Chí Phèo là một nhân vật được nhà văn Nam Cao xây dựng để tố cáo xã hội phong kiến độc ác đã đẩy những người nông dân bị tha hoá tới bước đường cùng trở thành những con quỷ dữ. Đồng thời, thông qua tác phẩm “Chí Phèo” người đọc cũng có thể thấy Nam Cao đã thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của mình khi để cho Chí Phèo và Thị Nở gặp nhau và đã để cho Thị Nở khơi dậy sự lương thiện còn xót trong tâm hồn Chí Phèo. Cảnh Chí Phèo tỉnh dậy sau trận ốm là sự chuyển biến đầy mới mẻ trong cuộc đời bi kịch của Chí.
1. Dàn ý cảm nhận của anh chị về cảnh Chí Phèo tỉnh dậy sau trận ốm:
Mở bài
– Giới thiệu nhà văn Nam Cao, tác phẩm “Chí Phèo”
– Khái quát về cảnh Chí Phèo tỉnh dậy sau trận ốm
Thân bài
– Nêu vị trí của đoạn trích: cảnh Chí Phèo tỉnh dậy sau trận ốm nằm ở phần giữa của truyện ngắn Chí Phèo trong buổi sáng, sau đêm gặp thị Nở.
– Tâm trạng của Chí Phèo:
+ Thể hiện qua các từ ngữ chỉ cảm giác, xen kẽ giữa những câu kể, câu hỏi và câu cảm tháng, kết hợp với độc thoại nội tâm của nhân vật.
+ Diễn tả nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau của hắn sau khi tỉnh rượu
+ Tâm trạng bâng khuâng, luyến tiếc, nhớ thương.
+ Có những biểu hiện của một người đang bị ốm, mệt mỏi: người thì bủn rủn, tay chân không buồn nhấc
+ Hắn nhận thức được nguyên nhân dẫn đến tình trạng như bây giờ là do nhung cơn men.
+ Chí nghe thấy những âm thanh của cuộc sống hằng ngày
+ Những hồi ức về ước mơ bình dị thuở quay trở lại: mong muốn có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải
=> Cho thấy Chí Phèo đã tỉnh táo về nhận thức.
Kết bài
Khái quát nội dung, nghệ thuật trong đoạn trích.
2. Cảm nhận của anh chị về cảnh Chí Phèo tỉnh dậy sau trận ốm ngắn gọn:
Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc có tư tưởng nhân đạo vô cùng sâu sắc, độc đáo và mới mẻ. Tác phẩm “Chí Phèo” là một trong những kiệt tác xuất sắc trong văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tác phẩm kể về cuộc đời của một người dân nghèo khổ tên là Chí Phèo – biểu hiện cho bi kịch sinh ra là một con người mà lại không được làm người. Nam Cao miêu tả tâm trạng Chí Phèo tỉnh dậy sau trận ốm chứng tỏ ông được coi là một bậc thầy về phân tích tâm lí nhân vật.
