Về Tổng cục Phòng, chống thiên tai? Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Phòng, chống thiên tai?
Cơ quan nhà nước luôn đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động quản lý, đặc biệt là trong hoạt động phòng, chống thiên tai. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đắc lực giúp Chính phủ trong chỉ đạo hoạt động phòng, chống thiên tai, nhưng để chuyên môn hóa hoạt động về phòng, chống thiên tai của Bộ thì Tổng cục Phòng chống thiên tai đã ra đời. Cơ quan này giữ vai trò trọng trách trong hoạt động phòng chống thiên tai. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về Tổng cục Phòng chống thiên tai cũng như trách nhiệm, nhiệm vụ của cơ quan này.
Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại
1. Về Tổng cục Phòng, chống thiên tai
Tổng cục Phòng, chống thiên tai được thành lập theo Quyết định số 26/2017/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2017 Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Phòng, chống thiên tai thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tổng cục Phòng, chống thiên tai là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thuộc quản lý của Bộ, có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng biệt và hoạt động do ngân sách nhà nước cấp. Có thể thấy rằng, ngay từ tên gọi của cơ quan dễ dàng nhận thấy Tổng cục Phòng, chống thiên tai có nhiệm vụ chuyên trách về các vấn đề thuộc lĩnh vực phòng, chống thiên tai của cả nước. Việc hình thành cơ quan này nhằm chuyên môn hóa nhiệm vụ trong phòng, chống thiên tai, từ đó giúp cho việc thực hiện các hoạt động trong phòng, chống thiên tai trở nên linh hoạt, không còn chồng chéo như trước. Đồng thời, việc chuyên môn hóa này còn nâng cao chất lượng của hoạt động phòng, chống thiên tai từ trên trung ương, từ đó mà nâng cao hiệu quả phòng, chống thiên tai trên toàn quốc.
Tổng cục Phòng, chống thiên tai được tổ chức với 8 tổ chức giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm: Vụ Kế hoạch, Tài chính; Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế, Thanh tra; Vụ Kiểm soát an toàn thiên tai; Vụ Quản lý thiên tai cộng đồng; Vụ Quản lý đê điều; Văn phòng Tổng cục; Cục ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai và một đơn vị sự nghiệp công lập là Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Phòng, chống thiên tai
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Phòng, chống thiên tại được quy định chi tiết tại Quyết định số 26/2017/QĐ- TTg, cụ thể gồm các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Thứ nhất, xây dựng các chính sách của Nhà nước thuộc phạm vi của tổng cục là phòng, chống thiên tai. Bản thân là cơ quan hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, nên đây chính là cơ quan nắm rõ nhất về các thiên tai cũng như các biện pháp phòng, chống thiên tai, khắc phục thiên tai, do đó, Tổng cục Phòng, chống thiên tai chính là cơ quan trực tiếp xây dựng các dự thảo văn bản pháp luật như luật, nghị quyết, pháp lệnh, nghị định,…. để trình lên cơ quan quản lý là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hoặc trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Bên cạnh việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thì Tổng cục Phòng, chống thiên tai còn tham gia xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phòng, chống thiên tai theo thời kì hay các chương trình, dự án, đề án quốc gia về phòng, chống thiên tai….
Thứ hai, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý tổng cục, tức Tổng cục Phòng, chống thiên tai thực hiện hoạt động hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống thiên tai cho các địa phương. Như ở trên đã nói, Tổng cục Phòng, chống thiên tai chính là cơ quan có chuyên môn cao nhất về phòng, chống thiên tai, nên để thực hiện tốt hoạt động phòng, chống thiên tại ở các địa phương thì cơ quan này phải hướng dẫn, tổ chức tập huấn,… để nâng cao nghiệp vụ của các cơ quan cấp dưới, cơ quan ở địa phương.
Thứ ba, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống thiên tai. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống thiên tai là điều vô cùng cần thiết, để toàn bộ người dân hiểu và biết về hoạt động phòng, chống thiên tai chính là cơ sở để thực hiện tốt hoạt động phòng, chống thiên tai. Để thực hiện các hoạt động này, thì Tổng cục Phòng, chống thiên tai có thể cùng các bộ, ngành liên quan cùng các cơ quan nhà nước khác như Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức các lớp tập huấn, diễn tập về phòng, chống thiên tai, hoặc thông qua các phương tiện truyền thông như báo, đài, tivi, internet,… để thực hiện, hay trong như phạm vi nhà trường thì kết hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để thiết kế bài giảng để tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống thiên tai cho học sinh,….
