Các bài thơ chúc mừng ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12

Ngày 22/12 là ngày gì? Bài thơ – Chào mừng ngày 22/11? Bài thơ – Anh vẫn hành quân? Bài thơ – Tiếng nói Việt Nam ở Trường Sa? Bài thơ – Ngày của lính? Bài thơ – Anh là lính? Bài thơ – Sao anh chưa về lại? Bài thơ – Thư của lính? Bài thơ – Tình quân dân? Bài thơ – Mẹ ơi! Con đã trở về?

Ngày 22/12 là một ngày đặc biệt không chỉ đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam và còn là đối với tất cả người dân Việt Nam. Dưới đây là các bài thơ chúc mừng ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12. 

1. Ngày 22/12 là ngày gì? 

Ngày 22 tháng 12 hàng năm được biết đến là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày này có cội nguồn từ ngày 22 tháng 12 năm 1944 khi bác Hồ thành lập đội “Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” tiền thân của Quân đôi nhân dân Việt Nam ngày này. Đây cũng là ngày hội truyền thống của cả dân tộc Việt Nam để tôn vinh, tưởng nhớ công lao to lớn của Quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra cho đến nay ngày 22/12 còn được xem là Ngày hội Quốc phòng toàn dân. 

2. Bài thơ – Chào mừng ngày 22/11: 

Tác giả Trần Sơ 

Mừng ngày quốc phòng toàn dân

Mừng ngày thành lập của quân đội mình

Quân đội cụ Hồ Chí Minh

Những người gìn giữ hòa bình tự do

Biển đông sóng lớn, gió to

Vẫn chắc tay súng giữ cho vững bền

Quân tướng từ dưới lên trên

Một lòng, một dạ không quên lời thề

Giữ từng tấc đất miền quê

Tuổi xanh không tiếc, chẳng nề gian nan

Khó khăn dù vẫn muôn vàn

Đoàn quân vẫn bước, vẫn vang quân hành

Quân – Dân như bức tường thành

Việt Nam đất nước xứng danh Anh Hùng.

3. Bài thơ – Anh vẫn hành quân: 

Tác giả Đặng Chấn Hưng

Anh vẫn hành quân từ nghìn năm xưa

Dấu chân trần theo tiếng gọi các vua

Nhộn nhịp xa xa bước đi muôn thuở

Của thế hệ xưa dòng máu lạc hồng.

Từ thuở hồng hoang trong bọc đồng bào

Chân lên rừng chân lao ra biển lớn

Chiến thắng thủy thần cao hơn mạng sống

Ghi lại dấu chân con lạc cháu hồng.

Anh vẫn bước đi theo nhịp trống đồng

Bốn ngàn năm cha ông ta dựng nước

Nỏ thần ơi dội đầu quân xâm lược

Dựng nên rồi Đất Nước Việt Nam ta.

Vốn dĩ dân ta sống rất hiền hòa

Lo ở lo ăn trồng hoa để sống

Không muốn nghe tiếng bom và tiếng súng

Xây tượng đài liệt sĩ ngắm mà vui.

Nhưng thói đời vẫn cứ thói đời thôi

Không ngồi với nhau điều hơn lẽ thiệt

Cứ muốn chiếm nhiều và chẳng cần biết

Cần đánh nhau không cần thiết hòa bình.

Đã lâu rồi trên Đất Nước Việt mình

Trải hàng nghìn năm kẻ thù rình rập

Muốn cướp đi của ta từng tấc đất

Biến ta thành kẻ mất hết không nhà.

Nói với nhau bằng lời lẽ ôn hòa

Không chịu được phải giờ ra nắm đấm

Cũng chẳng xong đành phải cầm súng ống

Tàu chiến máy bay hay cả đống xe tăng.

Chiến tranh đã trải qua bao tháng năm

Người mất, tật còn, xương nằm dưới đất

Gia đình nát tan chiến tranh cướp mất

Trên đất này nay tràn ngập nghĩa trang.

Ta vẫn phải theo tiếng gọi non sông

Rầm rập vang lên bước chân không mỏi

Để Tổ Quốc ta ngàn năm sống mãi

Đến bây giờ anh lại bước hành quân.

Hành quân xa chẳng còn mấy gian nan

Nhưng máu đào vẫn còn đang đổ đấy

Vì cuộc sống ta bầu trời xanh biết mấy

Hành quân rồi lại vùng dậy hành quân.

