Các lĩnh vực cấp chứng chỉ năng lực xây dựng? Cách tra cứu?

Quy định của pháp luật về chứng chỉ năng lực xây dựng? Các lĩnh vực cấp chứng chỉ năng lực xây dựng? Hướng dẫn tra cứu chứng chỉ năng lực công ty xây dựng? Mục đích tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng của công ty?

Mỗi lĩnh vực, ngành nghề đều có những yêu cầu về chứng chỉ hoạt động. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các lĩnh vực nào cần phải cấp chứng chỉ năng lực xây dựng? Cách tra cứu?

Cơ sở pháp lý:

Nghị định 15/2021/NĐ-CP nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.0191

1. Quy định của pháp luật về chứng chỉ năng lực xây dựng?

Theo quy định của pháp luật ta có thể hiểu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được xem như là một bản đánh giá năng lực thu gọn đối với các đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng của Bộ Xây dựng, Sở xây dựng. Chứng chỉ năng lực xây dựng cũng là điều kiện, quyền hạn, năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Tại tại điều 83 nghị định 15/2021/NĐ-CP nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng đã có quy định rất rõ ràng và chi tiết rằng tất các các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xây dựng đều phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo các lĩnh vực quy định.

Theo đó, trước khi tham gia hoạt động xây dựng các doanh nghiệp phải thực hiện việc xin chứng chỉ năng theo quy định của nhà nước. Cơ quan chính quyền cấp chứng chỉ năng lực ghi đầy đủ thông tin ngoài ra khi được cấp chứng chỉ cơ quan chính quyền phải đăng tải thông tin năng lực lên trên trang web của BXD hoặc nơi có thẩm quyền được cấp chứng chỉ năng lực khi các tổ chức xin chứng chỉ năng lực. Việc này sẽ tránh được trường hợp các doanh nghiệp tổ chức làm giả chứng chỉ để tham gia hoạt động xây dựng nhằm chuộc lợi riêng cho cá nhân, gây ảnh hưởng tới các công trình và độ uy tín của các tổ chức khác.

Chứng chỉ năng lực có hiệu lực tối đa 10 năm. Theo quy định của pháp luật thì chứng chỉ năng lực có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Khi cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ xây dựng hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.

Chứng chỉ năng lực có quy cách và nội dung chủ yếu theo mẫu được quy định cụ thể  tại Phụ lục IX Nghị định 100/2018/NĐ-CP.

Chứng chỉ năng lực được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, số chứng chỉ năng lực bao gồm hai nhóm ký hiệu, các nhóm được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), cụ thể như sau:

Nhóm thứ nhất: có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định tại Phụ lục VII Nghị định này. Ví dụ như nơi cấp là Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng sẽ có ký hiệu là BXD hoặc nơi cấp là Hà Nội sẽ có ký hiệu là HAN hoặc nơi cấp là Đồng Tháp ký hiệu sẽ là DOT,…..

Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.

Về việc cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực; quản lý cấp mã số chứng chỉ năng lực; hướng dẫn về đánh giá cấp chứng chỉ năng lực; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của mình; tổ chức thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ năng lực trực tuyến sẽ do Bộ Xây dựng thống nhất quản lý.

2. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ năng lực xây dựng?

Căn cứ theo quy định tại điều 83 nghị định 15/2021/NĐ-CP nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng,có thể xác định được các lĩnh vực hoạt động bắt buộc tổ chức phải có chứng chỉ năng lực xây dựng bao gồm:

Một là, lĩnh vực khảo sát xây dựng;

Hai là, lĩnh vực  lập thiết kế quy hoạch xây dựng;

Ba là, lĩnh vực  Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;

Bốn là, lĩnh vực  Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Năm là, lĩnh vực  Thi công xây dựng công trình;

Sáu là, lĩnh vực  Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;

Bảy là, lĩnh vực  Kiểm định xây dựng;

Tám  là, lĩnh vực  Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Ngoài ra, tại nghị định này cũng quy định rất cụ thể về vấn đề một số trường hợp không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực xây dựng như:

Một là, khi tổ chức đó thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định, ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định

Hai là, tổ chức đó thực hiện việc thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;

Ba là, tổ chức đó thực hiện việc thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;

Bốn là, tổ chức đó thực hiện việc thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;

Năm là, tổ chức đó thực hiện việc tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này;

Sáu là, tổ chức đó thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng quy định Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật

3. Hướng dẫn tra cứu chứng chỉ năng lực công ty xây dựng?

Theo quy định của pháp luật các tổ chức bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực xây dựng trong một số lĩnh vực nhất định. Vậy, khi tra được mã, kiểm tra được thông tin trên trang web của bộ xây dựng nói chung và của cơ quan chính quyền được cấp chứng chỉ năng lực nói riêng thì sẽ  biết được tổ chức có được đúng cơ quan chính quyền được cấp chứng chỉ năng lực không.

