Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp bị phá sản - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp bị phá sản

Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp bị phá sản

Quy định của pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp bị phá sản.

trach-nhiem-cua-doanh-nghiep-dich-vu-trong-truong-hop-bi-pha-santrach-nhiem-cua-doanh-nghiep-dich-vu-trong-truong-hop-bi-pha-sanPhá sản là tình trạng một công ty hay xí nghiệp khó khăn về tài chính, bị thua lỗ hoặc thanh lý xí nghiệp không đảm bảo đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn. Khi đó, tòa án hay một cơ quan tài phán có thẩm quyền sẽ tuyên bố công ty hay xí nghiệp đó bị phá sản.

Khi doanh nghiệp dịch vụ có cam kết đưa người lao động sang nước ngoài làm việc mà bị phá sản thì doanh nghiệp dịch vụ phải chịu trách nhiệm đối với những người đã giao kết hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ.

Theo quy định tại Điều 26  Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng  quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ bị phá sản, thì trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tình hình của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài và phương án thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực.

 Doanh nghiệp dịch vụ tạm dừng việc ký kết hợp đồng, tổ chức tuyển chọn và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, kể từ ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản cho đến khi Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp Tòa án quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản được quy định như sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ khác có Giấy phép để chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực nếu phương án chuyển giao được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận.

trach-nhiem-cua-doanh-nghiep-dich-vu-trong-truong-hop-bi-pha-santrach-nhiem-cua-doanh-nghiep-dich-vu-trong-truong-hop-bi-pha-san

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Khi chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho doanh nghiệp dịch vụ khác, tiền ký quỹ của người lao động, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được chuyển cho doanh nghiệp tiếp nhận. Sau khi hoàn thành việc chuyển giao, doanh nghiệp dịch vụ phải thông báo cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và bên nước ngoài biết;

Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không thỏa thuận được việc chuyển giao cho doanh nghiệp dịch vụ khác thì bàn giao cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hồ sơ của người lao động đang làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tiền dịch vụ thu trước của người lao động để Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động đang làm việc ở nước ngoài do doanh nghiệp đưa đi theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com