Thứ tư, thực hiện hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục. Là cơ quan đóng vai trò xây dựng các văn bản này, cơ chế, chiến lược, kế hoạch,… thì sau khi được phê duyệt, ban hành, Tổng cục Phòng, chống thiên tai tiến hành hướng dẫn để các cơ quan cấp dưới tiến hành áp dụng các văn bản, triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch,…
Trong lĩnh vực phòng ngừa và kiểm soát rủi ro thiên tai, thì Tổng cục Phòng, chống thiên tai thực hiện lập chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai; các quy hoạch về phòng, chống thiên tai cấp quốc gia, hướng dẫn lập và quản lý quy hoạch phòng, chống thiên tai, lũ lụt, sát lở,…. Đồng thời đóng vai trò trọng tâm trong việc tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai, như hướng dẫn, kiểm tra, xây dựng,… các phương án đó. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai ở các địa phương như việc xây dựng, bảo vệ các công trình phòng, chống thiên tai hay việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.
Bên cạnh đó là việc xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai và bảo vệ các công trình đó, chuẩn bị các vấn đề cần thiết về phòng, chống thiên tai như nhân lực, vật tư, nhu yếu phẩm,…..Tổ chức thực hiện các chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai và thực hiện các hoạt động liên quan đến cảnh báo sóng thần, ứng phó với thiên tai, bão, siêu bão,…
Về ứng phó với thiên tai, thì Tổng cục Phòng, chống thiên tai là cơ quan tham mưu, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn các biện pháp huy động nguồn lực, phương tiện để phòng, chống thiên tai khi có thiên tai xảy ra, và tiến hành tổ chức thực hiện khi được phê duyệt. Là cơ quan trực tiếp hướng dẫn và kiểm việc ứng phó với các tình huống cấp bách như chống lũ, lạt sở, di dân, trợ cấp,…. Và thường xuyên cập nhật về dự án, cảnh báo về tình hình thiên tai, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu,…
Về khắc phục hậu quả thiên tai, thì Tổng cục Phòng chống thiên tai cũng là cơ quan đề ra các biện pháp để khắc phục cho chủ thể có thẩm quyền phê duyệt là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Là cơ quan tham mưu trong việc khắc phục hậu quả và chịu trách nhiệm tổng hợp thiệt hại.
Hoạt động truyền thông, thông tin và giáo dục phòng, chống thiên tai là hoạt động bắt buộc, và Tổng cục Phòng, chống thiên tai đóng vai trò trọng tâm trong hoạt động này bên cạnh việc giáo dục pháp luật về phòng, chống thiên tai.
Tổng cục Phòng, chống thiên tai còn thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đê điều như quy hoạch đê điều, quản lý hoạt động của đê điều như việc đi lại, xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình đê điều,… hộ đê, cứu độ đê. Là cơ quan trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đê điều nên Tổng cục Phòng, chống thiên tại đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Tổng cục Phòng, chống thiên tai chính là cơ quan thường trực về phòng, chống thiên tai, tức luôn luôn túc trực để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai của cơ quan cấp trên, cụ thể là của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Văn phòng thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.
Một hoạt động không thể thiếu của cơ quan này đó chính là nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Nghiên cứu là hoạt động luôn luôn cần thiết, vì môi trường, thời tiết, khí hậu luôn luôn biến đổi, nghiên cứu để phát hiện ra nguy cơ tiềm ẩn thiên tai sớm hơn, để tìm ra các biện pháp phòng tránh, ứng phó cũng như khắc phục hậu quả thiên tai tốt hơn, để tìm ra hướng đi bền vững cho đất nước khi thiên tai xảy ra,… Song song với hoạt động nghiên cứu là hoạt động chuyển giao công nghệ, việc chuyển giao công nghệ này có thể chuyển giao từ nước ngoài về hoặc chuyển giao đến các địa phương, ứng dụng khoa học, công nghệ trong phòng, chống thiên tai.
Tổng cục Phòng, chống thiên tai còn là có nhiệm vụ trong hợp tác quốc tế về phòng, chống thiên tai như việc thực hiện tiếp nhận thông tin cảnh bảo về thiên tai ở nước ngoài, cung cấp thông tin về tiên tai cho các cơ quan nước ngoài; là đầu nối hợp tác phòng, chống ở khu vực,….
Bên cạnh đó thì Tổng cục phòng, chống thiên tai còn thực hiện các nhiệm vụ khác như cải cách hành chính, quản lý bộ máy hoạt động, thanh tra, kiểm tra, quản lý tài chính, quản lý đầu tư, xây dựng,….