Bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 2 giáo viên mầm non?

Đặt vấn đề? Khái quát chung nội dung chương trình bồi dưỡng? Thực trạng khó khăn nghề giáo viên mầm non và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nghề nghiệp?

Bài thu hoạch là kết quả để đánh giá năng lực, trình độ của giáo viên mầm non sau thời gian tham gia lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp. Trong quá trình viết bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp cần chú trọng nội dung và cả hình thức diễn đạt. Dưới đây hướng dẫn bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 2 giáo viên mầm non.

LVN Group tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

1. Đặt vấn đề:

Theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, giáo viên đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non hoặc đang giảng dạy ở các cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập, hoặc các cơ sở giáo dục thường xuyên tại các trung tâm cấp tỉnh/huyện/xã là một trong những đối tượng được xếp hạng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp khi đủ tiêu chuẩn khi thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Thông qua lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, bài thu hoạch của giáo viên mầm non thể hiện được năng lực chuyên môn, nghiệp vụ , giúp giáo viên có kĩ năng cần thiết cho công việc. Các chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên mầm non là những kiến thức quan trọng để giáo viên tiếp thu khi thi nâng ngạch sau này.

2. Khái quát chung nội dung chương trình bồi dưỡng:

2.1. Khối lượng kiến thức:

Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý hành chính nhà nước và các kĩ năng chung

Chuyên đề 1: Tổ chức hoạt động hành chính Nhà nước.

Chuyên đề 2: Luật trẻ em và hệ thống quản lý  hoạt động giáo dục.

Chuyên đề 3: Kĩ năng về làm việc nhóm.

Chuyên đề 4: Kĩ năng về quản lý thời gian.

Phần 2: Kiến thức về kĩ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp

Chuyên đề 5: Phát triển các chương trình giáo dục mầm non của từng khối, lớp.

Chuyên đề 6: Xây dựng môi trường phát triển tâm lí – xã hội trong giáo dục trẻ ở trường mầm non.

Chuyên đề 7: Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non.

Chuyên đề 8: Sáng kiến kinh nghiệm về giáo dục mầm non.

Chuyên đề 9: Kĩ năng phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên.

Chuyên đề 10: Tổ chức giáo dục trẻ mầm non trong cộng đồng.

Chuyên đề 11: Đạo đức của giáo viên mầm non thông qua xử lí tình huống sư phạm ở trường mầm non

2.2. Nội dung chính của các chuyên đề đã học.

Chuyên đề 1: Tổ chức hoạt động hành chính Nhà nước.

Những kết quả đã đạt được:

– Về kiến thức: Thông qua chuyên đề này, nhận thức được Nhà nước là tổ chức lớn nhất, có nhiều chức năng và nhiệm vụ khác nhau tùy vào hoàn cảnh khác nhau. Nhà nước thực thi các quyền sau:

+ Thực thi quyền lập pháp: ban hành các chuẩn mực xã hội, quan hệ nội bộ quốc gia với bên ngoài;

+ Thực thi quyền tư pháp:  thực hiện thẩm quyền xét xử và các thẩm quyền khác theo phương thức nhất định để tác động đến hành vi của con người vi phạm pháp luật theo quy định và  tác động các quá trình phát triển xã hội tại Tòa án.

+ Thực thi quyền hành pháp: thi hành theo quy định tại Hiến pháp, căn cứ theo Hiến pháp để soạn thảo ra hoặc ban bố các quy định của luật và dựa vào đó để thực hiện theo các quy định của luật. Đồng thời qua đó tổ chức thực hiện những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại và điều hành công việc chính sự hằng ngày của các quốc gia.

– Về kĩ năng học được:

+ Luôn chấp hành tốt các quy định của ngành giáo dục.

+ Luôn có ý thức chấp hành tốt các quy định của Nhà nước, của địa phương, không vi phạm pháp luật.

+ Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh trong nội bộ, bộ máy cơ quan.

– Vận dụng vào công việc đảm nhận

Thông qua chuyên đề Tổ chức hoạt động bộ máy hành chính Nhà nước, từ đó có ý thức trong việc chấp hành mọi chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, chấp hành tốt các quy định  trong cơ quan và địa phương nơi cư trú.

– Những kiến nghị, đề xuất:

+ Nên lấy nhiều ví dụ và hình ảnh cụ thể với nhiều số liệu hơn khi các thầy cô giảng dạy. Chẳng hạn đưa ra hình ảnh giới thiệu người làm chức vụ trong cơ quan nhà nước, …

Chuyên đề 2: Luật trẻ em và hệ thống quản lý  hoạt động giáo dục.

Những kết quả đạt được

– Về kiến thức: Hiểu biết về độ tuổi trẻ em được quốc tế quy định, công quyền của trẻ em với các nhóm quyền: sống còn, phát triển, bảo vệ, tham gia.

Nhận thức được cách thức thực hiện quyền trẻ em ở từng cấp học, nhất là ở cấp mầm non. Qua đó, giải quyết được những vấn đề nhức nhối liên quan đến xâm hại quyền trẻ em như bạo lực, xâm hại tình dục, …  từ đó, giáo viên biết cách giáo dục trẻ em phòng tránh cũng như bản thân không được vi phạm quyền trẻ em.