4. Bài thơ – Tiếng nói Việt Nam ở Trường Sa:

Tác giả Bùi Văn Bồng

Tiếng nói Việt Nam ở Trường Sa

“Đây là Tiếng nói Việt Nam…

Biết mấy tự hào âm thanh ấy

Nắng Trường Sa, gió cát Trường Sa

Nỗi nhớ quê nhà xôn xao sóng vỗ

Loa phóng thanh trên cành phong ba

Đài bán dẫn đặt bên công sự

Bình yên đảo xa chiều lộng gió

Lính trẻ quây quần nghe Tiếng nói Việt Nam…

Ôi! Tiếng của quê hương, Tổ quốc

Bốn ngàn năm vang đến cõi bờ xa

Tiếng gươm giáo thuở nào đi giữ nước

Tiếng gió đồng dào dạt khúc dân ca

Nghe xạc xào bờ lau bãi sậy

Tiếng võng trưa kẽo kẹt dưới tre làng

Tiếng thoi đưa nhịp nhàng trong xưởng máy

Tiếng trống trường mỗi sáng mặt trời lên

Nghe tha thiết tiếng suối rừng cuộn chảy

Sáo diều ru mướt gió chiều hè

Tiếng ve ngân dìu dặt hàng me

Nhịp hò khoan xóm chài trăng bát ngát…

Nơi Trường Sa đêm ngày sóng hát

Cứ ngân vang Tiếng nói Việt Nam…

Thao thức đồng quê mùa gieo hạt

Cành san hô đảo đá bỗng xanh mầm

Thiêng liêng tiếng quê hương, Tổ quốc

Hải đảo thân yêu như ngõ xóm đường làng

Mỗi buổi sáng lại vang lên thân thuộc

“Đây là Tiếng nói Việt Nam…”.

5. Bài thơ – Ngày của lính: 

Tác giả Triệu Phú Tình

Có một ngày rất ý nghĩa với tôi

Ngày quân đội ra đời trong bom đạn

Ngày tôi khóc mẹ lại cười thỏa mãn

Thằng lính quèn nhào nặn mãi mới ra

Năm nay tròn ba mươi tám mùa hoa

Cũng đủ ngấm thế nào là chất lính

Nét giản dị ăn sâu vào cái tính

Những khó khăn kiên định ắt vượt qua

Phải biết nhìn về một hướng thật xa

Phía đối nghịch chính là thù cướp nước

Lính bộ đội luôn làm sau tính trước

Quyết tâm rồi vững bước mạnh tiến lên

Đã hòa bình dựng kinh tế lâu bền

Cùng góp sức tạo nên rồng đất Việt

Theo kế tục trang sử ông cha viết

Những hy sinh không tiếc bản thân mình

Luôn sẵn sàng tay súng nghiệp nhà binh

Tập rèn luyện giữ yên bình tổ quốc

Vì kẻ địch vẫn lăm le xâm lược

Cảnh giác cao mới được lính ta ơi

Lính cụ hồ niềm kiêu hãnh rạng ngời

Dân yêu quý và đời đời vẫn nhớ

Ngày quân đội thành lập luôn nhắc nhở

Ngày hai hai tháng chạp ở lòng dân.

6. Bài thơ – Anh là lính: 

Tác giả Nguyễn Thị Tuyết

Rồi một ngày tôi bước vào quân ngũ

Khi tuổi đời chưa đủ nghĩ suy

Xa quê hương xa bạn xa bè

Và cô bé chung vách nhà bên xóm

Ba tháng quân trường luyện rèn đời lính

Khi thao trường lúc vượt núi băng sông

Khi nửa đêm trống giục tấn công

Chưa kịp ngủ trời vừa hừng sáng

Những đêm trăng nhớ bè nhớ bạn

Gió biên thùy thổi tạt làn da

Ngẫm quê hương giặc cướp trường sa

Càng cố gắng dặn lòng không rơi lệ

Bạn với lính điếu thuốc vừa cháy dở

Không cà phê không gái đẹp gợi tình

Những khi buồn khi nhớ người yêu

Ba lô lộn viết vội vàng mấy chữ

Đời của lính biết bao là gian khổ

Vẫn lạc quan mỗi độ xuân về

Quê còn nghèo thương những trẻ thơ

Nguyện cố gắp góp công vì tổ Quốc.

7. Bài thơ – Sao anh chưa về lại: 

Tác giả Phạm Hùng

Chiến tranh hết anh còn chưa về lại

Để mẹ buồn đợi bên mái nhà tranh

Nước mắt mẹ nối đuôi nhau chảy mãi

Và nỗi đau khiến giấc ngủ chẳng lành.

Cha ngã xuống nơi cổ thành Quảng Trị

Nén đau thương ngày chăm chỉ cấy, cày

Gom hạt thóc nuôi đoàn quân đánh Mỹ

Nhiều đêm trường lệ mẹ đẫm bàn tay.

Anh khôn lớn trong những ngày họ Đặng

Gieo vành khăn màu trắng khắp phương nam

Mẹ nức nở giữa canh dài khuya vắng

Lúc được tin anh ngừng việc đang làm.

Vai khoác súng dù chẳng ham chém giết

Chàng kỹ sư bỏ cây lúa lên đường

Trong huyết quản sục sôi dòng máu Việt

Không thể nhìn khi Tổ Quốc tang thương!

Chiến tranh hết sao anh chưa về lại?

