Các mức xử phạt hành chính trong trường hợp chậm nộp, trốn thuế - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Các mức xử phạt hành chính trong trường hợp chậm nộp, trốn thuế

Các mức xử phạt hành chính trong trường hợp chậm nộp, trốn thuế

Các mức phạt trong trường hợp chậm nộp, trốn thuế mới nhất. Xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp chậm nộp thuế theo quy định pháp luật

Thuế có vai trò rất quan trọng, là nguồn thu chủ yếu trong quá trình hình thành ngân sách nhà nước góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đối với các cá nhân, đơn vị thuộc vào trường hợp phải nộp thuế thì luôn phải có nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ và đúng thời hạn. Tuy nhiên trên thực tế tình trạng chậm nộp thuế vì ý thức đóng thuế chưa cao, hay hành vi lợi dụng kẽ hở của pháp luật trốn thuế diễn ra rất phổ biến. theo đó để đảm bảo sự công bằng giữa các cá nhân, đơn vị phải nộp thuế và tránh thất thu thuế của nhà nước, pháp luật quy định rất chặt chẽ về các mức phạt nếu có hành vi chậm nộp thuế và trốn thuế.

1. Mức phạt trong trường hợp chậm nộp thuế theo quy định pháp luật

Đóng thuế đầy đủ là nghĩa vụ của người nộp thuế đối với Nhà nước, trong đó việc đóng thuế đúng thời hạn là một trong những nghĩa vụ đó. Tuy nhiên tùy vào ý thức và có nhiều lý do tác động của mỗi cá nhân, tổ chức không phải trường hợp nào cũng tuân thủ những nghĩa vụ đó. Tình trạng kê khai thuế thiếu hay đóng thuế chậm vẫn diễn ra phổ biến. Trong thường hợp cơ quan thuế thanh tra kiểm tra và phát hiện ra người nộp tiền thuế chậm nộp thuế thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật cụ thể tại Điều 3 của Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế quy định về mức phạt đối với các trường hợp nộp tiền thuế chậm. Theo đó, cơ quan chức năng sẽ áp dụng mức phạt 0,05%/ngày trên số tiền thuế kê khai trong thời gian nộp chậm. Đối với trường hợp đã có quyết định xử phạt hoặc quyết định xử lý truy thu thuế mà người nộp thuế không nộp thuế vượt quá 90 ngày kể từ ngày có văn bản nêu trên thì người nộp thuế phải áp dụng theo mức phạt 0,07% trên một ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp. Đây là một trong những mức phạt hợp lý vừa đủ để chấn chỉnh lại ý thức và thái độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế nhưng mức phạt cũng không quá cao để tạo điều kiện cho những người nộp thuế đang gặp khó khăn về tài chính, cần thời gian để thu xếp về tài chính để chi trả số tiền thuế đang nợ.

thoi-hieu-xu-phat-va-xu-phat-hanh-vi-tron-thue%281%29thoi-hieu-xu-phat-va-xu-phat-hanh-vi-tron-thue%281%29

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.0191

Theo quy định của Thông tư 130/2016/TT-BTC quy định kéo dài thời gian đóng tiền phạt chậm nộp thuế lên 90 ngày để người nộp thuế có thời gian phù hợp để sắp xếp chi trả tiền thuế. Tuy nhiên trong trường hợp, khi đã có văn bản xử phạt mà cá nhân, tổ chức chậm nộp tiền phạt vượt quá thời gian cho phép này thì sẽ bị xử lý đối với việc chậm nộp tiền phạt. Theo đó pháp luật quy định nếu họ không thi hành quyết định xử phạt hành chính  thì trước hết người nộp thuế phải nộp đủ số tiền phạt , sau đó phải nộp đầy đủ số tiền chậm nộp tiền phạt với mức theo quy định là 0,05% trên một ngày trên tổng số tiền phạt mà cá nhân, tổ chức đó chưa nộp cho cơ quan chức năng. Về căn cứ số thời gian chậm nộp thì theo quy định thời gian này sẽ  được tính từ ngày cuối thời hạn nộp tiền phạt, bao gồm cả ngày lễ ngày nghỉ.

