Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển

Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển

Hiện nay, hoạt động sản xuất và mua bán hàng  hóa diễn ra ngày một sôi động và phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Những điều khoản trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ được các bên tự thỏa thuận với nhau, các bên sẽ vừa phải có quyền vừa phải có nghĩa vụ trong khi thực hiện hợp đồng. Trong đó, có trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển. Vậy trách nhiệm khi giao hàng có  liên quan đến người vận chuyển được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển”.

– Cơ sở pháp lý: Luật thương mại 2005.

1. Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển.

– Về bản chất, mua bán hàng  hóa là một dạng của mua bán tài sản nên có bản chất giống mua bán tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự, theo đó, mua bán hàng  hóa là việc bên bán chuyển quyền sở hữu hàng hoá, tài sản cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có quyền sở hữu đối với hàng hoá, tài sản đã mua và có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán. Bên cạnh đó mua bán hàng hoá, tài sản đều được thể hiện qua các hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hoá.

Mua bán hàng  hóa có thể diễn ra trực tiếp giữa bên mua và bên bán hoặc thông qua chủ thể trung gian để thiết lập quan hệ mua bán hàng hoá. Hàng  hóa có thể là hàng  hóa hiện hữu hoặc hàng  hóa chưa hình thành ở thời điểm giao kết hợp đồng.

– Do đó, thể thấy được sự khác nhau trong mua bán hàng  hóa trong thương mại và mua bán tài sản trong dân sự. Mua bán hàng  hóa trong thương mại là một trong những hoạt động thương mại chủ yếu do thương nhân thực hiện  trong đó bao gồm thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài để chuyển giao hàng  hóa và quyền sở hữu hàng  hóa cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán. Mua bán hàng  hóa là một dạng của mua bán tài sản.

Về vấn đề vận chuyển hàng  hóa thì các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về phương thức vận chuyển, hình thức vận chuyển, phương thức thanh toán, giao hàng… Theo đó, nếu trong trường hợp các bên không thỏa thuận với nhau về giao hàng thì trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển sẽ tuỳ thuộc vào từng trường hợp và được pháp luật quy định rất rõ về vấn đề này.

– Tại Điều 36 Luật thương mại 2005 quy định về trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển, theo đó:

+Trường hợp 1: bên bán sẽ không phải thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng  hóa cho người vận chuyển và bên bán sẽ phải xác định rõ về tên và cách thức nhận biết hàng  hóa được vận chuyển đối với trường hợp hàng  hóa được giao cho người vận chuyển nhưng không được xác định rõ bằng ký mã hiệu trên hàng hoá, chứng từ vận chuyển hoặc cách thức khác. Nếu giữa bên bán và bên mua không thỏa thuận được với nhau về phương thức vận chuyển, trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển thì trong trường hợp này khi giao hàng cho bên vận chuyển nhưng không hề biết được mã số, kỹ hiệu trên hàng  hóa  hoặc những giấy tờ như chứng từ có liên quan đến hàng  hóa thì bên bán sẽ chỉ có nghĩa vụ xác định về tên của hàng hóa và cách thức nhận biết về loại hàng  hóa đó.

+ Trường hợp 2:  Bên bán phải ký kết hợp đồng cần thiết có liên quan đến việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các phương tiện chuyện chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở đó đối với trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hóa. Theo đó, ở trường hợp này, khi các bên có thỏa thuận với nhau về việc bên bán sẽ có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng  hóa cho bên mua, thì khi đó, các bên( đặc biệt là bên bán) sẽ phải có những hợp đồng ký kết về việc vận chuyển hàng hóa. Hợp đồng này là hợp đồng vận chuyển, chuyên chở hàng  hóa của bên bán và bên chuyên chở hàng hóa, theo đó, nội dung của hợp đồng này là bên bán và bên chuyên chở hàng  hóa tự thỏa thuận với nhau về phương tiện chuyên chở, cách thức vận chuyển hàng  hóa sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể và đảm bảo về việc chuyên chở, giao hàng đúng và đủ cho bên mua như trong hợp đồng mua bán hàng  hóa giữa bên bán và bên mua đã ký kết.

+ Trường hợp 3: khi bên bán và bên mua ký kết hợp đồng mua bán nhưng có thỏa thuận về việc bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng  hóa trong quá trình vận chuyển hàng hóa, đối với trường hợp này, nếu bên mua có yêu cầu về việc cung cấp thông tin về hàng  hóa để bên mua mua bảo hiểm cho hàng  hóa đó thì bên bán sẽ phải có nghĩa vụ cung cấp tất cả những thông tin liên quan đến hàng  hóa đó và việc vận chuyển hàng  hóa đó cho bên mua. Điều này được quy định nhằm tạo điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho những loại hàng  hóa đó theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.

