Trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong bảo vệ môi trường

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong bảo vệ môi trường?

Môi trường đóng vai trò quan trọng đối với duy trì sự sống cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, do đó mà pháp luật nước ta đã có những quy phạm pháp luật về quản lý bảo vệ môi trường để duy trì môi trường an toàn, không ô nhiễm. Vậy trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong bảo vệ môi trường được Luật bảo vệ môi trường quy định như thế nào. Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Cơ sở pháp lý: Luật bảo vệ môi trường 2014.

1. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong bảo vệ môi trường

Môi trường theo quy định của pháp luật được hiểu là tổng thể các điều kiện tự nhiên bao gồm tất cả các sinh vật sống và không sống có trong tự nhiên, tự nhiên ở đây được hiểu là những vật thể tự sinh ra và tồn tại có nghĩa là không phải là những vật thể do con người tạo ra.

Các cơ quan quản lý trong việc bảo vệ môi trường sẽ thuộc về Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Để thực hiện việc quản lý bảo vệ môi trường thì về nguyên tắc luôn cần phải có hệ thống pháp luật điều chỉnh các quy định về bảo vệ môi trường để các cơ quan có thẩm quyền cũng như các cá nhân thực hiện theo đúng pháp luật, bảo vệ môi trường, do đó mà các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ dựa trên thực tế quản lý môi trường sẽ tiến hành chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để qua đó đánh giá tình hình thực tế từ đó các chủ thể này sẽ xây dựng, ban hành thông tư, thông tư liên tịch về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực bộ, ngành quản lý.

Khi các văn bản pháp luật điều chỉnh việc bảo vệ môi trường đã được ban hành, để đưa những quy định này vào thực thế thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ sẽ tiến hành thực hiện các nhiệm vụ được quy định về quản lý bảo vệ môi trường đồng thời tiến hành phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức cho các cơ quan cấp dưới cũng như các cá nhân khác tiến hành triển khai thực hiện các quy định pháp luật đã được ban hànht về bảo vệ môi trường đối với các cơ quan, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình.

Đồng thời, ngoài việc ban hành và triển khai thực hiện các quy định của pháp luật thì hằng năm Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ còn có trách nhiệm báo cáo cho Chính phủ các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thuộc bộ, ngành của mình quản lý để Chính phủ nắm bắt được tình hình bảo vệ môi trường và có những chính sách, giải pháp đối với thực trạng đang diễn ra để bảo vệ môi trường, định hướng bảo vệ môi trường.

Cụ thể thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đối với việc quản lý bảo vệ môi trường sẽ phải có các trách nhiệm, các trách nhiệm đối với các Bộ trưởng, Thủ trưởng này được quy định như sau:

– Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Bộ trường bộ này có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do có sự liên quan về thẩm quyền trong quá trình đầu tư các dự án. Sự phối hợp giữa các cơ quan này nhằm mục đích bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trong các chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

Các chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đã được các cơ quan có thẩm quyền cũng như được Chính phủ đặt ra sẽ phải được các cơ quan cấp dưới triển khai thực hiện để bảo vệ môi trường phù hợp với các quy hoạch. Các quy hoạch này bao gồm các quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và dự án cũng như các công trình thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Kể cả các hoạt động thu hút đầu tư và tổ chức triển khai việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý bảo vệ môi trường thì các cơ quan vẫn phải thực hiện các việc phối hợp và triển khai các quy định pháp luật về quản lý bảo vệ môi trường.

– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Bộ trưởng bộ này sẽ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Về các vấn đề thuộc sự quản lý của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các lĩnh vực liên quan đến Bộ Tài nguyên và môi trường, cùng với sự quản lý chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các dự án, các quy hoạch liên quan đến bảo vệ môi trường. Để thực hiện được các nhiệm vụ này thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phải tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động cụ thể như sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, chất thải trong nông nghiệp, đặc thù của các hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến môi trường đất, môi trường nước, do đó các hoạt động này và các hoạt động khác trong lĩnh vực mà Bộ này quản lý sẽ được Bộ triển khai và phối hợp thực hiện.

– Bộ trưởng Bộ Công Thương:

Bộ trưởng Bộ này có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tiến hành quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định. Do sự liên quan giữa các Bộ và thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các hoạt động xử lý các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ trong quá trình các cơ sở hoạt động, hoặc do sự phát triển ngành công nghiệp mà hoạt động bảo vệ môi trường càng được chú ý và Bộ trưởng Bộ này sẽ phải tổ chức triển khai thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý;

– Bộ trưởng Bộ Xây dựng:

Bộ trưởng bộ này sẽ tiến hành chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Do sự liên quan giữa các Bộ và thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình, các hoạt động xây dựng dẫn đến các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do đó mà Bộ này có trách nhiệm phối hợp đẻ tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Thông thường thì các hoạt động thuộc sự quản lý của Bộ này là các hoạt động trong hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng về cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn và nước thải tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn tập trung và hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý của Bộ xây dựng.

– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải:

Bộ trưởng Bộ này sẽ tiến hànhchủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tiến hành quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường. Do sự liên quan giữa các Bộ và thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các hoạt động tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý phương tiện giao thông vận tải và hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý để đảm bảo các tiêu chí về an toàn bảo vệ môi trường phù hợp với các tiêu chuẩn được ban hành.

– Bộ trưởng Bộ Y tế:

Bộ trưởng bộ này tiến hành chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tiến hành quản lý hoạt động bảo vệ môi trường. Do sự liên quan giữa các Bộ và thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các hoạt động tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế mà các chủ thể này phối hợp với nhau trong quá trình bảo vệ môi trường. Các lĩnh vực thuộc sự quản lý của Bộ trưởng Bộ ý tế bao gồm an toàn vệ sinh thực phẩm, hoạt động mai táng, hỏa táng; tổ chức việc thống kê nguồn thải, đánh giá mức độ ô nhiễm, xử lý chất thải của bệnh viện, cơ sở y tế và hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý.

– Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan để tiến hành tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, lễ hội, thể thao, du lịch và hoạt động khác trong lĩnh vực mà Bộ trưởng này quản lý để phối hợp chặt chẽ trong quá trình quản lý bảo vệ môi trường.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật LVN Group về các nội dung liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong bảo vệ môi trường.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com