2. Mức xử phạt khi có hành vi trốn thuế

Theo quy định của pháp luật những cá nhân tổ chức thuộc vào đối tượng nộp thuế có hành vi thực hiện các phương pháp để giảm thiểu số thuế phải nộp đều được xem là hành vi trốn thuế. Theo đó quy định tại Thông tư 166/2013/ Thông tư của Bộ Tài chính quy định các hành vi cụ thể được xem là trốn thuế là căn cứ để đưa ra các chế tài xử lý như sau:

– Cá nhân, tổ chức là người nộp thuế  không  thực hiện việc nộp hồ sơ để đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế  lên cơ quan thuế hoặc vượt quá thời gian cho phép là 90 ngày không nộp hồ sơ khai thuế kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ theo quy định của luật.

– Cá nhân tổ chức có hành vi sử dụng không hợp pháp các hóa đơn chứng từ về thuế, đưa các loại giấy tờ về thuế không hợp pháp không có giá trị sử dụng nhằm mục đích khai báo không chính xác để được giảm miễn thuế.

– Cá nhân, tổ chức có hành vi giả tạo hồ sơ để làm giảm hoặc hủy  số lượng hàng hóa,vật tư, nguyên liệu không đúng với thực tế để giảm miễn thuế hoặc được hoàn thuế.

– Cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý lập hóa đơn sai về  cả số lượng hóa đơn,  khai khống giá trị hàng hoá, dịch vụ đầu ra để kê khai thuế thấp hơn.

– Cá nhân, tổ chức có hành vi thực hiện không đúng, đầy đủ hoặc không thực hiện việc  ghi chép trong giấy tờ, sổ kế toán  về các khoản thu là căn cứ để xác định số tiền thuế phải nộp cho cơ quan chức năng;  hoặc cố tình không kê khai, hay kê khai không đúng nhằm mục đích  để miễn thuế hoặc giảm số thuế phải nộp cho cơ quan chức năng.  

– Cá nhân, tổ chức có hành vi không thực hiện việc xuất hóa đơn khi tham gia hoạt động kinh doanh hoặc cố tình ghi không đúng sự thật giá trị trên hóa đơn bán hàng.

– Cá nhân, tổ chức có hành vi sử dụng hàng hóa thuộc vào trường hợp miễn thuế hoặc được xét miễn thuế nhưng sử dụng không đúng với mục đích theo quy định của pháp luật.

– Cá nhân, tổ chức vì mục đích làm giảm số thuế phải nộp hoặc để được miễn thuế mà có hành vi sửa chữa, tẩy xoá, hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế.

– Cá nhân, tổ chức vẫn kinh doanh trong khi đã thông báo tạm ngừng kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền, hoặc có hành vi vận chuyển hàng hóa không có giấy tờ hợp pháp.

Theo đó đối với cá nhân, tổ chức những đối tượng phải nộp thuế vi phạm những hành vi trên và để lại hậu quả nghiêm trọng nhằm làm thất thoát nguồn thuế của nhà nước, không tuân thủ nghĩa vụ phải đóng thuế thì sẽ có những chế tài xử phạt rất nghiêm khắc. Đối với hành vi trốn thuế thì cá nhân sẽ phải chịu chế tài xử phạt theo quy định tại Thông tư 166/2013/TT-BTC thì tùy vào mức độ hậu quả để lại và các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thì các mức phạt cũng khác nhau:

– Mức xử phạt tiền tiền một lần tính trên số tiền mà cá nhân, đơn vị phải nộp thuế trốn đóng thuế ở lần vi phạm đầu tiên, không bao gồm các hành vi khai sai dẫn đến thiếu tiền thuế, hoặc các cá nhân, đơn vị đã vi phạm và tái phạm lần hai nhưng có các tình tiết giảm nhẹ . Ví dụ về tình tiết giảm nhẹ như cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm nhưng đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả; tự nguyện khai báo, hối lỗi, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng trong quá trình xử lý hành vi vi phạm và xử phạt các hành vi sai phạm…Nếu có hai tình tiết giảm nhẹ thì dù tái phạm lần 2 sẽ bị xử lý ở mức nhẹ nhất.