Sau khi Chí tỉnh rượu,hắn thấy bâng khuâng lòng mơ hồ buồn. Lần trước, hắn tỉnh rượu nhưng lại uống, say kế tiếp sau. Nhưng lần này, hắn tỉnh rượu với trạng bủn rủn, rùng mình, ruột gan nôn nao. Hắn trở nên sợ rượu như người ốm sợ cơm. Sau bao nhiêu năm, đây là lần đầu tiên trong cuộc đời hắn tỉnh dậy. Lần đầu tiên hắn nhận ra và cảm nhận được ánh nắng ngoài kia, hắn nghe thấy những âm thanh quen thuộc của cuộc sống mà ngày nào cũng có: tiếng chim hót líu lo ngoài kia, tiếng người thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá trên sông, những tiếng nói lao xao của những người đi chợ. Những âm thanh quen thuộc ấy chính là tiếng gọi thôi thúc, thiết tha, trong cuộc sống đã vang lên trong tâm hồn Chí vừa được tỉnh dậy. Chí Phèo đã tỉnh ngộ, hắn nhìn lại cả cuộc đời mình từ trong quá khứ đến hiện tại và cả trong tương lai. Lúc này, cái ước mơ bình dị, nhỏ nhoi của Chí bỗng dưng quay trở lại trong đầu hắn, hắn ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải, khá giả thì mua mảnh ruộng để cầy cấy. Chí Phèo đã thức tỉnh cả về tình cảm và nhận thức. Hắn buồn cho hiện tại của mình bởi hắn đã đi tới cái dốc ở phía bên kia của cuộc đời. Đối với hắn, tương lai của mình còn trở nên đáng buồn hơn, hắn sợ tuổi già, sợ đói rét và sợ đau ốm và đặc biệt nhất là hắn sợ sự cô độc. Sau những ngày tháng khi ra tù hắn sống gần như trở nên vô thức, giờ đây Chí đã thức tỉnh. Chí đang thức tỉnh một cách toàn diện cả về lí trí và nhận thức. Hắn đã bắt đầu để trở về với kiếp được làm một con người. Ở đây, người đọc có thể thấy ngòi bút của tác giả thật ấm áp, đã thể hiện từng biểu hiện thức tỉnh ở trong Chí. Qua đó, cho thấy Nam Cao thật sự quý mến những người nông dân lao động nghèo khổ. Vì hoàn cảnh của bản thân mà họ bị xã hội thực dân tàn ác đẩy vào con đường đầy tội lỗi. Nhưng nhà văn vẫn nhìn thấy một vẻ đẹp vẫn luôn tiềm ẩn trong những người nông dân đó, ngay cả khi họ bị cuộc đời xô đẩy làm biến dạng cả nhân hình và nhân tính.
Thông qua quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã thể hiện sự cảm thông và đồng cảm sâu sắc với những người nông dân bị xã hội thực dân đày đọa, chèn ép đẩy họ tới bước đường cùng.
3. Cảm nhận của anh chị về cảnh Chí Phèo tỉnh dậy sau trận ốm hay nhất:
Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu trong nền văn học hiện thực Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XX. Những tác phẩm của ông luôn viết về số phận bất hạnh của những người nông dân nghèo khổ với trí thức kém, bị xã hội xã hội thực dân chèn ép dẫn tới bước đường cùng. Tác phẩm “Chí Phèo” là dấu ấn sắc trong tên tuổi của nhà văn Nam Cao trong trong nền văn học Việt Nam. Tác phẩm là tiếng kêu cứu của người nông dân nghèo, là bản án đanh thép tố cáo xã hội thực dân tàn khốc của làng quê Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong đó, tiêu biểu nhất là cảnh Chí Phèo tỉnh dậy sau trận ốm.
Đoạn văn đặc sắc nhất trong tác phẩm khi miêu tả tâm lý nhân vật đó là đoạn văn miêu tả tâm trạng Chí Phèo sau đêm gặp Thị Nở. Sau khi tỉnh rượu, hắn thấy lòng mình bâng khuâng, mơ hồ buồn. Những lần trước hắn không bao giờ tỉnh được vì mỗi khi tỉnh dậy, hắn lại tiếp tục uống. Nhưng lần này, hắn tỉnh dậy hắn có biểu hiện của người đang ốm: người bủn rủn, chân tay không buồn nhấc, hắn rùng mình khi nghĩ đến rượu. Đây chính là biểu hiện của sự tỉnh táo của hắn. Khi tỉnh dậy, hắn nhận ra được cuộc sống hằng ngày tươi đẹp biết bao. Hắn nghe thấy những âm thanh quen thuộc của cuộc sống với tiếng chim hót rộn ràng, vui vẻ, tiếng người đi chợ trò chuyện rôm rả. Mặc dù những âm thanh ấy ngày nào cũng diễn ra nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy. Những âm thanh thân quen ấy như thức tỉnh tâm hồn Chí, nó là tiếng gọi thôi thúc tiếng gọi thôi thúc của cuộc sống vang lên náo nức và rộn ràng. Hắn bắt đầu suy nghĩ về cuộc đời mình từ quá khứ đến hiện tại, và tương lai. Cái mơ ước ngày trẻ của hắn bỗng quay lại, hắn khao khát có một gia đình nho nhỏ, êm đềm. Hắn cảm thấy buồn khi nhận ra mình đang ở cái dốc ở phía bên kia của cuộc đời. Đối với hắn tương lai trở nên thật đáng buồn, hắn đã nhìn thấy trước tương lai: tuổi già, đau ốm, đói rét và cô độc. Chí đã thức tỉnh giống như một con người bình thường sau bao nhiêu ngày tháng sống trong vô thức. Chí đã bắt đầu hồi sinh ý thức của mình.
