Tài sản vô chủ, không xác định được chủ là gì? Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, không xác định được chủ?
Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ thông thường là những tài sản bị đánh rơi, làm mất, bỏ quên,… Do đó, khi những tài sản này được một người khác không phải chủ sở hữu nhặt được mà người nhặt được này lại không biết tài sản đó do ai là chủ sở hữu thì được coi là tài sản vô chủ, không xác định được chủ. Đối với những trường hợp mà cá nhân nhặt được vật vô chủ thì phải giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền để xác nhận xem ai làm chủ nhân của vật đó. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp cơ quan chức năng cũng không xác nhận được chủ sở hữu của vật đó, vì thế mà pháp luật Dân sự hiên hành có quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, không xác định được chủ. Vậy quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, không xác định được chủ có nội dung như thế nào? Hãy cũng Luật LVN Group tìm hiểu về nội dung này trong bài viết chi tiết dưới đây:
LVN Group tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.
1. Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu là gì?
Tài sản là vấn đề trọng tâm, cơ bản của mọi quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Khái niệm tài sản đã được Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định khá cụ thể, theo đó tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản, bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”.
Trong đó, chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu không phải là chủ sở hữu. Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng hương hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Đối với quyền sử dụng của chủ sở hữu, chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác;
Đồng thời, người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản… Tài sản không xác định được chủ sở hữu là trường hợp không biết ai là người có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt hợp pháp đối với tài sản và không có căn cứ để xác định việc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu. Trong đó thái độ chủ quan của chủ sở hữu đối với việc bỏ lại tài sản phải là cố ý. Nếu chủ sở hữu bỏ lại tài sản một cách vô ý thì tài sản được xác định là tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên . Nếu như chứng minh được chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản thì tại thời điểm đó không ai có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản.
Tài sản không xác định được chủ sở hữu là trường hợp không biết ai là người có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt hợp pháp đối với tài sản và không có căn cứ để xác định việc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu. Việc chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu là một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu .
2. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu
Hiện nay, việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ hay tài sản không xác định được chủ sở hữu thì đa phần đối với những tài sản này sẽ thuộc về quyền quan lý của Nhà nước, bên cạnh đó thì pháp luật cũng có quy định về việc xác lập người nhặt được tài sản, phát hiện được tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có quyền sở hữu đối với những tài sản này. Vậy thì Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về vấn đề xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, không xác định được chủ như thế nào? Thì trong mục 2 này, tác giả sẽ đi sâu vào phân tích các quy định về nội dung này, cụ thể, tại Điều 228 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 228. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu
1. Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.
2. Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại
Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.
Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản.
Sau 05 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là bất động sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật”.
Việc xác lập quyền sở hữu trong trường hợp này được quy định tại điều 228 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì, tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó. Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu của mình đối với tài sản bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó. Đồng thời, đối với người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác. Nếu như tài sản vô chủ là bất động sản thì bất động sản đó sẽ thuộc về Nhà nước.
Thông báo công khai cho chủ sở hữu tài sản được thực hiện khi người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Đối với việc phát hiện tài sản giao nộp tài sản tới cơ quan có thẩm quyền thì cần phải xác nhận việc giao nộp bằng việc lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp và Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.
Trên cơ sơ quy định của pháp luật hiện hành về việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu. Thì kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản sau thời hạn một năm. Còn đối với .tài sản là bất động sản thì sau thời hạn là năm năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là bất động sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Ở tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu thì người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản, trừ trường hợp có quy định khác, nếu là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.
Nhưng nếu như người phát hiện tài sản mà không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân xã hoặc công an cấp xã nơi gàn nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Tại Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên
Ở trường hợp tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên thì người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất đẻ thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Nhưng dù xác định đó là tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu hay tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên thì đối tượng bị đánh rơi, bỏ quên thì đều phải tuân theo trình tự, thủ tục như sau:
Bước 1: Chủ thể nhặt được tài sản phải giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an nhân dân cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại
Bước 2: sau khi chủ thể nhặt được tài sản đã giao nộp tài sản đó tại Ủy ban nhân dân xã hoặc Công an xã thì việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của bạn, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.