– Mức xử phạt tiền gấp 1,5 lần trên số tiền mà cá nhân, đơn vị phải nộp thuế trốn đóng thuế ở lần vi phạm đầu tiên nhưng trong hành vi vi phạm có các tình tiết tăng nặng. Ví dụ về các tình tiết tăng nặng như sau: vi phạm có tính chất tổ chức; có hành vi lôi xúi giục lôi kéo người vi phạm hay lợi dụng chức vụ của mình đi vi phạm nhằm trục lợi..v..v..hoặc với các hành vi vi phạm ở lần thứ hai nhưng không đủ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên thì sẽ bị chế tài ở mức phạt cao hơn.

– Mức xử phạt tiền gấp 2 lần trên số tiền vi phạm trốn thuế được áp dụng với cá nhân, đơn vị phải nộp thuế nhưng có hành vi trốn thuế ở lần vi phạm thứ hai nhưng không có tình tiết giảm nhẹ hoặc cá nhân, đơn vị này đã vi phạm lần thứ ba nhưng có một tình tiết giảm nhẹ để giảm nhẹ hình phạt.

– Mức xử phạt tiền gấp 2,5 lần tên số tền trốn thuế với cá nhân, đơn vị phải nộp thuế có hành vi trốn thuế khi những đối tượng này có hành vi vi phạm lần thứ hai nhưng trong hành vi đó có tình tiết tăng nặng hoặc đã vi phạm đến lần thứ ba mà không có một tình tiết giảm nhẹ nào.

– Mức xử phạt tiền gấp 3 lần số tiền trốn thuế của cá nhân, đơn vị phải nộp thuế có hành vi trốn thuế khi đến lần vi phạm thứ hai có kèm theo ít nhất 2 tình tiết tăng nặng hoặc đối tượng này đã vi phạm lần thứ ba và có tình tiết tăng nặng hay  đã vi phạm đến lần thứ 4.

Kèm theo những mức xử phạt về hành chính, đối với hành vi trốn thuế theo quy định của luật các đối tượng vi phạm còn phải bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là phải đóng đủ số tiền trốn thuế lên cơ quan chức năng. Tóm lại đối với trường hợp chậm đóng thuế hay trốn thuế là hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng thuế làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu của Nhà nước nên quy định về các hình thức xử phạt rất nghiêm khắc nhằm chấn chỉnh lại ý thức đóng thuế của người có nghĩa vụ

3. Thời hiệu xử phạt và xử phạt hành vi trốn thuế

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có một câu hỏi mong LVN Group giải đáp giúp. Cách đây ba năm, tôi có bán một chiếc xe ô tô với trị giá 800 triệu đồng, tôi có phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên do hoàn cảnh kinh tế, nên tôi vẫn chưa đóng số tiền thuế này. Nay, cơ quan Thuế kiểm tra, tôi có phải đóng lại số tiền thuế trên không?

LVN Group tư vấn:

Do bạn không cung cấp thông tin cụ thể về số tiền bạn chưa nộp thuế vào khoảng thời gian trước đây nên  LVN Group xin đưa ra quan điểm như sau:

Thứ nhất, nếu trường hợp của bạn chưa đủ điều kiện bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính:

Điều 110 Luật quản lý thuế sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định thời hiệu :

“1. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.

2. Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn, thời hiệu xử phạt là năm năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

3. Quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước; kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.”

Việc trốn thuế sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 11 Nghị định 129/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế​.

