16, 17, 18 tuổi có được đăng ký kết hôn không? Lý do tại sao?

Công dân có độ tuổi 16, 17, 18 tuổi có được đăng ký kết hôn không? Lý do tại sao 16, 17, 18 tuổi không được đăng ký kết hôn? Xử phạt khi kết hôn khi 16, 17, 18 tuổi?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi kết hôn kết hôn là nữ từ đủ 18 tuổi trở lên và nam từ đủ 20 tuổi trở lên. Tuy nhiên, thực tế tại vùng kinh tế – xã hội, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo thì việc tảo hôn ngày càng gia tăng, có trường hợp 16, 17, 18 thậm chí chỉ mới 14 tuổi, 15 tuổi đã kết hôn khi chưa đáp ứng điều kiện về độ tuổi đăng ký kết hôn. Vậy, 16, 17, 18 tuổi có được đăng ký kết hôn không? Lý do tại sao 16, 17, 18 tuổi không được đăng ký kết hôn? Kết hôn khi 16, 17, 18 tuổi, bị xử phạt như thế nào? 

Cơ sở pháp lý: 

– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; 

– Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021);

– Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Nghị định 82/2020/NĐ-CP Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 

-Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn Luật Hôn nhân và Gia đình.

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Công dân có độ tuổi 16, 17, 18 tuổi có được đăng ký kết hôn không? 

1.1. Điều kiện kết hôn:

Căn cứ theo quy định, kết hôn được hiểu là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình về đăng ký kết hôn cũng như các điều kiện kết hôn. 

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực đã quy định các bên nam nữ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn theo quy định thì phải tiến hành việc đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền, việc kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền này chính là công nhận hợp pháp giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng. 

Để có thể trả lời được câu hỏi 16, 17, 18 tuổi có được đăng ký kết hôn không, thì chúng ta cần xem xét đến các điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể như sau: 

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

Một là, nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

– Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, nam từ đủ 20 tuổi trở lên, 

– Hai bên nam và nữ tự nguyện quyết định về việc kết hôn;

– Hai bên nam và nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình, cụ thể hành vi cấm như sau: 

+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

+ Cưỡng ép kết hôn, tảo hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có chồng, có vợ mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; kết hoặc chung sống giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi. 

Cần lưu ý rằng, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Do đó, từ những phân tích nêu trên về độ tuổi kết hôn thì nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên thì pháp luật cho phép đăng ký kết hôn. Đối với các trường hợp kết hôn không thỏa mãn các điều kiện nêu trên sẽ là những trường hợp kết hôn trái pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định.

Và vì thế, nam và nữ chỉ ở độ tuổi 16, 17, 18 tuổi sẽ theo quy định pháp luật thì chưa đủ điều kiện đăng ký kết hôn. Còn nữ khi từ đủ 18 tuổi sẽ được đăng ký kết hôn khi đảm bảo các điều kiện còn lại theo luật định, còn những trường hợp khi chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn đối với nam, nữ sẽ được gọi là tảo hôn.

1.2. Cách xác định tuổi kết hôn:

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016//TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì việc xác định đủ 20 tuổi trở lên và đủ 18 tuổi trở lên như sau:

– Nam đã đủ 20 tuổi, nữ đã đủ 18 tuổi trở lên;

– Tuổi của hai bên nam, nữ sẽ được xác định theo ngày, tháng, năm sinh. Nếu không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:

+ Trường hợp mà xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh là tháng 01 của năm sinh đó;

+ Trường hợp không xác định được ngày sinh, xác định được năm sinh, tháng sinh thì ngày sinh là ngày mùng 01 của tháng sinh đó.

2. Lý do tại sao 16, 17, 18 tuổi không được đăng ký kết hôn?

Theo Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015, quy định người thành niên được hiểu là: Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên, người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Khi đó, người đủ 18 tuổi là người có đầy đủ nhận thức, có thể tự chịu trách nhiệm với các quyết định của mình, đã hoàn thiện về tâm sinh lý… Những người này cũng có thể tự mình chăm sóc, nuôi dưỡng cho bản thân, con cái, gia đình,…

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015, người chưa thành niên phải là người chưa đủ mười tám tuổi.

– Người chưa đủ sáu tuổi thực hiện các giao dịch dân sự thì phải do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

– Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. 

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Ngoại trừ các giao dịch dân sự liên quan đến động sản,  bất động sản theo quy định pháp luật mà phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên cho thấy, 16, 17,18 tuổi (chưa đủ 18 tuổi) thì việc đăng ký kết hôn không được pháp luật quy định. Ở các lứa tuổi này khi thực hiện, xác lập các giao dịch dân sự do đó có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ, những người độ tuổi 16, 17, 18 chưa có thể tự chịu trách nhiệm với các quyết định của mình, chưa có sự hoàn thiện về tâm sinh lý… Nhiều trường hợp chưa thể tự mình chăm sóc, nuôi dưỡng cho bản thân, con cái, gia đình,…

3. Xử phạt khi kết hôn khi 16, 17, 18 tuổi:

Từ những nội dung nêu trên cho thấy kết hôn khi 16, 17, 18 tuổi là hành vi tảo hôn, hay các tổ chức tảo hôn sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể:

Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau:

+ Đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

+ Đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. 

Thực tế, nhiều trường hợp 16, 17, 18 tuổi khi chưa đủ tuổi kết hôn nhưng làm đám cưới. Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

– Việc kết hôn thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch và phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý;

– Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Như vậy, cần hiểu rằng quan hệ hôn nhân chỉ hợp pháp khi thực hiện đăng ký kết hôn nên nếu chưa đủ tuổi mà làm đám cưới thì việc kết hôn đó sẽ không được pháp luật công nhận.

Sau khi tổ chức đám cưới mà chưa đủ tuổi, trường hợp có giao cấu với người dưới 16 tuổi hoặc có hành vi quan hệ tình dục thì tùy từng mức độ, tính chất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội sau đây:

–  Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021 tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi với mức phạt tù cao nhất là tử hình.

– Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021 Cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì bị phạt tù đến 07 năm. 

Do đó, trường hợp 16, 17, 18 tuổi mà tổ chức kết hôn có hành vi đáp ứng yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021 thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức tảo hôn được quy định tại Điều 183 Bộ luật Hình sự, cụ thể:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm đối với người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com