Chí Phèo khao khát được hoàn lương nhưng hắn thấy bất lực. Chí trông thấy tương lai của mình xám xịt, trĩu nặng những tâm tư và hắn xúc động nước mắt rưng rưng. Tác giả đã miêu tả diễn biến tâm lí của Chí Phèo theo đúng quy luật, những dòng độc thoại nội tâm đầy thiết tha, cùng với đó là mạch suy nghĩ phát triển theo từng bước tự nhiên, không hề áp đặt. Trong cái không gian bé nhỏ, khi đối diện với chính bản thân, người ta tự thường suy nghĩ tới đến tuổi già, đói rét, ốm đau, sự cô độc. Khi hắn đang miên man nghĩ suy về cuộc đời thì Thị Nở bưng cháo hành đang còn nóng đến cho Chí Phèo. Lúc này, Chí vô cùng xúc động, rưng rưng nước mắt bởi đây là lần đầu tiên trong cuộc đời hắn được chăm sóc bởi bàn tay của phụ nữ. Hắn cảm thấy mình như được trở lại với kiếp người, hắn khao khát được trở thành người lương thiện, mong muốn có một cuộc sống như bao người bình thường. Ở đoạn trích này, người đọc có thể nhận thấy rằng giọng văn rất nhẹ nhàng, êm ái như diễn tả được nỗi bi kịch của Chí Phèo. Đồng thời thể hiện được sự cảm thông của tác giả đối với những người nông dân lương thiện, hiền lành, chất phác mà bị cả xã hội ruồng bỏ vì nhân tính bị thay đổi.
Thông qua nhân vật Chí Phèo, nhà văn đã thể hiện sự tin tưởng vào bản tính lương thiện của con người. Đoạn văn về sự thức tỉnh trong tâm hồn Chí Phèo chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Đồng thời, Nam Cao đã diễn tả những diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo vô cùng chân thực và tài tình đến cảm động. Những người nông dân hiền lành, lương thiện, chất phác như Chí Phèo đã phải chịu đựng những đắng cay, tủi nhục của cuộc đời do chính xã hội gây nên, họ bị bần cùng hoá cả về nhân hình và nhân tính. Mỗi con người đều luôn có bản chất tốt đẹp tồn tại ở bên trong , nhưng vì một số lý do mà bản tính tốt đẹp đó bị nhạt nhoà và chờ một ngọn lửa làm bùng cháy lên sự lương thiện tồn tại bên trong.
4. Cảm nhận của anh chị về cảnh Chí Phèo tỉnh dậy sau trận ốm chi tiết:
Chí Phèo là một nhân vật đáng thương điển hình cho tầng lớp nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám bị xã hội phong kiến cùng nhà tù thực dân bần cùng hóa và rơi vào tình trạng tha hóa khủng khiếp. Dưới ngòi bút cũng tài năng của nhà văn Nam Cao, nhân vật Chí Phèo đã được hiện lên một cách đa diện và phức tạp, nhưng không kém tính bất ngờ. Nhất là tâm trạng của nhân vật Chí Phèo sau khi hắn gặp Thị Nở.
Trước khi bị hãm hại và bị Bá Kiến đẩy vào tù, Chí Phèo từng là một anh nông dân hiền lành, chất phác, chăm chỉ làm ăn và lương thiện. Chỉ vì bị Bá Kiến ghen vu vơ đã đẩy Chí vào tù. Tại nhà tù thực dân Chí đã bị tha hóa và đã biến thanh con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Trong khi hắn đang rơi vào tuyệt vọng và chìm sâu trong tội ác thì nhà văn Nam Cao đã để Thị Nở xuất hiện. Thị Nở giống như một thiên sứ giáng trần để xuống giải cứu cho cuộc đời của Chí Phèo.