Thứ hai, trong trường hợp bạn đã đủ điều kiện để bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 161 Bộ luật hình sự:

“1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.

2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.”

4. Mức xử phạt hành chính đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau:

1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 Luật quản lý thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật quản lý thuế, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 9 Thông tư này và Khoản 9 Điều này.

b) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

c) Lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa hoặc giảm số lượng, giá trị vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.

d) Lập hóa đơn sai về số lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra làm căn cứ kê khai nộp thuế thấp hơn thực tế.

đ) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm.

e) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế.

g) Sử dụng hàng hóa được miễn thuế, xét miễn thuế (bao gồm cả không chịu thuế) không đúng với mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế.

h) Sửa chữa, tẩy xoá chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

i) Hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

k) Sử dụng hóa đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; khai sai căn cứ tính thuế phát sinh số thuế trốn, số thuế gian lận.

l) Người nộp thuế đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.

m) Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

2. Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ.

3. Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ.

4. Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.

5. Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.

6. Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế bị xử phạt quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước.

Số tiền thuế trốn, gian lận theo quy định tại Điều này là số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh tra.

7. Các hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, Khoản 1 Điều này bị phát hiện trong thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế hoặc bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nhưng không làm giảm số thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn, không làm tăng số thuế miễn, giảm và không thuộc trường hợp bị xử phạt đối với hành vi trốn thuế thì bị xử phạt về hành vi vi phạm về thủ tục thuế theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 hoặc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.

8. Trường hợp người nộp thuế đang thuộc diện được miễn thuế, được hoàn thuế theo quy định của pháp luật, kê khai không đúng căn cứ xác định số thuế được miễn, số thuế được hoàn nhưng không làm thiệt hại đến số thuế của ngân sách nhà nước thì không bị xử phạt đối với hành vi trốn thuế mà xử phạt về hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định ở Điều 8 Thông tư này với mức phạt cao nhất.

9. Trường hợp, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, đã tự giác nộp đầy đủ số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế thì bị xử phạt về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế quy định Khoản 6, Điều 9 Thông tư này. Trường hợp, người nộp thuế đã nộp hồ sơ khai thuế nhưng khai sai, gian lận thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, gian lận, trốn thuế thì ngoài việc bị xử phạt về thủ tục thuế còn bị xử phạt về khai thiếu thuế hoặc trốn thuế theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Thông tư này.

10. Trường hợp người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai đang trong thời hạn hưởng ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bị phát hiện có hành vi vi phạm như khai sai làm tăng khống chi phí để tăng số lỗ, để giảm lãi; giảm chi phí để tăng lãi và xác định không đúng các điều kiện để được hưởng miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì:

a) Nếu vi phạm được kiểm tra phát hiện ngay trong thời gian đang được ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì không xử phạt về hành vi trốn thuế mà thực hiện xử phạt vi phạm về thủ tục thuế hoặc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán;

b) Nếu vi phạm chưa được kiểm tra phát hiện mà cá nhân, tổ chức không tự điều chỉnh hậu quả làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tiếp sau khi hết thời hạn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì bị xử phạt về hành vi trốn thuế.

5. Trốn thuế, gian lận thuế xử lý như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Một công ty bỏ trốn thì phải chịu những hình thức gì về pháp luật? Các hóa đơn của công ty bao gồm nhập vào và xuất ra sẽ được xử lý như thế nào?

LVN Group tư vấn:

Theo Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định về xử phạt đối với hành vi trốn thuế :

“Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau:

1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây: 

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 Luật quản lý thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật quản lý thuế, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 9 Thông tư này và Khoản 9 Điều này.

b) Sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hoá đơn, chứng từ; hoá đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

c) Lập thủ tục, hồ sơ huỷ vật tư, hàng hoá hoặc giảm số lượng, giá trị vật tư, hàng hoá không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.

d) Lập hoá đơn sai về số lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra làm căn cứ kê khai nộp thuế thấp hơn thực tế. 