Như vậy, có thể thấy, việc giao kết hợp đồng trong mua bán hàng  hóa nói chung và việc quy định về trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến vận chuyển nói riêng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng đối với các bên khi tham gia vào quan hệ mua bán hàng hoá. Bởi lẽ, về bản chất hợp đồng mua bán hàng  hóa là sự thỏa thuận của các bên về những điều khoản trong hợp đồng. Do đó, có thể thấy được hợp đồng mua bán hàng  hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại hàng hoá. Đây chính là nhân tố cơ bản tạo ra kinh tế thị trường. Có thể thấy, hợp đồng mua bán hàng hóa qua nhiều thời kỳ đã tồn tại phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Bằng lời nói hay bằng văn bản thì nó cũng hàm chứa những quy tắc chặt chẽ này và buộc các bên ký kết phải tôn trọng nếu không muốn bị tẩy chay và đặt ra ngoài vòng của “thị trường” đó. Bất cứ tổ chức hay cá nhân nào tham gia thị trường, bằng một lời nói, một hành vi đơn giản hay bằng giấy tờ văn bản mà làm xuất hiện một sự lưu thông hàng hóa thì hợp đồng mua bán hàng  hóa được xem là đã phát sinh. Giá trị của nó thực tế đã tồn tại và bảo đảm cho sự theo đuổi hiệu quả của các bên trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá. Không có hợp đồng mua bán hàng  hóa hình thức của giao dịch – thì không có hoạt động thương mại trong mua bán hàng hoá.

– Hợp đồng mua bán hàng  hóa với tính ổn định của các tập quán thương mại và tính linh hoạt của thỏa thuận giữa các bên đã góp phần làm phát triển thị trường. Ngược lại, thị trường với ý nghĩa là môi trường thực tiễn của hoạt động mua

bán hàng hóa cũng có tác động trở lại làm phong phú thêm cho hợp đồng mua bán hàng  hóa và các tập quán thương mại.

– Hợp đồng mua bán hàng  hóa là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích các bên Công cụ này phát huy trên hai phương diện:

* Phương diện giữa các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hóa, đây là quan hệ song vụ, theo đó một bên có quyền nhận lấy hàng hóa như đã thỏa thuận và bên kia có quyền nhận tiền sau khi đã thực hiện nghĩa vụ giao hàng và các nghĩa vụ khác theo hợp đồng. Có thể nói đơn giản rằng quyền của bên này làm phát sinh nghĩa vụ tương ứng của bên kia. Các bên đều có quyền yêu cầu đối tác của mình thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ theo hợp đồng, nếu không, lập tức hợp đồng sẽ làm phát sinh trách nhiệm cho bên đã không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ. Trách nhiệm này buộc họ phải hoàn thành nốt phần nghĩa vụ còn lại, bồi thường thiệt hại cho bên kia (nếu có thiệt hại).

– Hợp đồng mua bán hàng  hóa giúp Nhà nước kiểm soát các hoạt động kinh doanh. Với ý nghĩa là nhân tố giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động thương mại, hợp đồng mua bán hàng  hóa xuất hiện trong phần lớn các hoạt động kinh doanh hay nói cách khác, hợp đồng mua bán hàng  hóa là công cụ quan trọng trong khâu lưu thông, phân phối của quá trình kinh doanh, trực tiếp đem lại lợi ích kinh tế cho các chủ thể kinh doanh. Vậy kiểm soát được hợp đồng mua bán hàng  hóa sẽ giúp Nhà nước quản tốt các hoạt động kinh doanh. So với các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, mua bán hàng hóa thương mại luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong đời sống kinh tế của mỗi quốc gia. Kiểm soát được hoạt động kinh doanh trong khâu lưu thông hàng hóa, Nhà nước sẽ đảm bảo sự lành mạnh cho môi trường kinh tế – xã hội. Thông qua hợp đồng mua bán hàng hoá, các thông tin về hàng hóa và sự lưu thông của nó trên thị trường được thể hiện đầy đủ, Nhà nước sẽ quản lý tốt dòng lưu chuyển hàng hóa – tiền tệ, sự biến động về tăng trưởng thấp hay cao của hoạt động thương mại theo từng giai đoạn cụ thể, để từ đó có chính sách phù hợp cho nền kinh tế.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com