Khi tỉnh lại, hắn cảm thấy bâng khuâng, miệng hắn thấy đắng và lòng mơ hồ buồn. Hắn ảm thấy sợ rượu, hắn nhận ra và đã cảm nhận được những thanh âm của cuộc sống, cảm nhận được tiếng chim đang hót, tiếng của anh thuyền chài, tiếng của mấy bà đi chợ. Đó là những âm thanh thường xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày. Tâm hồn của Chí Phèo như được lay động bởi những âm thanh ấy. Làm cho tâm hồn của quỷ dữ dần trở về với những ký ức đẹp đẽ ngày xưa. Những âm thanh ấy làm cho hắn nhớ về ngày xưa, nhớ về tuổi trẻ chăm chỉ làm ăn và từng có mơ ước với một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ ở nhà dệt vải. Những âm thanh ấy cũng làm cho hắn nhận ra một hiện tại đầy cay đắng. Hắn nhận ra mình đã già và cô độc. Để rồi khi nghĩ đến tương lai đã khiến hắn chạnh lòng. Bởi hắn biết mình phải đối mặt với đói rét ốm đau và cô độc, không một ai bên cạnh chăm lo, quan tâm. Khi đã ý thức được hiện tại và tương lại của mình thì Chí đã trở lại làm người không còn là một con quỷ dữ nữa.
Khi được Thị Nở nấu cho bát cháo hành, Chí đã cảm nhận được về tình người, tình yêu thương, hắn được chăm sóc, và hắn thấy bát cháo hành này ăn rất ngon. Và khi hắn tự hỏi “sao đến bây giờ mới được ăn” và tự hắn trả lời “có ai nấu cho mà ăn đâu”, đến đây người đọc có thể cảm nhận và hình dung ra một tình cảnh đáng thương đến thê thảm của Chí: không một người thân, không ai yêu thương và một sự cô độc bao quanh cuộc đời của hắn. Bát cháo hành của Thị chính là liều thuốc giải độc, để cho Chí trở lại với con người. Không những thế bát cháo còn là bát cháo của tình yêu thương, của tình người mà Thị Nở dành cho hắn. Không những thế mà hương vị cháo hành còn là hương vị của tình yêu mà hắn lần đầu được cảm nhận được. Sự chăm sóc của Thị Nở mới thật sự đánh thức Chí để hắn trở về với bản chất lương thiện trong con người hắn.
Chính bàn tay của Thị Nở đã ân cần chăm sóc cùng với hương vị của bát cháo hành đã làm cho trái tim của một con quỷ dữ được xoa dịu đồng thời làm thức dậy bản tính người, bản tính hiền lành chất phác của một con người lương thiện trong sâu thẳm con người Chí. Sự tổng thương nơi trái tim hắn dường như đã được Thị vá lại bằng tình yêu thương của mình. Điều đó đã làm cho hắn hồn nhiên, giống trẻ con, hơn thế nữa hắn còn muốn làm nũng với Thị như làm nũng mẹ. Hắn cảm thấy vui vẻ nhưng người đọc nhận ra một hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược, cảm thấy chua chát thay bởi Chí không có mẹ, chưa bao giờ được nhận sự yêu thương từ mẹ. Đối với hắn Thị Nở giống như người ban ơn, hắn khao khát hạnh phúc đến tột cùng và hắn hi vọng có một gia đình cùng với Thị Nở.
