Cho người khác mượn hộ chiếu để xuất cảnh bị xử lý thế nào?

Xuất cảnh và hộ chiếu được hiểu như thế nào? Cho người khác mượn hộ chiếu để xuất cảnh bị xử lý thế nào? Điều kiện xuất cảnh được pháp luật bao gồm những điều kiện nào? Điều kiện xuất cảnh được pháp luật bao gồm những điều kiện nào?

Hiện nay, nhu cầu đi ra nước ngoài để công tác, du lịch,… ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, thời gian chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục làm hộ chiếu để xuất cảnh thời gian khá lâu, do đó nhiều trường hợp cho mượn hộ chiếu của người khác để xuất cảnh. Vậy, Xuất cảnh và hộ chiếu được hiểu như thế nào? Cho người khác mượn hộ chiếu để xuất cảnh bị xử lý thế nào? Thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm về hộ chiếu xuất cảnh thuộc về ai? Điều kiện xuất cảnh được pháp luật bao gồm những điều kiện nào?

Cơ sở pháp lý: 

– Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019; 

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020;

– Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

LVN Group tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến miễn phí: 1900.0191

1. Xuất cảnh và hộ chiếu được hiểu như thế nào? 

Căn cứ theo Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 thìXuất cảnh được hiểu là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

Công dân Việt Nam khi xuất cảnh theo quy định pháp luật phải có hộ chiếu còn thời hạn về giá trị theo quy định của pháp luật. Người nước ngoài khi muốn cấp thị thực tại Việt Nam phải tiến hành thực hiện thủ tục xin cấp thị thực  tại Việt Nam cơ các cơ quan xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, cơ quan lãnh sự thuộc Bộ ngoại Giao; cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài,…

 Hộ chiếu được hiểu là loại giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

Hộ chiếu bao gồm các nội dung: ảnh chân dung, thông tin như: họ, chữ đệm và tên, ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu; số giấy xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm được cấp;…

2. Cho người khác mượn hộ chiếu để xuất cảnh bị xử lý thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh năm 2019 quy định các hành vi nghiêm cấm như sau: 

– Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.

– Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.

– Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.

– Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.

– Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

– Nhũng nhiễu, gây phiền hà, tự đặt thêm các loại giấy tờ, phí, lệ phí, kéo dài thời hạn khi giải quyết các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh; cản trở công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.

– Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.

– Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh.

– Cấp giấy tờ xuất nhập cảnh không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng; không ngăn chặn theo thẩm quyền hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

– Hủy hoại, làm sai lệch, làm lộ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam trái quy định của pháp luật.

– Thu giữ, không cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, giải quyết xuất cảnh trái quy định của pháp luật.

Như vậy, hành vi cho người khác mượn hộ chiếu để xuất nhập cảnh là trái với quy định pháp luật về xuất, nhập cảnh. Căn cứ theo Khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cho người khác mượn hộ chiếu để xuất cảnh bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và ngoài ra còn bị tịch thu hộ chiếu.

3. Thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm về hộ chiếu xuất cảnh:

Hiện nay, căn cứ theo Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh như sau:

Một là, Phạt cảnh cáo; 

Hai là, Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;…

Ba là, Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

Bốn là, Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Năm là, Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;

Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

+ Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép;

+ Buộc nộp lại giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo; giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu; giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; giấy chứng nhận thẩm duyệt, văn bản thẩm duyệt, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; chứng chỉ hành nghề, giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy; giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung (sau đây gọi chung là giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động);

+ Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

+ Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu;

+ Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định;

+ Buộc thu hồi, nộp lại tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh dùng để vi phạm hành chính;

+ Buộc thu hồi, nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;

+ Buộc gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước;

+ Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định hoặc buộc giảm số lượng, khối lượng, chủng loại hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định hoặc buộc di chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đến kho, địa điểm theo quy định;

+ Buộc thực hiện biện pháp thông gió theo quy định;…

4. Điều kiện xuất cảnh được pháp luật quy định bao gồm những điều kiện nào?

Căn cứ theo Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh năm 2019 quy định điều kiện xuất cảnh như sau: 

Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

(1) Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;

(2) Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật;

(3) Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;

Cần lưu ý rằng: Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện nêu trên phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.

Căn cứ theo Điều 34 Luật Xuất nhập cảnh năm 2019, khi nhập cảnh vào Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện là phải có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng.

Hiện nay, đã có Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của Công dân Việt Nam. Các nội dung được thu thập và cập nhật bao gồm:

– Họ, chữ đệm và tên khai sinh; họ, chữ đệm và tên hiện dùng;

– Ngày, tháng, năm sinh;

– Giới tính;

–  Ảnh chân dung;

–  Vân tay;

–  S, ngày, tháng, năm và nơi cấp giấy tờ xuất nhập cảnh;

–  Số chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân;

– Quá trình xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam;

– Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh;

– Thu hồi, hủy, khôi phục giá trị sử dụng của giấy tờ xuất nhập cảnh;...

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com