Bài thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí Minh về ý chí tự lực tự cường? Hướng dẫn Bài thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí Minh về ý chí tự lực tự cường?
Việc phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, mỗi cá nhân chúng ta, đều phải học tập, rèn luyện bản thân, học tập đạo đức Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường thông qua sự cống hiến, đóng góp, đặc biệt thông qua bài thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí Minh về vấn đề này là điều thể hiện rõ ràng nhất về việc học tập này. Bài thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường? Hướng dẫn Bài thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí Minh về ý chí tự lực tự cường.
LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
1. Bài thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí Minh về ý chí tự lực tự cường:
BÀI THU HOẠCH
Học tập đạo đức Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường
Họ tên: …
Chức danh, chức vụ:…
Đơn vị công tác:…
Ngày … tháng … năm …
1. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy ý chí tự lực, tự cường
Việc thực hiện chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã có những kết quả nhất định:
– Góp phần ngăn chặn, kiềm chế tình trạng suy thoái về lối sống, tư tưởng chính trị, đạo đức những biểu hiện “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” trong nội bộ, tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm thù địch, sai trái.
– Học tập và làm theo đạo đức, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh đã từng bước đi vào nề nếp, trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên.
Tuy nhiên Việc thực hiện chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo đạo đức, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh còn tồn tại một số hạn chế như:
– Công tác chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức thực hiện có nơi, chưa kịp thời, chưa sát thực tế, có lúc chưa quyết liệt;
– Đảng viên, cán bộ suy thoái về tư tưởng đạo đức, chính trị, lối sống, vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của Đảng. Việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch có lúc còn bị động, kết quả chưa cao. Việc thực hiện Chỉ thị 05 gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết các khâu đột phá, vấn đề cấp bách, chưa hiệu quả chưa cao.
– Việc tu dưỡng, rèn luyện, làm theo Bác, trách nhiệm nêu gương của đảng viên, cán bộ, đặc biệt người đứng đầu chưa thường xuyên; Một số người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị chưa thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm, còn thụ động, trông chờ, ỷ lại, thiếu sáng tạo trong triển khai thực hiện Chỉ thị; Tình trạng thiếu tự giác nhận khuyết điểm.
– Bộ phận nhỏ cán bộ còn tồn tại việc nể nang, né tránh, đổ lỗi, ngại va chạm còn diễn ra ở nhiều nơi. Công tác kiểm tra, giám sát của nhiều cấp ủy đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên, phạm vi, đối tượng còn hẹp, thiếu quyết liệt, hiệu quả cảnh báo, phòng ngừa vi phạm chưa đạt yêu cầu.
2. Nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường bao gồm các nội dung sau:
Thứ nhất, Ý chí tự lực, tự cường phải nhận thức rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng
Năm 1972, trong tác phẩm Đường Kách mệnh, nhân tố mang tính quyết định của cách mạng giải phóng dân tộc chính là sức mạnh của toàn dân tộc. Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường đem sức ta mà tự giải phóng cho ta nhưng phải củng cố tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước bạn, nhân dân Pháp, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.
Việt Nam là một nước thuộc địa, đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp trở thành vấn đề sống còn, ngọn cờ giải phóng dân tộc phải giương cao. Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc là nền tảng căn bản, chủ động, tập hợp được hết thảy các giai tầng xã hội đoàn kết trên một mặt trận, đấu tranh giành độc lập, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Đảng khẳng định chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, liên hiệp tất cả các dân tộc, giai cấp, đảng phái, giành độc lập dân tộc, xây dựng hình thức Nhà nước cộng hòa, dân chủ tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 tháng 11 năm 1939. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Trung ương 8 năm 1941, có chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh, tập hợp đoàn kết rộng rãi toàn dân tộc với các đoàn thể, tổ chức cứu quốc, thống nhất ý chí, hành động trong toàn Đảng, toàn nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời chính là minh chứng sống động nhất về sức mạnh dân tộc, kết hợp chủ nghĩa quốc tế trong sáng, sức mạnh của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam, kiên cường đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Thứ hai, Ý chí tự lực, tự cường là không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài, có quan điểm độc lập trong quan hệ quốc tế
Chủ tịch Hồ Chí Minh không tán thành quan điểm các đảng cộng sản ở Châu Âu rằng cách mạng ở các thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng ở các nước tư bản, cách mạng ở các nước thuộc địa không thể thắng lợi khi cách mạng vô sản ở chính quốc chưa thắng lợi. Người có quan điểm rằng khát vọng đấu tranh mãnh liệt, ý chí, bất khuất vì độc lập, tự do, cách mạng ở các nước thuộc địa hoàn toàn có thể chủ động giành thắng lợi.
Chỉ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng ở thuộc địa và cách mạng ở chính quốc. Người khẳng định muốn tiêu diệt nó, phải cắt cả hai cái vòi, để làm được như vậy cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nêu rõ ý chí, quyết tâm, phương pháp cách mạng, thể hiện sâu sắc quan điểm tự lực, tự cường trong đấu tranh cách mạng. Thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của dân tộc theo con đường chủ nghĩa Mác – Lênin.
Người đề nghị Quốc tế Cộng sản đặt đúng vai trò, vị trí của cách mạng thuộc địa trong phong trào cách mạng vô sản thế giới. Quốc tế Cộng sản phải luôn tích cực giúp đỡ cách mạng thuộc địa về phương pháp đấu tranh, lý luận, đào tạo cán bộ cho các dân tộc thuộc địa, đồng thời cổ vũ và hướng dẫn phong trào cách mạng thuộc địa phát triển đúng hướng, có khả năng có thể tự giải phóng mình.