Trước khi gặp Thị Nở thì Chí không cảm nhận được những tình cảm từ tình yêu thương hay sự chăm sóc ân cần. Nhưng khi gặp được Thị, thì hắn được trải qua những cảm xúc chưa hề có trong đời đó, mang cho hắn những niềm vui, cả niềm hi vọng cùng mong ước được trở về làm người lương một lần nữa. Và chính Thịkịchsẽ là chiếc cầu nối để đưa hắn trở về hòa nhập với xã hội loài người. Mong ước được thắp sáng chưa được bao lâu thì đã bị dập tắt bởi bà cô của Thị – đại diện cho xã hội ấy. Khi đó Chí thực sự rơi vào một bi kịch đau đớn vì hắn kịch bị cự tuyệt quyền trở về làm người lương thiện và Thị Nở không thể làm chiếc cầu nối để đưa hắn trở về nữa. Và hi vọng bị dập tắt hoàn toàn, hắn ngẩn người thất vọng và lại cảm thấy hơi cháo hành thoang thoảng. Vẫn còn đó hương vị của tình yêu, nhưng nó chỉ làm tô đậm thêm cuộc đời bi kịch của hắn. Chí ngẩn người bì thấy vọng và cay đắng, hắn vật vã, đau đớn đến tuyệt vọng và hắn ôm mặt khóc. Đó là những giọt nước mắt của sự đau đớn, tủi nhục của một kiếp người chịu nhiều đầy đọa và hắn lại tìm đến rượu. Nhưng hắn uống mãi không say, có lẽ là bởi vì ý thúc của hắn đã trở về. Hắn càng uống càng tỉnh, chỉ ngửi thấy mùi thoang thoảng của cháo hành mà không phải mùi rượu nữa. Hắn càng uống người đọc càng cảm nhận rõ thêm về nỗi đau vô hạn của thân phận hắn.
Và rồi hắn quyết định đến nhà Thị Nở để giết bà cô. Nhưng ý thức của hắn đã dẫn hắn đến nhà Bá Kiến – kẻ thù đã đẩy hắn vào con đường của quỷ mà không thể trở về làm người được nữa. Khi đến nhà Bá Kiến, Chí trợn mắt chỉ tay và đanh thép kết tội Bá Kiến. “Ai cho tao lương thiện?” – câu hỏi cuối cùng của Chí Phèo khiến cho người đọc cảm thấy day dứt bởi vì nó chất chứa những phẫn uất và đau đớn. Đồng thời nó cũng là lời kêu cứu của tác giả, hãy cứu và yêu thương con người. Cuối cùng Chí giết Bá Kiến và tự sát, hành động đó thể hiện sự phẫn uất và tuyệt vọng đến tột cùng của hắn. Bởi vì Chí Phèo hiểu ra được nguồn gốc của những bi kịch của mình đến từ Bá Kiến nên càng bùng lên dữ dôi ngọn lửa căm hờn trong Chí. Khát vọng được trở về với cuộc sống bình thường và được làm người lương thiện đã được thể hiện qua cái chết của mình. Đồng thời cái chết của Chí Phèo còn lên án và tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy những người dân lương thiện vào con đường bần cùng và lưu manh, hơn thế nữa mà là cái chết.
Với ngôn ngữ mộc mạc và giản dị đậm chất nông thôn cùng với lối miêu tả, trần thuật hấp dẫn, kết hợp với tình huống truyện độc đáo cùng kết cấu vòng tròn khép kín nhà văn Nam Cao đã cho người đọc cảm nhận được số phận bất hạnh, bi thương của một lớp nông dân nghèo khổ mà đại diện là Chí Phèo. Đồng thời tác giả cũng lên án và tố cáo xa hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy họ vào con đường của bần cùng hóa, thậm chí là cái chết. Và Nam Cao cũng nói lên lời kêu cứu của mình hãy cứu và yêu thương con người.
5. Cảm nhận của anh chị về cảnh Chí Phèo tỉnh dậy sau trận ốm có chọn lọc:
Nam Cao được mệnh danh là bậc thầy trong việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật. Những tác phẩm của ông dù viết về đề tài tri thức hay nông dân đi chăng nữa đều được đi sâu vào trong nội tâm của nhân vật. Truyện ngắn “Chí Phèo” là một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện tài năng của nhà văn khi phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo. Trong đó, tiêu biểu nhất phải kể đến đoạn tâm trạng của nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở.