đ) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm.

e) Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế.

g) Sử dụng hàng hoá được miễn thuế, xét miễn thuế (bao gồm cả không chịu thuế) không đúng với mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế.

h) Sửa chữa, tẩy xoá chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

i) Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

k) Sử dụng hoá đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; khai sai căn cứ tính thuế phát sinh số thuế trốn, số thuế gian lận. 

l) Người nộp thuế đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.

m) Hàng hoá vận chuyển trên đường không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp.

2. Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ.

3. Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ.

4. Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.

5. Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.

6. Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế bị xử phạt quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước.
Số tiền thuế trốn, gian lận theo quy định tại Điều này là số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh tra. 

7. Các hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, Khoản 1 Điều này bị phát hiện trong thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế hoặc bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nhưng không làm giảm số thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn, không làm tăng số thuế miễn, giảm và không thuộc trường hợp bị xử phạt đối với hành vi trốn thuế thì bị xử phạt về hành vi vi phạm về thủ tục thuế theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 hoặc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.

8. Trường hợp người nộp thuế đang thuộc diện được miễn thuế, được hoàn thuế theo quy định của pháp luật, kê khai không đúng căn cứ xác định số thuế được miễn, số thuế được hoàn nhưng không làm thiệt hại đến số thuế của ngân sách nhà nước thì không bị xử phạt đối với hành vi trốn thuế mà xử phạt về hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định ở Điều 8 Thông tư này với mức phạt cao nhất.

9. Trường hợp, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, đã tự giác nộp đầy đủ số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế thì bị xử phạt về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế quy định Khoản 6, Điều 9 Thông tư này. Trường hợp, người nộp thuế đã nộp hồ sơ khai thuế nhưng khai sai, gian lận thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, gian lận, trốn thuế thì ngoài việc bị xử phạt về thủ tục thuế còn bị xử phạt về khai thiếu thuế hoặc trốn thuế theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Thông tư này.

10. Trường hợp người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai đang trong thời hạn hưởng ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bị phát hiện có hành vi vi phạm như khai sai làm tăng khống chi phí để tăng số lỗ, để giảm lãi; giảm chi phí để tăng lãi và xác định không đúng các điều kiện để được hưởng miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì:

a) Nếu vi phạm được kiểm tra phát hiện ngay trong thời gian đang được ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì không xử phạt về hành vi trốn thuế mà thực hiện xử phạt vi phạm về thủ tục thuế hoặc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán; 

b) Nếu vi phạm chưa được kiểm tra phát hiện mà cá nhân, tổ chức không tự điều chỉnh hậu quả làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tiếp sau khi hết thời hạn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì bị xử phạt về hành vi trốn thuế.”

Vậy tùy vào từng trường hợp, tình tiết, hành vi trốn thuế sẽ có mức áp dụng sử phạt theo quy định, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ ( Không biết, không cố ý, khắc phục hậu quả….đều phải chứng minh cụ thể ) thì cơ quan thuế xem xét để áp dụng mức sử phạt . Trường hợp biết đó là hành vi trốn thuế nhưng vẫn làm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trong cả hai trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hay biết mà vẫn thực hiện thì người đại diện theo pháp luật, những người liên quan đến hành vi trốn thuế  đều sẽ bị truy cứu và xử phạt, mức phạt như thế nào còn phụ thuộc vào số thuế gian lận.

Đồng thời, căn cứ vào số thuế trốn có thể sẽ bị truy cứu về hình sự theo Điều 161 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009 về tội trốn thuế.

“Điều 161. Tội trốn thuế

1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.

2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.”

Tại Điều 1 Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC có quy định như sau:

“Điều 1. Về tội trốn thuế (Điều 161 Bộ luật hình sự)

1. Người phạm tội trốn thuế là người thực hiện một trong các hành vi được quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế, đồng thời thỏa mãn các dấu hiệu được quy định tại Điều 161 của Bộ luật hình sự.

