Tự do hoá quản lý ngoại hối và các luồng vốn quốc tế là gì?

Tự do hóa quản lí ngoại hối và các luồng vốn quốc tế là gì? Ý nghĩa quản lý ngoại hối?

Trong lĩnh vực ngân hàng, ngoại hối là mảng hoạt động có tính nhạy cảm cao, có mối quan hệ trực tiếp với kinh tế đối ngoại và chịu tác động mạnh mẽ của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự ra đời của Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005, tiếp đến là pháp lệnh ngoại hối sửa đổi, bổ sung năm 2013 đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt của nhà nước về ngoại hối và quản lý ngoại hối sao cho thực sự hiệu quả. Xu hướng quản lý hiện nay cho thấy nước ta đang hướng đến tự do hóa quản lý ngoại hối và các luồng vốn quốc tế.

Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.0191

Cơ sở pháp lý:

Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Pháp lệnh Ngoại hối do Văn phòng Quốc hội ban hành.

Nghị định 70/2014/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi.

1. Tự do hóa quản lí ngoại hối và các luồng vốn quốc tế là gì?

Trong nền kinh tế hiện đại, các nhà nghiên cứu về kinh tế học đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về ngoại hối nhưng hầu hết đều thống nhất quan điểm cho rằng ngoài hội là các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế như ngoại tệ (ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ trên tài khoản ở ngân hàng nước ngoài), vàng tiêu chuẩn quốc tế và các giấy tờ có giá trị ghi bằng ngoại tệ.

Ở Việt Nam, khái niệm ngoại hối được pháp luật quy định cụ thể bằng cách liệt kê các thành phần của ngoại hối tại Khoản 1, Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối, bao gồm:

– Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);

– Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

– Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

– Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

– Đồng tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

Khái niệm ngoại hối ở trên chưa mang tính chất khái quát cáo, tuy nhiên đã cụ thể hóa được nội hàm của khái niệm và tạo cơ sở phục vụ công tác quản lý nhà nước về ngoại hối.

Về luống vốn quốc tế, khái niệm về luồng vốn quốc tế được hiểu như dòng vốn quốc tế, trong đó có thể nhắc đến vốn viện trợ từ nước ngoài.

Khi nói đến quản lý ngoại hối, người ta thường hiểu một cách khái quát đó là hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực ngoại hối hay quá trình tố chức, điều hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động ngoại hối trong nền kinh tế trên cơ sở các quy định cảu pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Nghiên cứu về khái niệm tự do hóa quản lý ngoại hối và luồng vốn quốc tế, trước hết, cần hiểu rằng tự do hóa là việc loại bỏ hoặc giảm bớt các rào cản trong chính sách của chính phủ đối với một nội dung quản lý nhất định, ví dụ, tự do hóa thương mại, tự do hóa tài chính và trong đó cũng có tự do hóa quản lý ngoại hối. Từ khái niệm tự do hóa và khái niệm về ngoại hối hay luồng vốn quốc tế, có thể hiểu tự do hóa quản lý ngoại hối và luồng vốn quốc tế là việc nhà nước cho phép loại bỏ hoặc giảm bớt các rào cản trong chính sách, biện pháp tác động vào quá trình nhập, xuất ngoại hối (đặc biệt là ngoại tệ) và việc sử dụng ngoại hối theo những mục tiêu nhất định.

Thực tế, tự do hóa quản lý ngoại hối là hoạt động từng bước nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn. Tuy nhiên, pháp lệnh ngoại hối lại chưa thể hiện điều này và chỉ ghi nhận về tự do hóa các giao dịch vãng lai, tại Điều 6: “Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện.“, cụ thể cho điều này, Điều 4, Nghị định 70/2014/NĐ-CP ghi nhận rằng:

Trên lãnh thổ Việt Nam, tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai của người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện phù hợp với các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan theo các nguyên tắc sau:

1. Người cư trú, người không cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các nhu cầu thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai.

