Yêu cầu phản tố là gì? Thời điểm cuối cùng được phép đưa yêu cầu phản tố?

Yêu cầu phản tố là gì? Thời điểm cuối cùng được phép đưa yêu cầu phản tố? Thủ tục yêu cầu phản tố?

Quyền yêu cầu phản tố là một quyền đặc trưng của bị đơn trong vụ án dân sự. Việc xác định thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn không chỉ đảm bảo quyền lợi cho chính bị đơn mà còn đảm bảo quyền lợi cho các đương sự khác, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Vậy, yêu cầu phản tố là gì, thời điểm cuối cùng được phép đưa yêu cầu phản tố là khi nào?

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

* Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;

– Nghị quyết 103/2015/QH13 về việc thi hành bộ luật tố tụng dân sự;

– Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự;

– Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự;

– Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành quy định của Nghị quyết 103/2015/QH13 về thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết 104/2015/QH13 về thi hành Luật tố tụng hành chính do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

1. Yêu cầu phản tố là gì?

Để đảm bảo công bằng với những người có quyền và nghĩa vụ liên quan, pháp luật nước ta đã quy định bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với những nội dung vụ việc mà nguyên đơn phải thực hiện với mình. Theo đó, phản tố chính là một quyền của bị đơn trong vụ án dân sự, hay hiểu theo cách đơn giản là việc bị đơn khởi kiện ngược lại người đã kiện mình tức là nguyên đơn trong vụ án.

Quyền nộp đơn yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ xuất hiện khi sự việc mà nguyên đơn nộp đơn khởi kiện ra Tòa án được thụ lý vụ việc đối với yêu cầu của nguyên đơn, sau đó bị đơn được Tòa án gửi thông báo triệu tập, thì lúc này bị đơn có quyền nộp đơn yêu cầu phản tố để bảo vệ quyền lợi của mình trước Tòa. Và một điểm lưu ý cực kỳ quan trọng đó chính là lý do không đồng ý yêu cầu của nguyên đơn phải trở thành yêu cầu của bị đơn và yêu cầu đó có đủ cơ sở, căn cứ để chứng minh yêu cầu này có thể trở thành một vụ án mới thì lúc này mới được xem là yêu cầu phản tố.

Như vậy, yêu cầu phản tố chính là yêu cầu của bị đơn đối với nguyên đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Yêu cầu phản tố tiếng Anh có nghĩa là: Counter-claim.

Counter-claim is a defendant’s request against a plaintiff or an independent claim of a person with related interests and obligations.

2. Thời điểm cuối cùng được phép đưa yêu cầu phản tố:

Nếu xét về thời điểm cuối cùng được phép đưa yêu cầu phản tố thì xét từ hai bộ luật tố tụng dân sự 2015 và 2005 thì nhìn chung vẫn chưa ra những quy định cụ thể về thời điểm cuối cùng được phép đưa ra yêu cầu phản tố. Bởi vì vậy mà đến nay vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về quy định này, cụ thể:

Quan điểm thứ nhất cho rằng bị đơn được đưa ra yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc gioa nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và được tiến hành tổ chức hòa giải. Theo đó, thời điểm để bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố cuối cùng chính là thời điểm mà phiên hợp kiểm tra giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định tại khoản 2, Điều 200 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Trước đây, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 không có quy định về thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn nên đã xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về thời hạn bị đơn được đưa ra yêu cầu phản tố.  Thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố chính là khoảng thời hạn bị đơn phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện. Tức là cùng với việc  phải nộp đơn cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện thì đồng thời bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn để trình bày những nội dung theo quan điểm của mình, việc này chính là quyền của bị dơn.

Quan điểm thứ hai cho rằng mặc dù khoản 3 điều 200 và khoản 2 điều 201 đã quy định như trên nhưng khoản 2 điều 201 cũng đã có quy định về thời điểm là khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán cần công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề về sửa đổi, bổ sung, thay đỏi, rút đơn yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập hay những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết…Theo đó, thời điểm để có thể xác định được thời điểm cuối cùng bị đơn được đưa ra yêu cấu phản tố, người có quyền lợi , nghĩa vụ liên quan thì cần phải xác định được ý kiến cuối cùng của những người trên tại thời điểm thực hiện việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Tuy nhiên, theo quan điểm mà tác giả tổng hợp được từ những nội dung trên thì quan điểm thứ nhất đã đưa ra những lý lẽ chính xác hơn. Bởi với quy định tại khoản 3, điều 200 và khoản 2 điều 201 như trên là đã quá rõ ràng, đó chính là thời điểm cuối cùng bị đơn được đưa ra yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được đưa ra yêu cầu độc lập là trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Như vậy, bị đơn hay những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra về việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Nếu chúng ta tìm hiểu kỹ thì thất ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lp, về bản chấ cũng là yêu cầu khởi kiện nêu yêu cầu có thể được khởi kiện thành một vụ án mới độc lập.

3. Thủ tục yêu cầu phản tố:

Theo quy định tại điều 202 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015  quy định thủ tục yêu cầu phản tố được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn, cụ thể như sau:

Thứ nhất, chuẩn bị đơn khởi kiện cùng với các tài liệu chứng cứ kèm theo nếu có

Đơn khởi kiện cần phải có các nội dung chính sau đây:

– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

– Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

– Địa chỉ “nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng” của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan quy định tại điểm đ, e khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là địa chỉ người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã từng cư trú, làm việc hoặc có trụ sở mà người khởi kiện biết được gần nhất tính đến thời điểm khởi kiện và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh.

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

– Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

– Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Đồng thời kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Thứ hai, sau khi chuẩn bị đầy đủ đơn cùng với chứng cứ, tài liệu thì tiến hành gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền để giải quyết. Các phương thức có thể được thực hiện bằng phương thức trực tiếp, gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính, người khởi kiện phải truy cập vào Cổng thông tin điện tự của Tòa án điền đầy đủ nội dung đơn khởi kiện, kỷ điện tử và gửi đến Tòa án.

Thứ ba, trường hợp đơn đầy đủ và hợp lệ thì sẽ được thụ lý vụ án. Và trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

Thứ tư, tiến hành hòa giải và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc được Chánh án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trường hợp các bên hòa giải không thành thì tiến hành đưa vụ án ra xét xử.  Và quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

Như vậy, thủ tục để phản tố sẽ được tiến hành theo quy định giống như thủ tục nộp đơn khởi kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Việc ban hành quy định này sẽ giúp cho bị đơn bảo vệ được quyền lợi của mình.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH LVN Group về yêu cầu phản tố là gì, thời điểm cuối cùng được phép đưa yêu cầu phản tố. Trường hợp còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan, vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH LVN Group để được tư vấn, giải đáp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com