Xử lý hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp

Xử lý hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp. Vấn đề bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và quyền của chủ sở hữu.

Xử lý hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp. Vấn đề bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và quyền của chủ sở hữu.


Tóm tắt câu hỏi:

Công ty tôi sản xuất ra sản phẩm máy hút bụi A và đã đăng kí kiểu dáng công nghiệp vào năm 2011. Tháng 1 năm 2012, công ty tôi được cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với sản phẩm máy hút bụi A. Tháng 12 năm 2014, công ty tôi phát hiện trên thị trường loại sản phẩm máy hút bụi của công ty T (trụ sở tại Hà Nội) có kiểu dáng rất giống với kiểu dáng máy hút bụi A (giống tới 80%) của công ty tôi mà không hề xin phép công ty tôi. Xin hỏi hành vi của công ty T có xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của công ty tôi ?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Trong trường hợp này, công ty của bạn đã được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với sản phẩm máy hút bụi A. Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của công ty bạn được cấp vào tháng 1 năm 2012. Theo quy định tại khoản 4 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009 thì: “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.” Như vây, tại thời điểm phát hiện ra hành vi của công ty T có sản xuất máy hút bụi có kiểu dáng công nghiệp vẫn còn trong thời gian được bảo hộ. Theo quy định tại Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp như sau:

“Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:

1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;

2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.”

Như vậy, một hành vi được coi là hành vi xâm phạm đối với kiểu dáng công nghiệp là hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể đối với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ không được phép của chủ sở hữu. Để xác định được một hành vi được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp thì phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP: 

“1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.

4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.”

Xét trong trường hợp của công ty bạn:

Về điều kiện thứ nhất, đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Kiểu dáng công nghiệp máy hút bụi A của công ty bạn là đối tượng đang được bảo hộ vì như thông tin bạn cung cấp văn bằng bảo hộ máy hút bụi của bạn được cấp vào tháng 1 năm 2012. Hiện nay, văn bằng bảo hộ này vẫn còn hiệu lực.

Về điều kiện thứ hai, có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét. Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp được quy định tại Điều 10 Nghị định 105/2006/NĐ-CP cụ thể:  

“Sản phẩm, phần sản phẩm bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét, kể cả trường hợp đã được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao (gần như không thể phân biệt được sự khác biệt) của kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu khác đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của người đó;

b) Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm được bảo hộ của người khác.”

Trong trường hợp này, theo thông tin bạn cung cấp thì sản phẩm máy hút bụi của công ty T có kiểu dáng công nghiệp giống tới 80% kiểu dáng công nghiệp máy hút bụi A của công ty bạn. Việc máy hút bụi của công ty T giống 80% kiểu dáng máy hút bụi của công ty bạn làm cho người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là máy hút bụi của công ty bạn và đâu là máy hút bụi của công ty T. Như vậy, yếu tố xâm phạm trong trường hợp này là hành vi sản xuất máy hút bụi có kiểu dáng giống tới 80 % kiểu dáng công nghiệp của công ty bạn.

Hanh-vi-xam-pham-den-quyen-doi-voi-kieu-dang-cong-nghiepHanh-vi-xam-pham-den-quyen-doi-voi-kieu-dang-cong-nghiep

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Về điều kiện thứ ba, hành vi của công ty T không thuộc các đối tượng ngoại lệ được quy định tại  các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 Luật Sở hữu trí tuệ. Vì công ty T đã không xin phép công ty bạn trước khi sản xuất máy hút bụi.

Về điều kiện thứ 4, hành vi xâm phạm xảy ra tại Việt Nam. Công ty T có trụ sở tại Hà Nội. Như vậy, có thể thấy hành vi xâm phạm của công ty T xảy ra tại Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy hành vi của công ty T đã đáp ứng đủ cả 4 điều kiện nêu trên. Công ty T đã có hành vi xâm phạm đến quyền đối với kiểu dáng công nghiệp máy hút bụi của công ty bạn. Để bảo vệ quyền và lợi ích của công ty mình bạn có thể thực hiện các biện pháp như: biện pháp tự bảo vệ, biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:

– Ý nghĩa của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

– Yêu cầu đối với bộ ảnh chụp/bản vẽ khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

– Quy định pháp luật về kiểu dáng công nghiệp

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn luật dân sự miễn phí

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com