Cảm nhận về nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong các tác phẩm văn học đương thời? Nội dung tác phẩm Vợ chồng A Phủ? Mở bài phân tích nhân vật Mị? Thân bài phân tích nhân vật Mị? Kết bài? Bài văn mẫu?

Nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài không chỉ là một hình cá nhân mà còn là hình ảnh biểu trưng cho những người dân lao động miền núi Tây Bắc tuy có cuộc sống nghèo khổ, khó khăn nhưng vẫn tiềm ẩn những nét đẹp chưa được khai phá. Tham bài viết dưới đây về cảm nhận về nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

1. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong các tác phẩm văn học đương thời:

Để thấu hiểu về những hình ảnh, thân phận người phụ nữ trong văn học đương đại lúc bấy, trước tiên cần nắm được bối cảnh xã hội sau năm 1945.

Như đã biết sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, tuy đã giành được độc lập nhưng dân tộc ta vẫn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, gian khổ. Nền kinh tế bị đô hộ lạc hậu sản xuất đình trệ dẫn đến nạn đói tàn bạo khiến hơn 2 triệu người chết, đất nước bị bao vây bởi nhiều thế lực phản động và quân thù.

Trong bối cảnh thân phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng là vô cùng nhỏ bé và thấp kém như người phụ nữ trong tác phẩm Vợ nhặt trỏ nên vô cùng đáng thương như sợi rơm cọng cỏ bên đường có thể được người ta nhặt về. Họ chỉ được coi là công cụ lao động biết nói là những người bị coi thường. Nhưng sâu thẳm trong đời sống nghèo nàn ấy họ vẫn có những phẩm chất, đạo đức cao, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, họ vẫn luôn ước mơ khát vọng về cuộc sống như hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.

2. Nội dung tác phẩm Vợ chồng A Phủ:

“ Vợ chồng A Phủ ” là câu chuyện về hai nhân vật Mị và A Phủ. Mị là làm con dâu gán nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Mị có cuộc sống vô cùng khổ cực thậm chí còn không bằng con trâu, con ngựa trong nhà. Còn A Phủ do đánh con trai nhà thống lí Pá Tra nên bị bắt về làm. Trong một lần đi chăn A Phủ để hổ ăn mất bò, nên bị trói đứng ở cột nhà và bỏ đói. Trong hoàn cảnh ấy Mị thấy thương cảm cho con người cũng chịu số phần khổ sở như mình nên đã quyết định cắt dây trói giải thoát A Phủ, sau đó cùng A Phủ trốn đi.

3. Mở bài phân tích nhân vật Mị:

Giới thiệu về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

Giới thiệu về nhân vật Mị : Mị là nhân vật chính của truyện là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp con người Tây Bắc.

4. Thân bài phân tích nhân vật Mị:

4.1. Mị là một cô gái xinh đẹp, hiếu thảo, yêu đời:

– Mị là một cô gái xinh đẹp, biết thổi sáo được nhiều người mến mộ  “có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”.

– Chăm chỉ lao động, cần cù chịu gió ẩn dụ cho người dân vùng cao Tây Bắc.

– Làm dâu để trả nợ cho cha.

– Khi sống ở nhà thống lí vô cùng cực khổ nhưng vì thương người cha già Mị cũng không dám chết.

– Thà làm việc khổ sai vất vả còn hơn làm dâu nhà giàu: “Bố đừng bán con cho nhà giàu…

4.2. Khao khát sống mạnh mẽ:

Trong đêm mùa xuân:

– Mị nghe âm thanh tiếng sáo và lễ hội.

– Nhẩm lời bài hát theo tiếng nhạc lễ hội.

– Mị uống rượu để tạm thời quên đi thực tại bất hạnh, đầy nỗi tủi nhục của mình.

– Mị nhớ kí ức xưa khi còn là một người con gái tự do.

– Mị muốn được đi chơi.

-> Hành động đày đọa Mị của A Sử không thể trói buộc được tâm hồn Mị.

Mị đánh liều cắt dây trói cho A Phủ:

– Khi nhìn thấy những giọt nước mắt của A Phủ: thì cảm thấy thương cảm

– Mị quyết định cắt dây cởi trói giải thoát cho A Phủ và cũng là giải thoát cho chính mình

4.4. Đánh giá về nghệ thuật trong tác phẩm và tinh thần nhân đạo của tác giả:

Tác giả sử dụng linh hoạt các câu từ mang đậm văn phong vùng  núi Tây Bắc, sử dụng cách miêu tả nhuần nguyễn trong phát triển tính cách nhận vật, các biện pháp so sánh, ẩn dụng,…

Thông qua hình tượng nhân vật Mị tác giả lên án chế độ cai trị phong kiến và thực dân nơi đây và khám phá ra những nét đẹp trong người dân nghèo vùng Tây Bắc.