Chí Phèo từ khi sinh ra đã có một số phận bất hạnh, là đứa con hoang, bị bỏ rơi nơi cái lò gạch cũ, được người dân làng Vũ Đại bao dung và truyền tay nhau nuôi. Con người Chí hiền lành, lương thiện, chịu khó làm ăn. Chí làm người ở cho nhà Bá Kiến, vì một lần bị bà Ba bắt bóp chân mà Chí bị Bá Kiến nghi ngờ là ghen tuông vu vơ nên đã đẩy Chí vào tù. Tại nhà tù thực dân hắn bị bần cùng hóa, tha hóa thành một tên lưu manh. Sau khi ra tù hắn bị Bá Kiến mua chuộc làm tay sai. Dưới bàn tay nhào nặn của Bá Kiến Chí Phèo thực sự biến thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên đi đâm thuê chém mướn. Cho đến khi Thị Nở xuất hiện, Chí đã thay đổi hoàn toàn bà muốn trở về hòa nhập cùng xã hội.
Sau khi tỉnh dậy, hắn cảm nhận được những âm thanh của cuộc sống xung quãn, của tiếng chim hót, của người dân đi chợ về. Và rồi hắn nhớ về quá khứ của thời tuổi trẻ và những ước mơ giản dị xa vời. Hắn ngạc nhiên, xúc động khi Thị Nở bưng cho hắn bát cháo hành. Cũng dễ hiểu bởi vì đây là lần đầu tiên mà hắn được người khác quan tâm, ân cần chăm sóc. Điều đó khiến hắn rung động trong lòng và bâng khuâng. Dù Thị có bề ngoài xấu xí, dở hơi và ế chồng nhưng trong Thị là cả một tấm lòng lương thiện. Và Thị Nở giống như là cầu nối để giúp hắn trở về làm người. Hắn cảm thấy nhục nhã và khinh mọi hành động của bà Ba – một con quỷ đội lớp da người, và những cảm xúc kinh tởm, miệt thị bà ta trào lên trong con người hắn. Qua đó, tác giả Nam Cao cũng hướng cho người đọc một đạo lý đừng nhìn mặt bắt hình dong.
Khi được Thị Nở quan tâm, chăm sóc, hắn được thức tỉnh bởi chính hương vị của bát cháo hành chính tay Thị nấu. Chí nhận thực được thực tại của mình, xung quanh được bao bọc bởi sự cô độc, hắn cảm thấy sợ và hắn muốn làm hòa với mọi người, mong mọi người cho hắn cơ hội được làm người. Và hắn tin rằng Thị Nở chính là người mở đường, là cầu nối giúp hắn trở về với bến bờ thiên lương, hòa nhập với xã hội loài người. Khát khao hoàn lương trong hắn bỗng trào dâng mãnh liệt. Dù bên ngoài là một con quỷ, nhân phẩm bị tha hóa hay những lần rạch mặt đòi nợ nhưng phẩm chất lương thiện vẫn còn đó trong nhân vật Chí. Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, Nam Cao đã làm hiện rõ tính cách của nhân vật Chí Phèo. Đồng thời ông cũng thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu và luôn đặt niềm tin vào bản chất thiên lương của người dân lao động, dù cho họ có bị tha hóa đến nhường nào.
Chí luôn khao khát được hoàn lương, có một gia đình đầm ấm như bao người khác nhưng kết cục của hắn lại bi thương. Hắn bị Thị Nở cự tuyệt bởi do bà cô của Thị ngăn cấm. Bà cô của Thị Nở chính là biểu tượng cho những thứ ích kỉ, hẹp hòi trong xã hội phong kiến đương thời. Hắn khóc như một đứa trẻ, đòi xách dao đi giết cả nhà Thị Nở nhưng thực chất hắn lại đến nhà Bá Kiến và giết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình. Đây là sự lựa chọn duy nhất của Chí để quay về để làm người lương thiện. Qua cái chết của Chí Phèo, nhà văn đã tố cáo một xã hội tàn bạo, bất lương và cảm thông đối với số phận của những người nông dân nghèo trong xã hội phong kiến đương thời.
Với ngòi bút tinh tế và tâm lí của mình, nhà văn Nam Cao đã khắc họa xuất sắc tâm trạng nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở. Đồng thời góp phần giúp người đọc có thêm những bài học về nhận thức vô cùng sâu sắc về con người.