Đang ở đâu giữa hoang dại núi rừng

Anh có biết nhiều năm rồi khắc khoải

Mẹ bây giờ đã bạc tóc, còng lưng.

Mẹ chờ mãi anh còn đi biền biệt?

Không trở về thăm lại mái nhà xưa

Chiến trường cũ máu loang giờ đã hết

Sao chẳng về hồn dãi nắng, dầm mưa.

Nhiều đồng đội vẫn sớm, trưa tìm kiếm

Anh nằm đâu sao chẳng chịu quay về

Nước mắt mẹ chưa bao giờ ngừng chảy

Kể từ ngày.

Anh hăm hở ra đi!

8. Bài thơ – Thư của lính: 

Tác giả Trương Tuý Anh

Đêm Tây nguyên gió hát

Xào xạc lá rừng rơi

Anh viết vội vần thơ

Gửi em khi đổi gác

Nhớ quê nhà mùa gặt

Lúa vàng nặng trĩu bông

Chúng mình ngồi ven sông

Thầm thì trong hương lúa

Rồi anh đi nghĩa vụ

Làm trách nhiệm công dân

Mai này ta đoàn tụ

Hạnh phúc sẽ trào dâng

Có đêm khuya thao thức

Ngắm ngàn sao lấp lánh

Nghe gà gáy từng canh

Chợt thấy lòng xao xuyến

Thèm ánh mắt đen huyền

Ướt lệ đọng bờ mi

Phút tiễn đưa lưu luyến

Vòng tay ôm vội ghì

Nhưng em ơi buồn chi

Anh ở bên đồng đội

Như anh em Ngoại Nội

Đoàn kết rất yêu thương

Em ơi chớ coi thường

Gió lạnh lùa vai em

Nhớ mặc áo ấm thêm

Chờ anh về em nhé.

9. Bài thơ – Tình quân dân:

Tác giả Hoa Lư

Chúng tôi là lính biên phòng

Giặc ngoài kiên quyết, tình trong kết đoàn

Giữ gìn từng tấc đất hoang

Biên cương hải đảo sẵn sàng vượt qua

Quân – Dân dưới một mái nhà

Thắm tình đoàn kết chúng ta chan hòa

Buồn vui luôn hát khúc ca

“Việt Nam đất nước thiết tha trong lòng “

Ở đi dân nhớ dân mong

Như nương ngô, lúa mênh mông đợi chờ

Cụ già ngóng, trẻ thơ mơ

“ngày mai bộ đội hẹn giờ sẽ qua”

Giúp ông sửa lại mái nhà

Giúp chị trồng lúa tăng gia ruộng vườn

Dạy đàn em nhỏ học hành

Dạy vui văn nghệ thanh niên bản “mèo”

Giúp dân giảm thoát hộ nghèo

Tuyên truyền pháp luật người theo nghe lời

Yêu thương chia sẻ với người

Tin yêu Tổ Quốc trọn đời hiếu trung

Ngại chi đồi núi trập trùng

Mưa giăng giá lạnh lưng chừng chông gai

Lời thề người lính không phai

“Vì Dân, Vì Nước ta hoài khắc ghi”

10. Bài thơ – Mẹ ơi! Con đã trở về: 

Tác giả Thơ Nga Lê

Mẹ tiễn Con đi một sớm Thu

Hành trang gói ghém tự bao giờ?

Áo lính phong sương… con mặc vội

Chiếc mũ màu xanh của ước mơ.

Con ôm vai Mẹ…Mẹ yêu ơi!

Đất nước lâm nguy giặc đến rồi

Con phải đi thôi…không thể đợi

Hết giặc… Con về với Mẹ thôi.

Thế rồi…từ độ ấy con đi

Bao đêm thức trắng đợi con về

Ánh đèn hiu hắt chong đến sáng

Chờ tiếng Mẹ ơi!. Gọi trước hè.

Mái đầu dần bạc với thời gian

Ở chiến trường xa với đại ngàn

Mẹ biết Con mình cùng đồng đội

Gối đây nằm sương khổ chẳng màng.

Con Lan hàng xóm vẫn sang chơi

Giúp Mẹ hàng ngày đấy Con ơi!

Mẹ thương nó lắm…sao ngoan thế?

Đôi mắt u buồn… nhớ xa xôi.

Mẹ biết Lan hiền chả nói đâu

Nhưng nó hàng đêm vẫn nguyện cầu

Con được bình yên.. nơi xa ấy

Người mà nó đợi đã bao lâu.

Thế rồi tiếng súng đã ngừng vang

Con trở về bên Mẹ rộn ràng

Nụ cười mãn nguyện…trên môi héo

Đúng nó đây rồi!. Lan ơi Lan…

E ấp cúi đầu… em vội sang

Hai hàng nước mắt lặng tuôn tràn

Đôi hàng mi rợp…tràn hạnh phúc

Đôi má ửng hồng…anh xốn xang.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com