất quy định tại khoản 2 có mức hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm khi phạm tội trong các trường hợp sau:

+ Trong chiến đấu;

+ Trong khu vực có chiến sự;

+  Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

+  Trong tình trạng khẩn cấp;

+  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Khung 3: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

4.  Vấn đề thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên

– Việc chấp hành mệnh lệnh mà gây ra thiệt hại cho xã hội chỉ được áp dụng trong lực lượng vũ trang nhân dân. Còn việc thực hiện mệnh lệnh hành chính trong các lĩnh vực khác mà gây thiệt hại thì không được loại trừ TNHS.

Lực lượng vũ trang là lực lượng chiến đấu của Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

– Người chấp hành mệnh lệnh khi thấy có vấn đề không bình thường phải báo cáo đầy đủ với người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành.

Đây là trường hợp sau khi nhận mệnh lệnh, người phải chấp hành lệnh đã báo cáo lại việc chấp hành mệnh lệnh có những khó khăn và có thể gây ra thiệt hại cho xã hội với người ra mệnh lệnh, nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó.

– Người thi hành mệnh lệnh đã thực hiện mệnh lệnh nên gây thiệt hại cho xã hội. Hậu quả thiệt hại cho xã hội có thể là thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng con người.

– Việc BLHS quy định người chấp hành mệnh lệnh trong lực lượng vũ trang không phải chịu TNHS, xuất phát  từ đặc thù của lực lượng vũ trang khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc cũng như đảm bảo trật tự an toàn xã hội phải luôn chấp hành mệnh lệnh một cách khẩn trương, nhanh chóng và chính xác

– Quan hệ mệnh lệnh hành chính trong các cơ quan tổ chức dân sự khác với các quan hệ mệnh lệnh trong lực lượng vũ trang, bởi người chấp hành mệnh lệnh trong cơ quan hành chính, dân sự hoàn toàn có khả năng cân nhắc suy xét về nội dung mệnh lệnh, về tính trái pháp luật của mệnh lệnh và điều kiện thi hành mệnh lệnh…Con người trong những trường hợp này vẫn có tính chủ động nhất định mà không chỉ đơn thuần chấp hành một cách máy móc thụ động. Việc gây hại cho xã hội vẫn có yếu tố lý trí và ý chí – yếu tố lỗi của người thi hành mệnh lệnh.

– Vì vậy, việc gây thiệt hại không được coi là các trường hợp loại trừ TNHS. Trong trường hợp cụ thể nhất định có thể chỉ xem xét việc chấp hành mệnh lệnh là tình tiết giảm nhẹ TNHS.

– Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 26 BLHS năm 2015 do tính chất đặc biệt của một số loại tội phạm mà người thi hành mệnh lệnh phải chịu TNHS trong mọi trường hợp. Đó là Điều 421. Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược, tại khoản 2 quy định: Phạm tội do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. Hoặc Điều 422 quy định tội chống loài người; hoặc Điều 423. Tội phạm chiến tranh tại khoản 2 các Điều luật cũng nêu tương tự: Phạm tội do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

” Điều 26. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên

Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.

Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật này.”

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com