Các trường hợp, vị trí công việc được kéo dài tuổi nghỉ hưu

Các trường hợp, vị trí công việc nào được kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với viên chức? Các trường hợp, vị trí công việc nào được kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức giữ chữ vụ lãnh đạo, quản lý?

Theo quy định pháp luật hiện hành quy định căn cứ vào các định hướng phát triển, nhân lực, vị trí làm việc của đơn vị mà có những điều chỉnh về nhân sự đặc biệt là nhóm nhân sự đến tuổi nghỉ hưu, tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều trường hợp nhân sự cao tuổi muốn làm việc tiếp tại đơn vị. Vậy, Các trường hợp, vị trí công việc nào được kéo dài tuổi nghỉ hưu? 

Cơ sở pháp lý: 

– Nghị định 50/2022/NĐ-CP quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập;

– Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu;

– Nghị định 83/2022/NĐ-CP Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Các trường hợp, vị trí công việc nào được kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với viên chức? 

1.1. Các trường hợp, vị trí được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức:

Hiện nay, Nghị định 50/2022/NĐ-CP đã quy định việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập và viên chức làm việc trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 50/2022/NĐ-CP quy định cụ thể các trường hợp là viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập và viên chức làm việc trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù bao gồm: 

1) Viên chức có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư;

2) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo là Tiến sĩ hoặc chuyên khoa II;

3) Viên chức có chuyên môn, kỹ thuật cao trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

4) Giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần.

Khi thực hiện việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn cần tuân theo nguyên tắc tại Điều 3 Nghị định 50/2022/NĐ-CP, cụ thể:

– Phải Bảo đảm khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định.

– Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu: Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:

Lao động nam

Lao động nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

2021

60 tuổi 3 tháng

2021

55 tuổi 4 tháng

2022

60 tuổi 6 tháng

2022

55 tuổi 8 tháng

2023

60 tuổi 9 tháng

2023

56 tuổi

2024

61 tuổi

2024

56 tuổi 4 tháng

2025

61 tuổi 3 tháng

2025

56 tuổi 8 tháng

2026

61 tuổi 6 tháng

2026

57 tuổi

2027

61 tuổi 9 tháng

2027

57 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi

62 tuổi

2028

57 tuổi 8 tháng

2029

58 tuổi

2030

58 tuổi 4 tháng

2031

58 tuổi 8 tháng

2032

59 tuổi

2033

59 tuổi 4 tháng

2034

59 tuổi 8 tháng

Từ năm 2035 trở đi

60 tuổi

Như vậy, năm 2022 tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường đối với lao động nam là đủ 60 tuổi 06 tháng và đối với lao động nữ đủ 55 tuổi 08 tháng.

– Trong thời gian thực hiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, viên chức chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn, không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

– Trong thời gian thực hiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu viên chức có nguyện vọng nghỉ làm việc hoặc đơn vị sự nghiệp không còn nhu cầu thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.

1.2. Điều kiện, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức:

Viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

(i) Có đủ sức khỏe;

(ii) Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;

(iii) Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác.

Trình tự, thủ tục xem xét, kéo dài thời gian công tác:

– Mỗi năm, căn cứ định hướng phát triển, tình hình nhân lực của tổ chức và yêu cầu của vị trí việc làm các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ tiến hành việc thông báo chủ trương và nhu cầu kéo dài thời gian công tác;

– Khi đáp ứng các điều kiện quy định nêu trên, cá nhân có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác cần tiến hành gửi cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý quyết định kéo dài trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 06 tháng;

– Sau khi nhận được đơn đề nghị kéo dài thời gian công tác cần cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý xem xét, đánh giá các điều kiện của viên chức có nguyện vọng được kéo dài thời gian công tác và chủ trương, nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập từ đó xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian công tác, thời gian được kéo dài đối với từng trường hợp viên chức;

– Trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 03 tháng, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định kéo dài thời gian công tác của viên chức được gửi cho tổ chức, cá nhân có liên quan;

Chế độ, chính sách đối với viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn:

Căn cứ theo quy định Điều 5 Nghị định 50/2020/NĐ-CP quy định khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, người cao tuổi được hưởng các chế độ, chính sách như sau:

Một là,Được xác định là viên chức nằm trong tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp được cấp có thẩm quyền giao.

Hai là, Được hưởng chế độ lương theo hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ và chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật.

Các khoản trợ cấp khi nghỉ hưu:

Bên cạnh lương hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định các trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu.

Lưu ý: Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

2. Các trường hợp, vị trí công việc nào được kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức giữc chữ vụ lãnh đạo, quản lý?

 Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 83/2022/NĐ-CP quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý như sau: 

Các Cán bộ, công chức nữ giữ các chức vụ, chức danh dưới đây:

– Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Phó Trưởng ban, cơ quan Đảng ở trung ương; 

– Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

– Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

– Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;

– Thứ trưởng, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang bộ;

– Phó trưởng các tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương;

– Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc trung ương;

– Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật;

– Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương;

– Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

– Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;

– Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng ban Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia;

– Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

– Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số.

– Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Trưởng các Ban đảng của Thành ủy thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;

Công chức được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Lưu ý:Nghị định 83/2022/NĐ-CP không áp dụng đối với các đối tượng sau:

– Cán bộ, công chức nêu trên là Ủy viên Trung ương Đảng;

– Cán bộ giữ chức vụ từ Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên;

– Trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với các trường hợp nêu trên thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com