Trường hợp ly hôn thuận tình? Thời gian giải quyết thuận tình ly hôn?

Trường hợp thuận tình ly hôn? Thủ tục công nhận thuận tình ly hôn và thời hạn giải quyết thuận tình ly hôn?

Bên cạnh đơn phương ly hôn thì pháp luật Việt Nam còn quy định về trường hợp cả hai vợ chồng cùng thuận tình ly hôn. Đây là một trong những cách thức để yêu cầu Tòa án tiến hành giải quyết ly hôn khi vợ, chồng đồng tình muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân. Bài viết dưới đây Luật LVN Group sẽ cung cấp các thông tin về thuận tình ly hôn cũng như việc giải quyết thuận tình ly hôn.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

1. Trường hợp thuận tình ly hôn

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định có hai trường hợp ly hôn là thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên. Thuận tình ly hôn là cách thức mà các bên có thể lựa chọn theo quy định của pháp luật để yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình. Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ và chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thực hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng. Sự thuận tình ở đây được hiểu là sự tự nguyện thực sự của vợ chồng, không bên nào cưỡng ép, lừa dối bên nào, không người thứ ba nào khác, đâu cũng là yếu tố cần thiết phải có, nếu thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc cả hai bên thì Tòa án không thể công nhận thuận tình ly hôn.

Thuận tình ly hôn có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng. Thuận tình ly hôn là trường hợp ly hôn mà cả vợ và chồng cũng yêu cầu chấm dứt hôn nhân, được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng. Trong trường hợp này, do tính chất của việc hai bên đã thỏa thuận được về việc ly hôn nên thường đã có thỏa thuận trước về chia tài sản và người chăm sóc con cái. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không có thỏa thuận Điều 55 Luật hôn gia đình 2014 quy định về trường hợp thuận tình ly hôn “ Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”. Như vậy, để Tòa án công nhận thuận tình ly hôn thì phải có bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng ”.

Thứ hai, hai bên thật sự tự nguyện ly hôn. Trong đó, “thật sự tự nguyện ly hôn” là cả hai vợ chồng đều được tự do bày tỏ ý chí của mình, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn Việc thể hiện ý chí thật sự tự nguyện ly hôn của hai vợ chồng đều phải xuất phát từ trách nhiệm đối với gia đình họ, phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực, đạo đức xã hội

Thứ ba các bên đã thỏa thuận việc chia tài sản, việc trông nom nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con. Điều này tức là các bên còn phải thỏa thuận được về các hậu quả của việc ly hôn, đặc biệt là về phần liên quan đến việc phân chia tài sản chung và về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Tòa án sẽ công nhận sự thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con. Nếu không thỏa thuận được hoặc tuy có thỏa thuận, nhưng không bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con, thì Tòa án sẽ quyết định giải quyết việc ly hôn

Thứ tự thủ tục hòa giải là bắt buộc phải có và là căn cứ để Tòa án quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Mục đích của việc này là vợ chồng rút đơn yêu cầu ly hôn và đoàn tụ với nhau. Đây là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, có 04 trường hợp sau đây, vụ án ly hôn sẽ không tiến hành hòa giải được (i) người bị yêu cầu ly hôn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình vắng mặt khi Tòa triệu tập hợp lệ đến lần thứ 02 ; (ii) vợ chồng không thể tham gia hòa giải vì lý do chính đáng, (iii) vợ hoặc chồng là người mất năng lực hành vi dân sự, (iv) một trong hai vợ chồng đề nghị không tiến hành hòa giải.

Theo khoản 3, 4, 5 Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 ta thấy các hậu quả pháp lý sau khi hòa giải như sau: Trường hợp sau khi hóa giải, vợ, chồng đoàn tụ ở trường hợp này, Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành, trường hợp này, Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: (i) hai bên thực sự tự nguyện ly hôn, (ii) hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, (iii) sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Trường hợp này, Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung.

2. Thủ tục công nhận thuận tình ly hôn và thời hạn giải quyết thuận tình ly hôn

Thủ tục giải quyết việc thuận tình ly hôn là những công việc, hoạt động do Tòa án có thẩm quyền tiến hành theo trình tự do pháp luật tố tụng dân sự quy định để xem xét, chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của vợ chồng từ giai đoạn thụ lý đơn yêu cầu đến khi quyết định công nhận thuận tình ly hôn có liệu lực pháp luật.

Thuận tình ly hôn là việc dân sự nên được thụ lý theo thủ tục giải quyết việc dân sự. Điều 361 Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định việc giải quyết việc thuận tình ly hôn thuộc phạm vi áp dụng quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự và các quy định riêng về thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn tại Chương XXVIII (từ Điều 396 đến Điều 397) Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Người yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn phải gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, đơn yêu cầu phải đủ những nội dung theo yêu cầu tại Điều 362. Và theo quy định tại Khoản 1 Điều 396 thì vợ, chồng cùng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn yêu cầu. Khi đó, cả vợ, chồng cùng được xác định là người yêu cầu.

Khi gửi đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tới Tòa án, người yêu cầu phải gửi kèm theo đơn các tài liệu, chức cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Sau khi nhận được đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành xem xét, nhận thấy yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán tiến hành thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự. Sau đó thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, cho Viện Kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu để họ tham gia tố tụng.

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã đưa ra quy định chung về thời hạn xét đơn yêu cầu đối với tất cả các loại việc dân sự, trong đó có yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Một hoạt động vô cùng quan trọng trong thời gian này đó chính là tiến hành hòa giải. Tại Khoản 2 Điều 397 BLTTDS 2015 quy định: “Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ”. Đây là thủ tục bắt buộc, mang tính đặc trưng của loại việc ly hôn nhằm giúp các đương sự trở về đoàn tụ.

Sau khi tiến hành hòa giải, căn cứ và kết quả hòa giải để Thẩm phán ra quyết định phù hợp. Quyết định giải quyết việc dân sự sẽ thể hiện theo kết quả của phiên hòa giải đoàn tụ là thành hay không thành. Theo đó, Thẩm phán ra một trong ba quyết định: Quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu; Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự; hoặc Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết.

Thời hạn giải quyết thuận tình ly hôn được tính từ qua các giai đoạn thụ lý, chuẩn bị giải quyết yêu cầu,… thì thời hạn giải quyết thuận tình ly hôn khoảng 2- 3 tháng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com