Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình

Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình? Nhà nước và xã hội nên thực hiện phổ biến giáo dục hôn nhân và gia đình sao cho hiệu quả nhất?

Hôn nhân và gia đình là một lĩnh vực rất được sự quan tâm của nhà nước, bởi sự quan trọng của việc hôn nhân và gia đình đối với xã hội là rất quan trọng, để xã hội có thể phát triển văn minh, tiên tiến hơn, giảm thiểu những hành vi trái với quy định của pháp luật về hôn nhân thì nhà nước đã đề ra quy định và các chính sách cụ thể về vấn đề này. Vậy trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình được thể hiện trong các quy định ra sao? dưới đây chúng tôi xin đề cập các thông tin chi tiết về nội dung này.

Cơ sở pháp lý: Luật hôn nhân và gia đình 2014

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

1. Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình

Căn cứ theo quy định tại điều 4. Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể như sau:

1. Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.

2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình. Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo sự phân công của Chính phủ. Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan khác thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các thành viên của mình và mọi công dân xây dựng gia đình văn hóa; kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình. Nhà trường phối hợp với gia đình trong việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình cho thế hệ trẻ.

Như chúng ta đã biết thì gia đình được coi là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người đây là những giá trị đã ăn sâu vào văn hóa của nước ta, ngoài ra đây còn là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt đây cũng là nội dung trong nhiều chính sách của nhà nước và pháp luật về hôn nhân.

Căn cư dựa trên các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và 2014 chúng ta có thể thấy nhà nước và pháp luật đã đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, giữ gìn phát huy truyền thống và những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân gia đình. Nhà nước xây dựng nên Luật hôn nhân và gia đình và theo đó các quy định của luật phải góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững.

Tại khoản 1 nêu trên có nói về quy định của pháp luật đề ra những chính sách quyết định phát triển việc thực hiện quy định về hôn nhân và gia đình tốt hơn. Ví dụ như ở một số vùng dân tộc thiểu số người dân còn xuất hiện phong tục tậ quán lạc hậu và cổ hũ như tảo hôn, bắt vợ. Đây đều là những hành vi trái với quy định mà pháp luật hôn nhân đề ra, tại vì những hành vi đó xâm phạm tới quyền tự do hôn nhân của con người nên chúng tôi cho rằng pháp luật đề ra các chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện cho việc thực hiện các nguyên tắc trong hôn nhân ngày càng tiến bộ hơn và xây dựng văn hóa văn minh hơn nữa.

Tại khoản 2 về việc quản lý nhà nước về hôn nhân, theo chúng tôi pháp luật quy định hoàn toàn hợp lý, bởi phát huy sức mạnh để thực hiện quy định và chính sách pháp luật vào thực tiễn tốt hơn thì cần bắt đầu từ việc thống nhất quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình và theo đó các cấp theo phân công của cấp trên sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện theo quy định của pháp luật đề ra.

Tại khoản 3 nêu như trên chúng ta thấy pháp luật quy định về giáo dục, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các thành viên của mình và mọi công dân thực hiện các chính sách theo quy định về hôn nhân. đây là quy định hết sức cần thiết bởi chỉ đề ra quy định mà không vận động giáo dục thì rất khó đi vào thực hiện trên thực tế. Bởi vậy nên thực hiện hoạt động này để mọi người biết và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

2. Nhà nước và xã hội nên thực hiện phổ biến giáo dục hôn nhân và gia đình sao cho hiệu quả nhất?

Hiện nay thì nhà nước và pháp luật cũng đã có những chính sách ứng  dụng công nghệ thông tin để thực hiện các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiện đại cho học sinh, sinh viên về hôn nhân và gia đình như việc khuyến khích các giáo viên, giảng viên và học sinh sinh viên sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại trong phổ biến, giáo dục pháp luật, tận dụng sự tiện lợi của việc sử dụng rộng rãi internet và các phương tiện truyền thông mới để thúc đẩy phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩn vực hôn nhân để có thể hiểu biết hơn về quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân. Đề ra và xây dựng các chuyên mục về pháp luật để học sinh, sinh viên có thể tham gia trao đổi, thảo luận trên các chuyên mục này, tạo diễn đàn pháp lý sôi nổi… từ đó nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về hôn nhân của giáo viên và học sinh.

Trong xã hội nên có nhiều các hoạt động để thực hiện các hoạt động giáo dục pháp quyền như chính sách hôn nhân và gia đình hiện nay hay có thể là giáo dục về độ tuổi kết hôn…để triển khai sâu rộng các hoạt động chủ đề giáo dục và quán triệt nội dung pháp luật có liên quan nhằm tăng cường giáo dục pháp luật cho giáo viên và học sinh về lý luận và thực tiễn.

Ngoài ra nhà nước ta cần đẩy mạnh công tác xây dựng bộ tài liệu tuyên truyền pháp luật có nội dung thống nhất, hình thức thể hiện đa dạng để có thể hoàn thiện và chuẩn hóa nội dung giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên, biên soạn tài liệu giảng dạy về hôn nhân và gia đình có hệ thống, có chất lượng, biên soạn hàng loạt tác phẩm điện ảnh, truyền hình về pháp luật, tài liệu hướng dẫn đọc phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của thanh niên về hôn nhân và gia đình. Sách giáo khoa về hôn nhân và gia đình được biên soạn phù hợp, trình độ hiểu biết, khả năng nhận thức của học sinh sinh viên.

Ở các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thì cần thực hiện tăng cường bằng nhiều hình thức công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, nhân rộng các mô hình can thiệp giảm thiểu tảo hôn và kết hôn cận huyết thống, Kết hợp với các nguồn vốn dự án kịp thời động viên nhân dân, hỗ trợ kinh phí khai hoang phục hóa mở rộng diện tích cây trồng, vật nuôi, Tiếp tục xây dựng đời sống văn hóa bản và hộ gia đình theo hướng tiến bộ, trên cơ sở kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, từng bước đẩy lùi, xóa bỏ các hủ tục đặc biệt trong việc cưới hỏi, việc tang và lễ hội, Tạo điều kiện để người dân có thể tiếp cận với các nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Trên cơ sở đó, nâng cao mức sống cho người dân đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thuộc các bản xa xôi hẻo lánh.

Kết luận: Từ những quy định đưa ra như trên chúng tôi đúc kết lại rằng dối với công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về thực hiện pháp luật, ý thức về pháp luật, tự tôn pháp luật thì các ngành liên quan tới pháp luật cũng nên tăng cường công tác tuyên truyền về Luật Hôn nhân và Gia đình, về điều kiện kết hôn, về độ tuổi kết hôn và những điều cấm như Điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia đình và tuyên truyền về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp và hợp tác xã  để cho người dân hiểu được những vấn đề mà họ đang làm, họ có khả năng là họ vi phạm pháp luật thì họ khắc phục tốt hơn trong xã hội hiện nay.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp vè nội dung ” Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com