2. Phạm tội trốn thuế trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại khoản 3 Điều 161 của Bộ luật hình sự được hiểu là trường hợp tuy số tiền trốn thuế có giá trị từ 300 triệu đồng đến dưới 600 triệu đồng, nhưng người phạm tội đồng thời thực hiện một trong các hành vi liên quan khác mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm độc lập, như: đưa hối lộ; chống người thi hành công vụ; gây thương tích cho người thi hành công vụ; hủy hoại tài sản của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế và các cơ quan nhà nước khác có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý thuế. Trường hợp các hành vi này có đủ yếu tố cấu thành tội phạm khác thì ngoài tội trốn thuế, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng.”

Theo đó, hành vi trốn thuế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại  Khoản 3 Điều 161 Bộ Luật hình sư sửa đổi bổ sung 2009.

Tại Điều 22,Điều 23, Điều 25 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định :

“Điều 22. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.

Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.

Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.

Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).”

“Điều 23. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

1. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.

2. Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:

– Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.

– Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế.

– Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.

– Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.

– Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn”.

“Điều 25. Sử dụng hóa đơn của người mua hàng:

1. Người mua được sử dụng hóa đơn hợp pháp theo quy định pháp luật để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ; hưởng chế độ khuyến mãi, chế độ hậu mãi, xổ số hoặc được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; được dùng để hạch toán kế toán hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán; kê khai các loại thuế; đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu và để kê khai thanh toán vốn ngân sách nhà nước theo các quy định của pháp luật.

2. Hóa đơn được sử dụng trong các trường hợp tại khoản 1 phải là:

– Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ bản gốc, liên 2 (liên giao khách hàng), trừ các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 4 và Điều 24 Thông tư này.

– Hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo quy định và phải nguyên vẹn.

– Số liệu, chữ viết, đánh máy hoặc in trên hóa đơn phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo đúng quy định, không bị tẩy xóa, sửa chữa.

– Hóa đơn không thuộc các trường hợp nêu tại Điều 22 và Điều 23 Thông tư này.”

Tại Công văn 11797/BTC-TCT:

“Về khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với những doanh nghiệp có mua hàng hóa, sử dụng hóa đơn đầu vào trực tiếp của doanh nghiệp và doanh nghiệp trung gian ngừng kinh doanh, bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh có dấu hiệu mua bán hóa đơn bất hợp pháp nhưng chưa có kết luận chính thức của cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng (bao gồm cả trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm trước ngày Bộ Tài chính ban hành Công văn số 7527/BTC-TCT), thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 13706/BTC-TCT ngày 15/10/2013 và Công văn số 1752/BTC-CTC ngày 10/2/2014 của Bộ Tài chính: cụ thể đối với một số trường hợp thực hiện như sau:

– Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT thì Cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để tạm dừng kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với các hóa đơn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chờ kết quả chính thức cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp chỉ được thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hóa đơn không có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

– Trường hợp doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT thì cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ. Trường hợp doanh nghiệp khẳng định việc mua bán hàng hóa và hóa đơn GTGT đầu vào sử dụng kê khai khấu trừ là đúng quy định thì doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật, đồng thời cơ quan thuế phải thực hiện thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp để kết luận và xử lý vi phạm theo quy định. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra phải thực hiện xác minh, đối chiếu với doanh nghiệp có quan hệ mua bán về một số nội dung.

+ Kiểm tra, xác minh về hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hóa (nếu có); hình thức giao nhận hàng hóa; địa điểm giao nhận hàng hóa; phương tiện vận chuyển hàng hóa; chi phí vận chuyển hàng hóa; chủ sở hữu hàng hóa và nguồn gốc hàng hóa (trước thời điểm giao nhận hàng hóa)

+ Kiểm tra xác minh về thanh toán: Ngân hàng giao dịch; đối tượng nộp tiền vào tài khoản để giao dịch; số lần thực hiện giao dịch; hình thức thanh toán; chứng từ thanh toán.

