Bài văn mẫu Kể một câu chuyện về lòng tự trọng hay, chọn lọc

Thế nào là một bài văn kể chuyện? Phương pháp làm một bài văn kể chuyện?Dàn bài về lòng tự trọng? Lòng tự trọng là gì? Bài văn mẫu Kể một câu chuyện về lòng tự trọng hay , chọn lọc?

Cuộc sống, con người đôi khi phải trải qua những thất bại, vấp ngã nhưng nó không đồng nghĩa với việc dễ dàng từ bỏ lòng tự trọng của mình để cầu cứu sự giúp đỡ, cảm thương của người khác. Thật vậy, dưới đây là những câu chuyện về lòng tự trọng để phần nào giúp các bạn có thêm trang bị về cuộc sống.

1. Thế nào là một bài văn kể chuyện? 

Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa. Khi viết bài văn kể chuyện, người viết cần phải xác định được cốt chuyện, xem chúng gồm những sự việc gì, diễn biến và kết thúc ra sao. Các nhân vật trong chuyện có hành động, lời nói, ý nghĩ, tình cảm như thế nào,…

Một bài văn kể chuyện cần phải bao gồm đầy đủ ba phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài.

Có ba cách kể chuyện:

Cách 1: Kể lại một câu chuyện mà em đã được đọc, được nghe hoặc trực tiếp tham gia.

Cách 2: Loài vật, đồ vật, cây cối,…tự kể chuyện của mình (tự thuật). Muốn làm đúng thể loại này, chúng ta phải biến sự vật thành con người (nhân hoá) và cần vận dụng nhiều về trí tưởng tượng.

Cách 3: Kể chuyện theo trí tưởng tượng.

Đặc điểm của một bài văn kể chuyện: 

Truyện bao giờ cũng phải có côt truyện. Cốt truyện là hệ thông các sự việc, biến cố tạo thành bộ khung quan trọng nhấ của truyện. Cốt truyện khai thác những xung đột xã hội, những sự kiện có thực xảy ra trong cuộc sống, được sắp xếp một cách khéo léo theo trình tự thời gian, không gian… nhất định.

Nhân vật:

– Nhân vật trong truyện có thể là con người có tên (Tấm, Cám, Thạch Sanh, Lí Thông…), có thể là con vật, đồ vật, cây cối,…nhưng được nhân hóa và có đặc tính giống như con người (Dế Mèn. Tôn Ngộ Không. Mèo con…).

–  Hành động, lời nói, suy nghĩ,… của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy.

Ngôn ngữ trong văn bản kể chuyện:

Trong văn kể chuyện, người kể chuyện (nói hoặc viết) sử dụng ngôn từ một cách có nghệ thuật để dựng lại câu chuyện (sự việc, nhân vật…), trong đó thể hiện tình cảm, cách nhìn, cách nghĩ của mình. Vì vậy, người kể phải lựa chọn ngôn ngữ, giọng kể cho phù hợp với nội dung truyện và với từng nhân vật.

2. Phương pháp làm một bài văn kể chuyện: 

Bước 1: Đọc (tái hiện) lại nội dung câu chuyện mà bạn dự định kể. Chú ý nhớ kỹ những sự kiện chính và những chi tiết quan trọng để có thể ghi nhớ và kể lại đúng, đủ theo thứ tự nội dung của cốt truyện. Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Cốt truyện thường có 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.

Bước 2: Tóm tắt nội dung câu chuyện theo những ý chính theo từng đoạn (trong 5-7 câu).

Bước 3: Ghi vào nháp dàn ý vắn tắt của chuyện (các nhân vật chính, các tình tiết chính trong phần mở đầu, diễn biến và kết thúc câu chuyện).

Bước 4: Dựa vào dàn ý vắn tắt, dùng lời văn của mình để kể lại từ đầu đến cuối câu chuyện một cách rõ ràng, rành mạch và đầy đủ khiến người nghe hiểu rõ được nội dung của câu chuyện.

3. Dàn bài về câu chuyện lòng tự trọng: 

3.1. Mở bài: 

Giới thiệu qua về câu chuyện mình định kể về lòng tự trọng ( Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện đó? Tên câu chuyện? Tên các nhân vật?…)

3.2. Thân bài:

Kể diễn biến câu chuyện theo đúng trình tự nó xảy ra ( về thời gian và không gian):

– Mở đầu câu chuyện

– Diễn biến tiếp theo câu chuyện như thế nào

– Kết thúc câu chuyện đó cảm nhận của nhận vật chính ra sao?

– Bài học rút ra từ câu chuyện lòng tự trọng đó.

3.3. Kết bài: 

Suy nghĩ của bản thân về câu chuyện đó trong cuộc sống.

4. Lòng tự trọng là gì?

Lòng tự trọng là một đức tính cần có của một con người, thể hiện sự coi trọng danh dự, phẩm chất, tư cách của chính bản thân. Nếu mất đi lòng tự trọng, bạn sẽ đánh mất đi bản thân mình.

Ví dụ: Không vi vật chất mà bán rẻ lương tâm, không cần người khác thương hại, tự mình vượt lên số phận,..

Lòng tự trọng của con người chính là nội tâm, là lý trí giúp bạn hiểu đâu là những chuyện tốt và đâu là những chuyện xấu không nên làm, những việc trái ngược với đạo đức và lương tâm con người. Những người có lòng tự trọng họ sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của chính mình và xây dựng các mối quan hệ xung quanh thật tốt.

Ý nghĩa của lòng tự trọng là gì?

Lòng tự trọng có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống và có thể giúp chúng ta tự tin hơn, luôn có năng lượng tích cực mỗi ngày.