5. Kết luận:

Nêu cảm nhận của cá nhân về nhân vật Mị và tóm lại vấn đề mà đề bài đang đề cập đến

6. Bài văn mẫu:

Đề tài miền núi tuy là chủ đề cũ nhưng luôn được các tác giả khai thác làm mới lại để khắc họa nên hình ảnh nhân vật.  Với nhà văn Tô Hoài, ông luôn thể hiện tấm lòng nhân đạo trước thân phận khổ đau của người dân miền núi. Đặc biệt với tác phẩm vợ chồng A Phủ là câu chuyện xung quanh nhân vật trung tâm là Mị được miêu tả với những phẩm chất rất tốt đẹp.

Trước hết Mị là cô gái con nhà nghèo nhưng lại rất xinh đẹp, chăm chỉ và hiếu thảo. Mị được nhiều chàng trai theo đuổi bởi tài thổi sáo. Ngay cả khi đứng trước sự việc có thể trở thành con dâu gắn nợ Mị vẫn một lòng mong muốn được tiếp tục làm việc để trả nợ.

Nhưng dù thế nào thì kết cụ Mị vẫn bị bắt về làm dâu nhà thống lí. Từ khi bắt đầu về làm dâu Mị phải đối mặt với bi kịch vô cùng đau khổ. Người ta lúc nào cũng thấy Mị lầm lũi trong xó cửa như một con rùa. Từ năm này qua đến năm khác Mị vẫn chôn chân trong căn phòng nhỏ kín mít với cửa sổ bé tý nhìn ra bên ngoài một cách mờ ảo đến nỗi không biết là sương hay là khói. Ý thức về cuộc sống, hạnh phúc của Mị dường như đã bị tê liệt. “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Mị không bày tỏ, cũng không phản kháng gì và “chờ ngày chết rũ xương ở đây thôi”.

Thế những trong Mị vẫn luôn có khát khao được sống. Trong ngày Tết khi mọi người đi chơi, Mị cũng uống rượu và dường như khi ấy Mị sống lại. Kể cả đến khi tiệc rượu đã tan nhưng Mị vẫn không muốn thoát khỏi cái niềm vui nhỏ ấy: “Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà.” Trong tâm trạng phơi phới ấy Mị muốn đi chơi, Mị lấy cái váy hoa treo trong vách, chuẩn bị đi chơi thì A Sử trở về khiến Mị phải quay về thực tại, Nhưng ngay cả khi bị đọa đầy ấy bên trong con người Mị đang bừng lên mạnh mẽ sức sống “Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”.

Và trong khoảnh khắc ấy ý thức về cuộc đời số phận đến trong tâm trí Mị. Mị thương chính mình cũng như những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan…Mị bắt đầu nhớ lại câu chuyện:” Đời trước, ở nhà thống lí Pá Tra có một người trói vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi. Nhớ thế, Mị sợ quá, Mị cựa quậy, xem mình còn sống hay chết, cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, day dứt từng mảnh thịt.” Đã từ lâu lắm rồi ý thức về sự sống cái chết Mị mới cảm nhận được,

Thật dữ dội làm sao cái sức sống trong Mị càng trở nên mãnh liệt hơn khi thấy hình ảnh A Phủ bị trói đứng. Nếu như lúc trước khi thấy cảnh ngộ A Phủ Mị hãy còn thái độ thản nhiên, thì sau khi thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị thương cảm và đồng cảm với anh. Giọt nước mắt ấy như là tiếng gọi thiêng liêng của tình đồng bào và ý thức giai cấp muốn đứng lên phản kháng đối với Mị: “Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng như thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cỡ chừng này là đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Những câu văn miêu tả dòng suy nghĩ của Mị tuy ngắn gọn nhưng nó là kết quả của cả một quá trình phát triển nhận thức lâu dài trong Mị. Trước hoàn cảnh ấy Mị cảm thấy căm hờn bọn độc ác tàn nhẫn với người khác và thương cảm cho người con trai bị trói cũng như số phận của mình đã từng bị đối xử như thế. Trên cơ sở đó, Mị quyết liệt cởi trói cho A Phủ rồi cùng anh bỏ trốn khỏi Hồng Ngài, chạy sang Phiềng Sa.

Như vậy có thể thấy hành động trên đây của Mị có thể xuất phát từ tấm lòng lương thiện cũng có thể là từ sự thôi thúc cấp bách của hoàn cảnh. Mị không chỉ cởi trói giải thoát cho A Phủ mà còn là sự giải thoát cho chính cuộc đời của mình. Và hình ảnh cuối câu chuyện thật đẹp khi hai con người cùng khổ ấy đã vùng dậy một cách quyết liệt để đi theo tiếng gọi của cách mạng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com