+ Kiểm tra xác minh về xuất khẩu hàng hóa: Tờ khai hải quan có xác nhận thực xuất của Cơ quan hải quan; chứng từ thanh toán qua ngân hàng; Vận đơn (nếu có).

Qua thanh tra, kiểm tra nếu xác minh được việc mua bán hàng hóa là có thực và đúng với quy định của pháp luật thì giải quyết cho doanh nghiệp được khấu trừ, hoàn thuế GTGT; đồng thời yêu cầu doanh nghiệp cam kết nếu trong các hồ sơ, tài liệu doanh nghiệp xuất trình cho cơ quan Thuế sau này phát hiện có sai phạm, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, có dấu hiệu tội phạm thì lập và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Nếu việc tạm dừng khấu trừ thuế dẫn đến tăng số thuế GTGT phải nộp thì Cơ quan thuế có trách nhiệm tổng hợp, theo dõi các trường hợp này, chưa yêu cầu nộp và chưa tính phạt nộp chậm chờ kết luận chính thức của Cơ quan có thẩm quyền.”

Như vậy, Về khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với những doanh nghiệp có mua hàng hóa, sử dụng hóa đơn đầu vào trực tiếp của doanh nghiệp và doanh nghiệp trung gian ngừng kinh doanh, bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh có dấu hiệu mua bán hóa đơn bất hợp pháp nhưng chưa có kết luận chính thức của cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng.

Hóa đơn trước đây đã kê khai khấu trừ, tính chi phí thì doanh nghiệp phải cam kết; chứng minh cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật việc mua bán là có thật, được cơ quan thuế thực hiện kiểm tra xác định thì hóa đơn đó đơn vị được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí khi tính thuế TNDN. Doanh nghiệp không phải loại ngay những chi phí này ra, đồng thời không phải kê khai bổ sung số thuế GTGT đã khấu trừ khi doanh nghiệp đã có cam kết trong thời gian cơ quan thuế chưa ra kết luận chính thức về thah tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp.

Từ những căn cứ quy định trên thì xử lý khi gặp rủi ro về hóa đơn cụ thể như sau :

+ Hóa đơn đầu vào mua của công ty bỏ trốn, mất tích, giải thể, phá sản nhưng chưa hoàn thành tủ tục đóng mã số thuế:

–  Khi doanh nghiệp phát hiện hoặc được cơ quan thuế thông báo về những hóa đơn mua hàng hóa từ các doanh nghiệp đã ngừng sản xuất kinh doanh hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh, việc đầu tiên doanh nghiệp cần phải xác định xem thời điểm phát sinh hóa đơn đầu vào trước hay là sau khi doanh nghiệp bỏ trốn.

–  Nếu tại thời điểm giao dịch (căn cứ theo ngày ghi trên hóa đơn), cơ quan thuế đã thông báo tình trạng bỏ trốn mất tích hoặc rủi ro thì hóa đơn đó bị loại bỏ hoàn toàn đồng thời doanh nghiệp mua phải giải trình.

–  Nếu tại thời điểm xuất hóa đơn, doanh nghiệp bán vẫn hoạt động, sau khi doanh nghiệp mua thực hiện khai thuế hoặc khi kiểm tra thuế phát hiện doanh nghiệp bán đã bỏ trốn, mất tích, giải thể… mà doanh nghiệp mua chứng minh được tính có thực của giao dịch kinh doanh như: hợp đồng, thanh toán, giao nhận, nghiệm thu và các chứng cứ khác thì hóa đơn đó vẫn được chấp nhận khấu trừ, hoàn thuế, và tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN theo quy định.