– Về kĩ năng:

+ Thực hiện các hoạt động giáo dục đảm bảo tốt quyền trẻ em ở mọi lúc mọi nơi.

+ Nâng cao kĩ năng và nghĩa vụ chăm sóc và thực hiện quyền trẻ em.

+ Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về trẻ em, không bạo lực, không xâm phạm tình dục trẻ em, …

– Những đề xuất: Nên tổ chức các buổi tập huấn về kiến thức về bảo vệ Quyền trẻ em một cách sâu rộng ở các cấp học, ở các trường mầm non trên toàn quốc, trong giảng dạy cần đưa những hình ảnh cụ thể, minh họa rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi mầm non.

Chuyên đề 3: Kĩ năng làm việc nhóm.

Những kết quả nhận được

– Về kiến thức: Hiểu được vai trò to lớn của gia đình, nhà trường trong giai đoạn đồng hành phát triển cùng các trẻ mầm non.

Hoạt động nhóm giúp phát triển những kỹ năng, phát triển tư duy cá nhân, chịu tác động từ môi trường bạn bè, thầy cô, gia đình, xã hội. ĐỒng thời hoạt động nhóm mang lại giá trị tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ, yêu thương lẫn nhau, tạo nên tập thể đoàn kết, cùng nhau tạo giá trị và đạt được mục tiêu.

Hoạt động nhóm như nhóm hoạt động, nhóm học tập, nhóm kỹ năng, … các thành viên trong nhóm sẽ phụ thuộc nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, hình thành cho các bé mầm non ý thức về nhóm, về trách nhiệm trong môi trường xã hội thu nhỏ.

– Vận dụng kỹ năng tổ chức làm việc nhóm trong công việc

Khi tham gia làm việc nhóm cần luyện cho mình kỹ năng có trách nhiệm với công việc. Là người biết chịu trách nhiệm phần công việc cá nhân được giao với nhiệm vụ chung trong công việc của cả nhóm. Nếu một cá nhân trong nhóm ỷ lại hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao sẽ làm ảnh hưởng đến cả tập thể. Vì thế mỗi thành viên trong nhóm đều phải biết kỹ năng để gắn kết thành viên và áp dụng tốt các kỹ năng để đạt được những hiệu quả công việc nhất định.

3. Thực trạng khó khăn nghề giáo viên mầm non và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nghề nghiệp:

– Thực trạng khó khăn nghề giáo viên mầm non:

+ Công tác dạy học cho trẻ mầm non vất vả: Nếu như trước đây, việc mở lớp tại gia trông trẻ thực hiện đơn giản và dễ dàng thì hiện nay, Bộ giáo dục và đào tạo yêu cầu mỗi giáo viên mầm non đều phải được trang bị bằng cấp và kỹ năng nghề nghiệp, để trở thành giáo viên mầm non đạt yêu cầu người theo nghề dạy trẻ mầm non bắt buộc phải học các khóa học tối thiểu là trung cấp mầm non hoặc cao đẳng sư phạm. So với các ngành sư phạm khác như toán, lý, sử, địa … thì ngành giáo dục mầm non khá vất vả, bởi ngành học này yêu cầu người học phải có đầy đủ kỹ năng khéo léo như hát, vẽ, múa, nắm bắt tâm lý trẻ nhỏ và không thể thiếu kỹ năng sư phạm của nghề nhà giáo. Điều này đã khiến nhiều sinh viên khi theo học đã từ bỏ, nhiều sinh viên ra trường phải làm trái ngành.

+ Công việc nhiều áp lực và thời gian làm việc gò bó: giáo viên mầm non thực tế là những người trông trẻ, lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ, chơi cùng trẻ, đặc biệt với lứa tuổi từ 03-05 tuổi, độ tuổi trẻ quậy khóc, lười ăn, nghịch phá, … khiến nhiều giáo viên áp lực, mệt mỏi với công việc. Trong khi đó, tình trạng 01 giáo viên mầm non phải trong số lượng trẻ quá tải, gây áp lực khiến cho việc quản lý nhiều trẻ nhỏ, phải để ý trông chừng các bé khiến thời gian của giáo viên dành cho các bé gắn với trách nhiệm lớn.

Bên cạnh đó, mức lương thấp trong khi chi phí sinh hoạt ngày càng cao, mức thu của phụ huynh chỉ giới hạn ở mức nhất định, nhiều khi phụ huynh không thông cảm với những trường hợp gây khó xử cho giáo viên như đón con muộn, đổ mọi trách nhiệm về giáo viên, …

– Những giải pháp cần thiết nâng cao chất lượng chức danh nghề nghiệp:

Để đạt được thành tích tốt, thực hiện hiệu quả những chuyên đề học tập được qua lớp học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, giáo viên mầm non cần:

+ Nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, và các quy định và yêu cầu của ngành, địa phương đối với giáo dục mầm non và triển khai thực hiện có kết quả những nhiệm vụ được giao;

+ Thực hiện các chương trình mầm non một cách chủ động, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em một cách phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của nhà trường và địa phương;

+ Giáo viên cần chủ động tổ chức và phối hợp kịp thời với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em để nắm bắt tâm lý và định hướng phát triển phù hợp với trẻ ;

+ Giáo viên mầm non chủ động học hỏi, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng II và có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao;

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com