Xử lý hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án

Xử lý hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án?

Trong quá trình giải quyết bất kì một vụ án nào ( dân sự, hình sự, hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động) thì Tòa án đều phải gửi giấy triệu tập đối với những người tham gia tố tụng khác: người làm chứng, người phiên dịch, người giám định… theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong không ít những trường hợp mặc dù đã có giấy triệu tập hợp lệ của Tòa án nhưng những chủ thể này vẫn cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Vậy đối với những trường hợp như vậy thì sẽ bị xử lý ra sao? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho các bạn nội dung liên quan đến: ” Xử lý hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án”.

LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191

– Cơ sở pháp lý: Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

1. Xử lý hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án.

– Tại Điều 490 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về việc xử lý hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án, theo đó, khi đã có giấy triệu tập hợp lệ của Tòa án nhưng người làm chứng, người phiên dịch, người giám định cố ý không đến  Tòa án hoặc không có mặt tại phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc thu thập, xác minh chứng cứ hoặc giải quyết vụ việc thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

– Theo đó, đương sự trong vụ án dân sự bao gồm: nguyên đơn trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực phụ trách hoặc được người khác khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Tuy cũng tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình như các đương sự khác nhưng việc tham gia tố tụng của nguyên đơn mang tính chủ động hơn các đương sự khác. Nguyên đơn là người có quyền, lợi ích liên quan đến vụ án nhưng đồng thời cũng là người đã khởi kiện hoặc được người khác khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của họ. Trong tố tụng dân sự, hoạt động tố tụng của nguyên đơn có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng.

– Bị đơn trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện do bị nguyên đơn hoặc bị người khác khởi kiện theo quy định của pháp luật. Việc tham gia vào vụ án dân sự của bị đơn mang tính bị động chứ không chủ động như nguyên đơn. Do bị nguyên đơn hoặc người đại diện của họ khởi kiện nên bị đơn buộc phải tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện. Tuy nhiên, hoạt động tố tụng dân sự của bị đơn cũng có thể làm thay đổi quá trình giải quyết vụ án dân sự.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc tham gia tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự có thể do họ chủ động, theo yêu cầu của đương sự khác hoặc theo yêu cầu của toà án. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự không khởi kiện như nguyên đơn, không bị kiện như bị đơn mà là người tham gia tố tụng khi vụ án đã xuất hiện giữa nguyên đơn, bị đơn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Việc tham gia tố tụng của họ trong vụ án dân sự là do họ có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự.

– Trong đó, quyền đòi bồi hoàn giữa các đương sự là một trong những căn cứ chủ yếu để người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng, như quyền của chủ phương tiện đối với người lái xe của họ trong trường hợp chủ phương tiện phải bồi thường cho người bị hại do người lái xe gây ra; quyền của toà án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra đối với người tiến hành tố tụng trong trường hợp các cơ quan này đã bồi thường cho người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người tiến hành tố tụng gây ra v.v..

– Ngoài ra, việc tham gia tố tụng của họ có thể còn xuất phát từ các căn cứ pháp lý khác. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bao gồm hai loại: người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn hay còn gọi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độc lập.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tó tố tụng độc lập với nguyên đơn và bị đơn. Trong vụ án dân sự, lợi ích pháp lý tụng độc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập luôn độc lập với lợi ích pháp lý của nguyên đơn, bị đơn nên yêu cầu của họ có thể chống cả nguyên đơn, bị đơn. Thông thường người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập có đủ điều kiện pháp lý khởi kiện vụ án dân sự nhưng do vụ án dân sự đã xuất hiện giữa nguyên đơn, bị đơn nên họ phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nếu không việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ sau đó sẽ gặp khó khăn hơn.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độc lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tung phụ thuộc vào nguyên đơn hoặc bị đơn. Do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độc lập lợi ích pháp lý của họ gắn liền với lợi ích pháp lý của nguyên đơn, bị đơn nên việc tham gia tố tụng của họ bị phụ thuộc vào nguyên đơn. Tuy vậy, khi tham gia tố tụng của họ vẫn có quyền quyết định trong phạm vi quyền lợi của họ.

– Người yêu cầu trong việc dân sự là người tham gia tố tụng đưa ra yêu cầu về giải quyết việc dân sự. Việc tham gia tố tụng của người yêu cầu trong việc dân sự cũng chủ động như nguyên đơn trong vụ án dân sự. Người yêu cầu trong việc dân sự cũng có lợi ích pháp lý độc lập, được đưa ra yêu cầu cho toà án giải quyết như nguyên đơn trong vụ án dân sự khi tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, yêu cầu của họ chỉ giới hạn trong phạm vi yêu cầu toà án công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của họ hoặc công nhận quyền, nghĩa vụ của họ.

– Người có liên quan trong việc dân sự là người tham gia tố tụng vào việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc trả lời về những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Việc tham gia tố tụng của người có liên quan trong việc dân sự cũng như việc tham gia tố tụng của người có liên quan trong vụ án dân sự có thể do họ chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự khác hoặc theo yêu cầu của toà án.

– Những người tham gia tố tụng trong tố tụng dân sự đều phải có những quyền lợi và những nghĩa vụ riêng mà pháp luật đã quy định, bởi lẽ mỗi người tham gia tố tụng đều có tư cách riêng và đều có những vai trò riêng nhất định để đảm bảo, phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, đưa vụ án đi đến được những kết luận chính xác đúng người đúng tội, tìm lại lẽ công bằng cho những người bị yếu thế trong xã hội.

Trong đó không thể không kể đến người phiên dịch, người làm chứng, người giám định trong quá trình tham gia hoạt động tố tụng. Những người này có vai trò vô cùng quan trọng, theo đó, người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch. Tuy nhiên, trên thực tế không ít những trường hợp người phiên dịch, người làm chứng, người giám định lại cố tình không có mặt theo giấy triệu tập hợp lệ của Tòa án. Pháp luật cũng quy định về việc nếu người làm chứng cố tình có hành vi không có mặt theo giấy triệu tập hợp lệ của Tòa án thì Tòa án có quyền ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp ( trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên). Bởi lẽ, dễ dàng nhận thấy rằng, người làm chứng có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tìm ra sự thật của vụ án, người làm chứng là người  biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.

– Khi có quyết định về việc dẫn giải người làm chứng thì trong quyết định dẫn giải người làm chứng phải  ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ, tên, chức vụ người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng phải có mặt.

– Theo đó, khi có quyết định về việc dẫn giải người làm chứng thì cơ quan công an có nhiệm vụ thi hành quyết định của Tòa án dẫn giải người làm chứng. Người thi hành quyết định dẫn giải người làm chứng phải đọc, giải thích quyết định dẫn giải cho người bị dẫn giải biết và lập biên bản về việc dẫn giải.

Tóm lại, việc cố ý không có mặt theo giấy triệu tập hợp lệ của Tòa án sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, bởi lẽ đây là một trong những hành vi gây cản trở hoạt động tố tụng dân sự. Trong một số trường hợp, khi Tòa án triệu tập hợp lệ mà chủ thể được triệu tập vẫn cố tình không có mặt thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành dẫn giải theo trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com