–  Nếu hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp bạn có nhiều hóa đơn thuộc diện bỏ  trốn, mất tích, gian lận thuế ….  khi phát hiện có dấu hiệu hành vi mua bán hóa đơn  thì cơ quan thuế sẽ chuyển sang cơ quan công an để điều tra hình sự. Trường hợp người mua chứng minh được giao dịch phạt sinh có thực, có công văn giải trình gửi cơ quan thuế kịp thời thì cơ quan thuế xem xét có thể là loại bỏ hóa đơn, nộp bổ sung thuế, phạt nộp chậm ,phạt hành chính….

–   Tại thời điểm giao dịch, công ty bán vẫn hoạt động, tại thời điểm kiểm tra thuế phát hiện người bán đó đã giải thể, phá sản nhưng chưa đóng mã số thuế mà doanh nghiệp bạn chứng minh được giao dich phát sinh bằng : hợp đồng, thanh toán, giao nhận, thanh lý hợp đồng, nhập kho… thì cơ quan thuế xác minh hóa chấp nhận tính hợp lý của hóa đơn và được khấu trừ và chi phí thuế TNDN.

+ Hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn: Liên hệ công ty phát hành hóa đơn và yêu cầu giải thích, khắc phục hậu quả, cấp lại hóa đơn điều chỉnh hoặc làm thủ tục thu hồi … Nếu trườn hợp không thể khắc phục được  thì nên làm công văn giải trình hoạc liên hệ trực tiếp văn cơ quan quan thuế quản lý trực tiếp hướng dẫn xử lý.

+ Hóa đơn đầu vào trôi nổi bất hợp pháp: Cách tốt nhất để loại trừ rủi ro là loại bỏ hóa đơn đó, điều chỉnh ngay tờ khai báo cáo thuế GTGT.Các trường hợp khác, kế toán viên căn cứ vào hiện trạng, tra cứu thông tin trên hệ thống thuế, đối chiếu trường hợp sai phạm / rủi ro và căn cứ vào nội dung Công văn 11797/BTC-TCT để xử lý.

6. Ký chứng từ khống nhằm trốn thuế bị xử lý thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi làm thủ kho tại 1 công ty, vì công ty làm giả chứng từ hàng hóa, khai báo sai số lượng hàng hóa sản xuất, để giảm số tiền đóng thuế, nên tôi thường xuyên phải kí giả mạo vào những chứng từ khống, tôi muốn hỏi như vậy mình có bị coi là vi phạm pháp luật không, và nếu muốn báo cáo với cơ quan chức năng về việc doanh nghiệp trốn thuế, tôi cần làm như thế nào? 

LVN Group tư vấn:

– Điều 23 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp như sau: Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.

– Tại Điều 108 Luật quản lý thuế sửa đổi 2012 quy định về xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế như sau:

Điều 108. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Người nộp thuế có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế sau đây thì phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn:

1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 của Luật này hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật này;

2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

3. Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán;

4. Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán hàng hoá, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

5. Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

6. Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan;

7. Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

8. Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hoá nhằm mục đích trốn thuế;

9. Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế”.

– Tại Điều 161 “Bộ luật hình sự năm 2015” sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội trốn thuế như sau:

“Điều 161. Tội trốn thuế

1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.

2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.”

Như vậy, căn cứ vào quy định của pháp luật thì sử dụng bất hợp pháp hóa đơn sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế.

Ky-chung-tu-khong-nham-tron-thue-bi-xu-ly-the-naoKy-chung-tu-khong-nham-tron-thue-bi-xu-ly-the-nao

LVN Group tư vấn về trốn thuế qua tổng đài:1900.0191

Trong trường hợp của bạn, bạn hiện tại làm thủ kho tại 1 công ty, vì công ty làm giả chứng từ hàng hóa, khai báo sai số lượng hàng hóa sản xuất, để giảm só tiền đóng thuế, nên bạn thường xuyên phải kí giả mạo vào những chứng từ khống thì trường hợp này sẽ vi phạm pháp luật. Nếu bạn phát hiện về hành giả mạo này của công ty thì bạn không nên ký kết vào các loại hóa đơn, chứng từ này. Đối với hành vi trốn thuế này có của công ty bạn, bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan Công an.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com