Xử lý về tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp

Quy định của pháp luật về xử lý tài chính khi xác định giá trị của doanh nghiệp như sau:

xu-ly-ve-tai-chinh-khi-xac-dinh-gia-tri-doanh-nghiepxu-ly-ve-tai-chinh-khi-xac-dinh-gia-tri-doanh-nghiepCăn cứ theo quy định tại Điều 9  Thông tư 127/2014/TT-BTC quy định về tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp.

Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa không phải thực hiện trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi, bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp; không phải trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định.

Xử lý tài sản:

Căn cứ vào kết quả kiểm kê, phân loại tài sản, doanh nghiệp xử lý tài sản theo quy định tại Điều 14  Nghị định số 59/2011/NĐ-CP , trong đó:

Thứ nhất, đối với tài sản thừa, thiếu, phải phân tích làm rõ nguyên nhân và xử lý như sau:

– Tài sản thiếu phải xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý bồi thường vật chất theo quy định hiện hành; giá trị tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường của tổ chức, cá nhân (nếu có), doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.

– Tài sản thừa, nếu không xác định được nguyên nhân hoặc không tìm được chủ sở hữu thì xử lý tăng giá trị thực tế phần vốn nhà nước.

Thứ hai, đối với những tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý:

– Giám đốc doanh nghiệp cổ phần hóa chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thanh lý, nhượng bán tài sản. Việc thanh lý, nhượng bán tài sản được thực hiện thông qua phương thức đấu giá công khai theo quy định hiện hành của Nhà nước.

– Các khoản thu và chi phí cho hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản được hạch toán vào thu nhập và chi phí của doanh nghiệp.

– Đến thời điểm tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp, những tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý chưa được xử lý, ngoại trừ các trường hợp tài sản không được phép loại trừ quy định tại khoản 3 Điều 14   Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa xem xét, quyết định loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp và thực hiện chuyển giao cho các cơ quan theo quy định tại khoản 2 Điều 14  Nghị định số 59/2011/NĐ-CP. Cụ thể:

Công ty Mua bán nợ Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp quy định tại Điều 2    Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ – công ty con để xử lý theo quy định đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn do các doanh nghiệp này nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Thứ ba, đối với tài sản của các đơn vị sự nghiệp có thu (bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu) khi thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong    tổ hợp công ty mẹ – công ty con; tài sản hoạt động sự nghiệp thực hiện xử lý cụ thể như sau:

– Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục kế thừa thì phải tổ chức xử lý tài chính và định giá vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại Thông tư này. Doanh nghiệp cổ phần hóa cần xác định mô hình hạch toán (hạch toán độc lập, phụ thuộc) của các đơn vị sự nghiệp có thu để áp dụng các cơ chế tài chính theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa không kế thừa thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chuyển giao cho các Bộ, ngành có liên quan hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện xã hội hóa theo quy định của pháp luật. Trong thời gian chưa chuyển giao thì các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đang thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ – con tiếp tục quản lý và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các đơn vị này.

xu-ly-ve-tai-chinh-khi-xac-dinh-gia-tri-doanh-nghiepxu-ly-ve-tai-chinh-khi-xac-dinh-gia-tri-doanh-nghiep

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Thứ tư, khi xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa được loại trừ khoản đầu tư tài chính (góp vốn liên doanh, góp vốn thành lập công ty TNHH, các hoạt động góp vốn khác) bằng giá trị quyền sử dụng đất trong trường hợp thống nhất được với các bên góp vốn để thực hiện chuyển giao cho doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn khác làm đối tác.

Trường hợp không chuyển giao được cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khác làm đối tác thì doanh nghiệp tiếp tục kế thừa tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo nguyên tắc quy định tại Điều 33   Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

Thứ năm, doanh nghiệp cổ phần hóa lập phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Thủ tướng Chính phủ để xử lý dứt điểm quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất của doanh nghiệp trước khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.

Đối với tài sản gắn liền với đất không thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Thủ tướng Chính phủ xử lý dứt điểm quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất của doanh nghiệp trước khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com