Thứ ba, Ý chí tự lực, tự cường là sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của cách mạng
Đầu tiên phải có một Đảng Kách mệnh, trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy, Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy,…
Năm 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo. Nội dung cương lĩnh ngắn gọn, rõ ràng và thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam. Cương lĩnh nhấn mạnh đấu tranh giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc thực dân và chế độ phong kiến đã suy tàn, thực hiện mục tiêu chiến lược: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập.
Đảng ra đời đã đánh dấu bước ngoặt đặc biệt quan trọng trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Trong vòng 15 ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra nhanh chóng, ít đổ máu, giành thắng lợi hoàn toàn trên cả nước.
Thứ tư, Ý chí tự lực, tự cường là đặc biệt chú trọng phát huy vai trò, sức mạnh của Nhân dân
Quần chúng nhân dân phải được vận động, rèn luyện và tổ chức nhằm huy động, tập hợp, phát huy cao nhất sức mạnh, vai trò của mọi lực lượng quần chúng trên cùng một mặt trận, biến thành sức mạnh của quần chúng thành sức mạnh cách mạng. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân chính là phạm trù cao quý nhất.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 – năm 1954, trong hoàn cảnh thực dân Pháp xâm lược nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, thôi thúc nhân dân ta đứng lên đứng lên đấu tranh, quy tụ sức mạnh toàn dân trong thế trận chiến tranh nhân dân, từ đó chống thực dân Pháp nhằm giữ vững nền đồng lập dân tộc.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ từ năm 1945 – năm 1965 Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất đất nước.
Đảng ta trân trọng, phát huy cao độ vai trò và sức mạnh của nhân dân trong công cuộc trường kỳ kháng chiến, trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhằm tạo nên những thành tựu quan trọng trong đời sống xã hội, đem lại giá trị kinh tế – xã hội, sự thay đổi lớn về tình hình đất nước trong việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Thứ năm, Ý chí tự lực, tự cường là quyết tâm bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyết tâm bảo vệ và giữ vững độc lập dân tộc chính là nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ, không có gì quý hơn độc lập tự do.
Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu: Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không ! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Từ lời kêu gọi này đã làm nên chiến thắng Điện Biên phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đây chính là chiến thắng của ý chí, khát vọng độc lập của dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ ràng trong bản Di chúc: Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. Điều này, thể hiện Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng tuyệt đối vào sự tất thắng của dân tộc ta.
Chiến thắng lịch sử 30/4/1975 đã thể hiện ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam, đã được Đảng ta phát huy trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
4. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường
– Tập trung làm tốt công tác học tập, làm theo bác và nêu gương của đảng viên, cán bộ;
– Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể cần phải đưa nội dung làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình, gắn với nhiệm vụ chính trị.
– Nêu cao trách nhiệm nêu gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí, tự lực, tự cường;
– Vận động, tuyên truyền quần chúng nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, lôi cuốn sự vào cuộc của toàn xã hội
– Đẩy mạnh, nhận thức sâu sắc, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nâng cao nhận thực về nội dung, giá trị và ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh,
– Nghiên cứu, phát triển, vận dụng sáng tạo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn đạo đức cách mạng phù hợp với điều kiện mới làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, rèn luyện.
– Nâng cao tính chiến đấu, tính khoa học trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị, chủ động thông tin kịp thời, chính xác, khách quan đúng định hướng.
– Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhằm cảnh tỉnh, cảnh báo, phát hiện sớm, kịp thời ngăn chặn vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, báo chí và nhân dân đối với cán bộ, đảng viên trong thực hiện quy định nêu gương. Xử lý kiên quyết, nghiêm minh và khen thưởng kịp thời.
5. Liên hệ với bản thân về trách nhiệm và phương hướng phấn đấu làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Học tập phấn đấu làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt học tập chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường” vừa qua bản thân càng thấy rõ trách nhiệm bản thân cũng như những phương hướng phấn đấu làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường. Cụ thể:
+ Không ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong từng giai đoạn, phù hợp với công việc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
+ Luôn kiên định, giữ vững lập trường trước đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Chấp hành nghiêm các chủ trương đường lối của Nhà nước và đảm bảo an toàn, giữ gìn an ninh trật tự tại nơi làm việc cũng như tại nơi cư trú. Bản thân và gia đình không nói hoặc làm trái với các quy định của Đảng, tinh thần nghị quyết của Đại hội XIII.
+ Phục vụ nhân dân với tâm thế chủ động, hết mình, nhiệt tình.
+ Vận động quần chúng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, lôi cuốn sự vào cuộc của toàn xã hội. Vận động, tuyên truyền quần chúng nhân dân giữ vững quan điểm về đường lối lãnh đạo của Đảng;
+ Đảng viên cần tận dụng cơ hội, hóa giải những thách thức đối với độc lập, hòa bình và phát triển của dân tộc. Mỗi cá nhân cần tự bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nhân lực, đổi mới trong tư duy sáng tạo góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nước nhà.
+ Tập trung xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đề cao vai trò nêu gương của đảng viên, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong tổ chức tuyên truyền, học tập, lan tỏa tinh thần Đại hội.
2. Hướng dẫn bài thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí Minh về ý chí tự lực tự cường:
Bài thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường. Các cá nhân cần hoàn thiện bài thu hoạch cho bản thân, nội dung của bài thu hoạch cần phải đảm bảo được các nội dung cơ bản như sau:
1) Tên văn bản: Bài thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường
2) Các thông tin của người viết, gồm:
– Họ và tên người viết
– Chức vụ công tác
– Đơn vị công tác
– Nội dung câu hỏi và câu trả lời
3) Phần nội dung: Trình bày, khai triển nội dung theo từng nội dung chuyên đề bài thu hoạch