2. Người cư trú, người không cư trú có trách nhiệm xuất trình các chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép.

3. Khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai, người cư trú, người không cư trú không phải xuất trình các chứng từ liên quan đến việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam.

Như vậy, từ các quy định trên, có thể thấy, tự do hóa quản lý ngoại hối và luống vốn quốc tế chưa thực sự diễn ra triệt để ở Việt Nam, bởi việc tự do hóa có ảnh hưởng rất lớn đối với tình hình tài chính quốc gia. Việc tự do hóa phải được đặt ra trên sự phân tích, đánh giá thị trường, tình hình kinh tế- xã hội trong bối cảnh hòa nhập quốc tế và sự phát triển bùng nổ của toàn cầu hóa. Tự do hóa quản lý còn phụ thuộc vào hoạt động chuyên môn của các cơ quan có thẩm quyền, tính tự hóa không mang tuyệt đối mà tự do hóa trong sự kiểm soát có tầm nhìn hiệu quả và tối ưu.

2. Ý nghĩa quản lý ngoại hối:

Quản lý ngoại hối là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng mà Ngân hàng nhà nước phải quan tâm để đạt mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị của đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh nhân dân và nâng cao đời sống nhân dân. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường, quản lý ngoại hối là công cụ quản lý vĩ mô quan trọng của Nhà nước đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như yêu cầu đổi mới của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải hoàn thiện cũng như nâng cao chất lượng ngoại hối để công tác quản lý ngoại hối tiếp tục thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế thị trường.

Quản lí ngoại hối là yếu tố hết sức quan trọng và không thể coi thường trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Một đất nước trên thị trường lưu thông nhiều loại ngoại tệ, nhất là các ngoại tệ mạnh sẽ làm suy yếu, giảm sức mua của tiền tệ trong nước, nguy hại hơn là giảm lòng tin của công chúng, gây tâm lí né tránh, đùn đảy đồng bản tệ, cất trữ ngoại tệ. Một nền lưu thông tiền tệ mất tính độc lập, tự chủ, lệ thuộc vào tiền của nước Ngoài sẽ dẫn đến lưu thông tiền tệ trong nước rối loạn, lạm phát, sức mua đồng tiền sụt giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, lưu thông hàng hóa và đời sống xã hội.

Quản lý ngoại hối ra đời phải thực hiện được mục đích, ý nghĩa của nó, cụ thể:

– Điều tiết tỷ giá thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng trung ương sử dụng chính sách ngoại hối như một công cụ có hiệu lực để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, thông qua mua bán ngoại hối trên thị trường để can thiệp tỷ giá khi cần thiết nhằm ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền, tác động vào lượng tiền cung ứng.

– Bảo tồn quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước. Là cơ quan quản lý tài sản quốc gia, ngân hàng trung ương phải quản lý quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước nhưng không chỉ bảo quản và cất giữ mà còn biết sử dụng để phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế, luôn đảm bảo an toàn không bị ảnh hưởng rủi ro về tỷ giá ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Vì thế ngân hàng trung ương cần phải mua bán chuyển đổi để phát triển chống thất thoát, sói mòn quỹ dự trữ ngoại hối của Nhà nước, bảo vệ độc lập chủ quyền về tiền tệ.

– Cải thiện cán cân thanh toán Cán cân thanh toán quốc tế thể hiện quan hệ thu chi quốc tế của một nước với nước ngoài. Cán cân thanh toán phải phản ánh đầy đủ những xu hướng cung cầu về ngoại tệ trong các giao dịch quốc tế nên nó tác động lớn đến tỷ giá hối đoái của đồng tiền. Khi cán cân thanh toán quốc tế bội thu, lượng ngoại tệ chảy vào trong nước dẫn đến khả năng cung về ngoại tệ cao hơn nhu cầu, trường hợp này tỷ giá vận động theo xu hướng giảm.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com