Việc tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng thực hiện theo các trình tự như sau:

Bước 1: bạn cần truy cập vào trang chủ của Cục quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây Dựng

Ở bước này bạn phải truy cập chính xác vào website chính thức của Cục Quản Lý Hoạt Động Xây Dựng, theo các đường link như: https://nangluchdxd.gov.vn/Tochuc.hoặc.https://nangluchdxd.gov.vn/Canhan

Nếu truy cập với tư cách là  tổ chức, các thì bạn truy cập vào link: https://nangluchdxd.gov.vn/Tochuc

Nếu truy cập với tư cách là cá nhân, các bạn truy cập link: https://nangluchdxd.gov.vn/Canhan

Bước 2: Sau khi đã truy cập vào các link trên thành công thì bạn điền thông tin liên quan đến số chứng chỉ xây dựng đã được cấp

Tại giao diện chính của màn hình website sẽ hiển thị ô “Từ khóa” thì lúc này bạn cần điền thông tin, số chứng chỉ được cấp vào đó. Sau đó bạn điền “Mã xác nhận” ở hình bên cạnh theo đúng ký tự. Lưu ý khi tra cứu là tất cả các mã số chứng chỉ của mỗi tổ chức,cá nhân khi được cấp sẽ là duy nhất, không trùng lặp với nhau, mã số chứng chỉ của mỗi tổ chức sẽ là duy nhất

Ví dụ: Đối với chứng chỉ hạng 2 và 3 do các sở xây dựng các tỉnh cấp. Hà Nội mã cấp: HAN-00038835, TP Hồ Chí Minh: HCM-00010074…. Công ty được cấp hạng 1 thì nơi cấp là Bộ xây dựng, mã chứng chỉ là BXD-00000035.

Bước 3: Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin mà website yêu cầu thì bạn nhấn Nút “Tìm Kiếm”

Cụ thể ở đây là sau khi điền mã số chứng chỉ vào ô trống, bạn chỉ cần nhấn nút “Tìm kiếm” có màu xanh ở phía dưới.

Lúc này trên màn hình sẽ hiện ra các thông tin như họ tên; Ngày sinh; Số giấy tờ chứng thực cá nhân; Trình độ chuyên môn; Số chứng chỉ; Lĩnh vực hành nghề; Hạng và ngày hết hạn nếu là chứng chỉ của cá nhân

Lúc này trên màn hình sẽ hiện ra các thông tin như: Tên tổ chức; Người đại diện; Mã số thuế/ Quyết định thành lập; Địa chỉ; Mã chứng chỉ; Lĩnh vực; Lĩnh vực mở rộng; Hạng và ngày hết hạn nếu là chứng chỉ của công ty

Trường hợp trên màn hình của website hiển thị “không tìm thấy” lúc này  bạn cần kiểm tra lại số quyết định cấp và gửi công văn đến đơn vị cấp yêu cầu xác nhận.

Còn nếu cả 2 thông tin trên đều không chính xác thì chứng chỉ bạn có thể là không đúng.

4. Mục đích tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng của công ty?

Việc tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng của công ty có ý nghĩa rất quan trọng bởi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện được hành nghề trên phạm vi toàn quốc và được quản lý thống nhất bởi Bộ Xây Dựng khi tra cứu được thông tin liên quan đến chứng chỉ năng lực xây dựng chính xác sẽ tránh tình trạng làm chứng chỉ giả không đúng quy định, làm cho các công trình xây dựng không đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Quy định của pháp luật hiện hành là tất cả hệ thống kiểm tra, tra mã chứng chỉ hành nghề sẽ được công khai minh bạch trên website của Cục quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây Dựng. Các tỉnh thành phố trên toàn quốc khi được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phải có công văn đưa lên Bộ Xây Dựng để lấy mã số cấp chứng chỉ. Vì vậy, việc tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng sẽ giúp cho quá trình kiểm tra nhanh gọn và tiện ích hơn.

Bộ Xây Dựng là cơ quan trực tiếp quản lý mã số chứng chỉ hành nghề trên. Thể hiện bởi nơi cấp và mã số chứng chỉ hành nghề.Mỗi công ty hoặc cá nhân sẽ được Bộ Xây Dựng cấp mã số chứng chỉ năng lực xây dựng là duy nhất. Do đó, việc tra cứu chứng chỉ xây dựng lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc quản lý các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

Tóm lại, theo quy định của pháp luật về xây dựng thì các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực như : lĩnh vực khảo sát xây dựng; lĩnh vực  lập thiết kế quy hoạch xây dựng;lĩnh vực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;lĩnh vực tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;lĩnh vực  Thi công xây dựng công trình;lĩnh vực tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;lĩnh vực  Kiểm định xây dựng;lĩnh vực quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com