Quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai? Xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai?
Hiện nay ở thời đại 4.0, với sự phát triển của khoa học công nghệ thì việc thực hiện quản lý nhà nước cũng đang được chú trọng, cụ thể đối với lĩnh vực đất đai, Nhà nước ta đã sử dụng phần mềm máy tính để có thể quản lý các dữ liệu về đất đai, thu gọn quản lý hành chính về đất đai và hơn nữa là tiết kiệm được các chi phí quản lý. Vậy Xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai được pháp luật quy định như thế nào? Dưới bài viết này chúng tôi xin cung cấp các thông tin chi tiết.
Cơ sở pháp lý: Luật Đất Đai 2013
LVN Group tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191
1. Quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
Theo quy định tại điều 3 Luật đất đai 2013 quy định:
“Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.”
Theo đó có thể hiểu đây là công cụ quản lý đất đai của nhà nước thông qua phần mềm máy tính, đây là một bước đột phá đối với quản lý đất đai, bởi vì số liệu đất đai thay đổi đó là cả một khối dữ liệu khổng lồ, thay vì quản lý bằng giấy tờ, sổ sách sẽ vô cùng cồng kềnh và khó kiểm soát. Quản lý đất đai dựa trên cơ sở dữ liệu sẽ nhanh gọn hơn trong tra cứu và xử lý thông tin đất đai. Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được xây dựng thống nhất trong phạm vi cả nước, gồm các thành phần:
– Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về đất đai;
– Cơ sở dữ liệu địa chính;
– Cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai;
– Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
– Cơ sở dữ liệu giá đất;
– Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai;
– Cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai;
– Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai.
2. Đặc điểm và tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu đất đai.
Theo quy định của pháp luật về đất đai, dữ liệu đất đai có thể hiểu đó là thông tin đất đai dưới dạng số được thể hiện bằng hình thức ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự theo quy định. Cơ sở dữ liệu đất đai được hiểu là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử. Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được xây dựng thống nhất trong phạm vi cả nước dựa theo quy định xây dựng dữ liệu đất đai do pháp luật ban hành, gồm các thành phần:
– Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về đất đai;
– Cơ sở dữ liệu địa chính;
– Cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai;
– Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
– Cơ sở dữ liệu giá đất;
– Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai;
– Cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai;
– Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai.
Thực hiện quản lý đất đai trên cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm các mục tiêu của Cuộc cách mạng công nghệ 4.0, ngành quản lý đất đai đã và đang xây dựng cũng như vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai trên cả nước theo hướng hiện đại hóa, đồng bộ trên phạm vi cả nước theo một lộ trình thống nhất nhằm tạo nền tảng cho triển khai Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử và đô thị thông minh. Quản lý đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đất đai là những vấn đề quan trọng để đảm bảo quản lý đất đai một cách minh bạch, đồng thời, góp phần phòng ngừa các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý đất đai.
Cùng với đó, hệ thống thông tin đất đai đảm bảo kết nối liên thông cải cách thủ tục hành chính giữa Bộ tài nguyên và môi trường với các ngành như thuế, Hải quan. Thông qua các thông tin về hiện trạng sử dụng đất đai, các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, các thông tin về giá trị đất đai,.. sẽ làm giảm thiểu rủi ro không đáng có khi chuyển nhượng nhà đất cũng như hạn chế việc đầu cơ, thổi giá nhà đất gây bất ổn cho sự phát triển kinh tế.
3. Xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
Đề án sẽ được Bộ tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ trong tháng 11 theo nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
3.1. Mục tiêu Xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
Mục tiêu của việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia đề ra tập trung, thống nhất các dữ liệu chung trên đất nước và để dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm cung cấp chính xác, kịp thời thông tin cơ bản về đất đai phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong lĩnh vực đất đai.
Theo đó các mục tiêu để có thể xây dựng và quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai đó chính là cần hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được xây dựng, hoàn thiện trên phạm vi toàn quốc; Hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được nâng cấp, hoàn thiện và duy trì vận hành; Nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai và hệ thống thông tin đất đai quốc gia; Kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia với cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương phục vụ triển khai Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử và đô thị thông minh; Thí điểm mô hình Văn phòng Đăng ký đất đai hiện đại và kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ triển khai Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử và đô thị thông minh.
3.2. Nhiệm vụ chính đối với việc xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
Nhiệm vụ chính đối với việc xây dựng, quản lý khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai đó là rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; Xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia trên phạm vi toàn quốc; Đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện và duy trì vận hành Hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; Đào tạo, nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; Thực hiện kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu đất đai và thí điểm mô hình Văn phòng Đăng ký đất đai hiện đại và phục vụ triển khai Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử và đô thị thông minh.
Cũng theo đó mà đối với các trường hợp khai thác dữ liệu cần phải tổng hợp, xử lý trước khi cung cấp cho tổ chức, cá nhân thì phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu. Mẫu hợp đồng cung cấp, khai thác dữ liệu đất đai theo Mẫu số 02 (ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT).
Pháp luật có quy định về thời gan để có thể cung cấp dữ liệu đất đai theo cac thỏa thuận lập ra giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng theo quy định của pháp luật. Trong một vài trường hợp, việc khai thác thông tin đất đai phải trả phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai theo quy định của pháp luật. Mức thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai được Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân thông qua. Hệ thống dữ liệu đất đai được xây dựng một cách hợp lý, đồng bộ trên phạm vi cả nước, nếu được vận dụng tốt vào đời sống sẽ đem lại nhiều lợi ích trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính cũng như phòng ngừa và hạn chế các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý đất đai. Vì vậy cần có sự đầu tư đúng mức và hiệu quả để phát triển đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành