Bán thận và môi giới bán thận có vi phạm pháp luật không?

Bán thận và môi giới bán thận có vi phạm pháp luật không? Người bán thận và môi giới bán thận phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Nạn mua bán bộ phận cơ thể người và môi giới bán bộ phận cơ thể người hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp với những thủ đoạn tinh vi của các đối tượng mua bán và môi giới bán bộ phận cơ thể người. Bộ phận cơ thể người chính là một phần của cơ thể con người được hình thành từ những loại mô khác nhau nhằm để thực hiện những chức năng sinh lý nhất định, trong đó có bộ phận là thận. Vậy Bán thận và môi giới bán thận có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ pháp lý:

– Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;

– Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006.

LVN Group tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

1. Bán thận và môi giới bán thận có vi phạm pháp luật không?

Con người là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được luật hình sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và tự do của hị, vì đây là những điều có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con người.

Vì lẽ đó, các Bộ Luật Hình sự Việt Nam đều quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người ở vị trí thứ hai sau các tội phạm an ninh quốc gia. Đây là một trong những chương của Bộ Luật Hình sự bao gồm những quy phạm pháp luật trực tiếp bảo vệ con người với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ xã hội.

Tại Luật Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 có quy định về các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, cụ thể các nguyên tắc đó là:

– Tự nguyện đối với những người hiến, người được ghép;

– Vì mục đích nhân đạo, để chữa bệnh, để giảng dạy hoặc để nghiên cứu khoa học;

– Không nhằm về mục đích thương mại;

– Giữ bí mật về những thông tin mà có liên quan đến người hiến, đến người được ghép, trừ các trường hợp mà các bên có thỏa thuận khác hoặc là pháp luật có những quy định khác.

Tại Điều 11 Luật Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, cụ thể như sau:

– Thực hiện hành vi lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; hành vi lấy trộm xác;

– Ép buộc người khác phải thực hiện cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc là lấy mô, bộ phận cơ thể của những người không tự nguyện hiến;

– Thực hiện hành vi mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; hành vi mua, bán xác;

– Thực hiện hành vi lấy, ghép, sử dụng hay lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người nhằm mục đích thương mại;

– Thực hiện hành vi lấy mô, bộ phận của cơ thể ở những người sống dưới mười tám tuổi;

– Thực hiện hành vi ghép mô, bộ phận cơ thể của những người bị nhiễm bệnh theo các danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ra quy định;

– Thực hiện hành vi lấy tinh trùng, noãn hoặc phôi giữa những người mà cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người mà khác giới mà có họ trong phạm vi ba đời;

– Thực hiện hành vi quảng cáo, hành vi môi giới việc hiến, nhận các bộ phận cơ thể người nhằm mục đích thương mại;

– Thực hiện hành vi tiết lộ thông tin, tiết lộ bí mật về người hiến và của người được ghép trái với các quy định của pháp luật;

– Lợi dụng về chức vụ, quyền hạn của mình để làm sai lệch đi kết quả xác định chết não.

Qua các quy định trên, có thể thấy những người hoặc tổ chức thực hiện những hành vi hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác mà đi trái với nguyên tắc của luật Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 cũng như vi phạm các điều cấm trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác thì sẽ là những hành vi vi phạm pháp luật.

Hành vi bán thận và môi giới bán thận chính là hành vi nhằm mục đích thương mại, quy chiếu với các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác thì hành vi này đã trái với nguyên tắc của luật. Thêm nữa, một trong các điều cấm của luật Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 đó chính là “Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác”“Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại”. Chính vì vậy, hành vi bán thận và môi giới bán thận đều là các hành vi vi phạm pháp luật và đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2. Người bán thận và môi giới bán thận phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Như đã nói ở trên thì hành vi bán thận và môi giới bán thận đều là các hành vi vi phạm pháp luật và đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Hành vi bán thận và môi giới bán thận là hành vi có dấu hiệu phạm tội được quy định trong chương 14 về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người của Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Tại Điều 154 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người, theo quy định này thì những đối tượng nào mà có hành vi này thì sẽ bị chịu trách nhiệm như sau:

– Người nào thực hiện hành vi mua bán, hành vi chiếm đoạt mô hoặc là bộ phận của cơ thể người khác, thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

– Phạm tội mà thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Có tổ chức;

+ Với mục đích thương mại;

+ Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;

+ Đối với từ 02 người cho đến 05 người;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Có gây thương tích hoặc là gây tổn hại cho sức khỏe cho người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể là từ 31% đến 60%.

– Phạm tội mà thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc là tù chung thân:

+ Có các tính chất chuyên nghiệp;

+ Có gây thương tích hoặc là gây tổn hại đến sức khỏe của người khác mà với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 61% trở lên;

+ Đối với từ 06 người trở lên;

+ Gây chết người;

+ Hành vi tái phạm nguy hiểm.

– Người phạm tội còn có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm các chức vụ, cấm hành nghề hoặc là làm công việc nhất định từ 01 năm cho đến 05 năm.

Theo quy định của điều này thì tội này có dấu hiệu pháp lý sau:

Tội phạm này được quy định gồm hai loại hành vi phạm tội đối với mô và bộ phận cơ thể người của người khác. Đó là hành vi mua bán và hành vi chiếm đoạt với cùng đối tượng là mô hoặc bộ phận cơ thế người của người khác.

Theo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 có quy định như sau:

“Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người”

“Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định”

Hành vi mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người của người khác được hiểu là hành vi mua hoặc là hành vi bán các đối tượng này; hành vi chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thê người của người khác được hiểu là hành vi có được đối tượng này bằng các thủ đoạn khác nhau tương tự như các thủ đoạn chiếm đoạt tài sản như thủ đoạn dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc là dùng các thủ đoạn gian dối khác.

Về hình phạt thì điều này có quy định 03 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung.

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

– Phạm tội có tổ chức;

– Phạm tội vì mục đích thương mại;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;

– Phạm tội đối với từ 02 người đến 05 người;

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

– Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể là 61% trở lên;

– Phạm tội đối với 06 người trở lên;

– Gây chết người;

– Phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm;

Khung hình phạt bổ sung được quy định có thể được áp dụng là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm các chức vụ, cấm hành nghề hoặc là làm công việc nhất định từ 01 năm cho đến 05 năm.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com