Trách nhiệm khi có sự cố công trình xây dựng

Trách nhiệm khi có sự cố công trình xây dựng. Sự cố sập dàn giáo dẫn tới 2 công nhân tử vong thì ai là người chịu trách nhiệm?

trach-nhiem-khi-co-su-co-cong-trinh-xay-dungtrach-nhiem-khi-co-su-co-cong-trinh-xay-dungTrách nhiệm khi có sự cố công trình xây dựng. Sự cố sập dàn giáo dẫn tới 2 công nhân tử vong thì ai là người chịu trách nhiệm?


Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có một trường hợp muốn hỏi về trách nhiệm và xử phạt đối với nhà thầu thi công công trình.Vừa qua, công trình tôi đảm nhiệm có xảy ra sự cố sập dàn giáo dẫn tới 2 công nhân tử vong. Công trình trên cũng mới khởi công nên tôi chưa chuẩn bị hoàn tất bảo hiểm cũng như hợp đồng lao động cho công nhân. Vậy đối với trường hợp trên nếu gia đình nạn nhân khởi kiện thì trách nhiệm đối với tôi là như thế nào và hình phạt tôi phải chịu là gì?Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất có thể.Xin cảm ơn!

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Công trình bạn đảm nhiệm có xảy ra sự cố sập dàn giáo dẫn tới 2 công nhân tử vong, trước tiên cần phải xác định rõ nguyên nhân dẫn tới sập này là gì: do mưa giông làm xô lệch giàn hay là thiết kế giàn giáo sai kỹ thuật.

Cần thu giữ giàn giáo để kiểm định chất lượng để lấy kết quả làm cơ sở truy cứu trách nhiệm.

Theo quy định của Luật đầu thầu 2013 và “Bộ luật lao động 2019” thì:

Do bạn chưa trình bày rõ nguyên nhân sự cố cũng như lý do nên chưa xác định cụ thể, nhưng sơ bộ việc xảy ra sự cố này sẽ gồm trách nhiệm của nhà đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát, thi công, nhà thầu, ban quản lý dự án… Tuy nhiên, cần phải tiền hành kiểm tra chấp hành pháp luật của chủ đầu tư, tư vấn, giám sát, đặc biệt là năng lực hành nghề của các cá nhân tham gia trong hoạt động xây dựng. Sau khi xác định rõ nguyên nhân, mới biết và xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân, đơn vị liên quan.

trach-nhiem-khi-co-su-co-cong-trinh-xay-dungtrach-nhiem-khi-co-su-co-cong-trinh-xay-dung

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Thông thường khi giao kết hợp đồng lao động ở các công trình xây dựng, bên phía sử dụng lao động phải nộp bảo hiểm cho người lao động, nhưng trên thực tế lao động chủ yếu được thuê từ địa phương khác, phần lớn trong đó là lao động thời vụ nên nhiều đơn vi còn không đóng bảo hiểm cho người lao động.

Đối với sự cố này, những nhà thầu sử dụng lao động không có hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội sẽ bị xử phạt. Nếu bạn chứng mình được đang trong giai đoạn hoàn tất thì vẫn xác định là tại nạn lao động và có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thiệt hại.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:

– Trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

– Trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình

– Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:

– Tư vấn pháp luật về thuế trực tuyến miễn phí

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com