Với những người có lòng tự trọng thì sẽ luôn nhận lại được sự tôn trọng của người khác.

Lòng tự trọng giúp ta có động lực vượt qua những khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Lòng tự trọng giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân.

Khi bản thân có lòng tự trọng thì đương nhiên bạn sẽ nhận lại được sự yêu thương, quan tâm từ người khác một cách chân thành.

Người có lòng tự trọng là gì?

Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, không bao giờ làm việc gì trái với lương tâm của mình. Họ luôn biết giá trị của bản thân. Họ biết mình là ai, mình có những điểm tốt gì và không cho phép ai xâm phạm đến những điều đó. Trong cuộc sống, ai sinh ra cũng có lòng tự trọng để tạo nên những giá trị riêng cho bản thân mình. Điều quan trọng là chúng ta có biết giữ gìn và trân quý lòng tự trọng của mình hay không.

5. Bài văn mẫu Kể một câu chuyện về lòng tự trọng hay, chọn lọc: 

Có thể nói, lòng tự trọng đánh giá giá trị của mỗi con người đang sống và tồn tại. Trong cuộc sống, có rất nhiều những câu chuyện hay về lòng tự trọng và đặc biệt có một câu chuyện về lòng tự trọng khiến tôi nhớ mãi khi xem trên chương trình tivi ” Quà tặng cuộc sống”.

Ngày xưa, có một ông vua rất nhân từ và thương nhân như con. Ông thường cải trang thành dân thương vi hành để thăm nom đời sống của người dân. Một hôm nọ, làng bên cạnh có người bàn tán: ” Ở xóm bên có một vị đại gia hào phóng biết bao nhiêu dân nghèo được ông ý cho tiền đó. Nghe nói ông ý sắp đi tới đây rồi, mọi người mau về chuẩn bị đi”. Mọi người xung quanh đó thắc mắc: “Ờ , ờ.. chuẩn bì gì cơ?”. Anh thanh niên bàn tán kia vội đáp lại: ” Chuẩn bị được cho tiền chứ sao. Nghe nói vị đại gia đó chỉ cho tiền những người nghèo thôi”.

Hôm sau khi vị đại gia đó đến, anh thanh niên kia và đám người đó giải vờ bị bệnh cùng với ăn mặc nghèo khổ đã thành công chiếm được lòng tin và được vị đại gia đó cho tiền. Ông cảm thán: “Không biết rằng ở đây cũng có nhiều người sống khổ sở như vậy.” Sau đó ông nhìn ra phía xa, có người đàn ông rét run chân trần đang ngồi co ro ở góc cây. Ông bèn đi tới và sai thuộc hạ đưa tiền cho người đàn ông đó. Người đán ông thấy khó hiểu liền đi ra và hỏi: “Ngài cho tiền tôi, ngài muốn tôi làm gì cho ngài?”. Vị lão gia đó ngạc nhiên, lại gần nói: “Lão muốn hỏi điều gì”. Người đàn ông kia lại nói: ” Thưa ngài, ngài muốn tôi làm gì cho ngài.” Vị lão gia đáp trả rằng chỉ muốn cho tiền chứ không bắt phải làm gì cả. Nhưng người đàn ông nói rằng: “Tôi là ăn mày nhưng tôi chỉ nhận tiền khi tôi làm được việc gì cho người ta. Ngài cho tôi một đồng. Vậy ngài muốn tôi làm gì cho ngài.” Đám sai đi bên cạnh nói: ” Gớm, đã nghèo còn sĩ”. Vị đại gia nhân từ đáp trả: ” Tôi chỉ muốn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn thôi , chứ tôi không mong muốn gì hơn.” Người đàn ông đó bèn đáp lại: ” Không tôi chỉ nhận tiền khi tôi đã làm việc, nếu ngài không giao việc cho tôi thì tôi sẽ trả lại ngài tiền”.

Người đàn ông ăn mày níu giữ vị đại gia kia, mong muốn được giao việc để làm nếu không nhất quyết sẽ trả lại tiền. Ông nói rằng: ” Mặc dù là ăn mày nhưng tôi có lòng tự trọng, có quy tắc riêng của mình. Tôi chỉ nhận tiền khi mình đã hoàn thành công việc cho người ta”. Bên binh sĩ bên cạnh trả treo: ” Vậy tại sao ông lại đi ăn mày?”. Người đàn ông bèn giải thích: ” Vì tôi mồ côi ba mẹ từ nhỏ và mắc bệnh nan y trầm trọng nên cơ thể đau ốm, không ai dám nhận tôi đi làm vậy nên tôi mới đi ăn mày.” Vị đại gia thốt lên và tấm tắt khen ngợi người đàn ông. Ông nói sẽ cho người đàn ông kia hầu hạ mình và coi như só tiền đó là tiền trả công trước. Người đàn ông kia hạnh phúc và cảm ơn vị đại gia kia. Câu chuyện cũng khiến những người giả vờ nghèo đói kia nhận ra được bài học cho mình.

Như vậy, mỗi con người đều có cuộc sống riêng, mảnh đời riêng. Có những người sinh ra không được may mắn phải sống trong sự nghèo đói, khổ sở vì bệnh tật nhưng điều đó không đánh giá con người họ. Sẽ chẳng một ai có thể khinh thường, chê bai khi họ sống một cách tử tế, có lòng tự trọng. Bài học được rút ra ở đây là con người dù nghèo khổ nhưng họ không bị đánh mất đi lòng tự trọng. Họ coi đó là giá trị của bản thân mình.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com