Chuyển sinh hoạt Đảng chậm có bị xóa tên khỏi Đảng không?

Chuyển sinh hoạt Đảng chậm có bị xóa tên khỏi Đảng không? Quy định chuyển sinh hoạt Đảng

Hiện nay, theo quy định Đảng viên có nhu cầu chuyển sinh hoạt Đảng khi có sự thay đổi về nơi làm việc, nơi sinh sống,… Chuyển sinh hoạt bao gồm các trường hợp chuyển sinh hoạt Đảng chính thức, chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời, chuyển sinh hoạt Đảng ra thời nước, chuyển sinh hoạt Đảng trong cùng một Đảng bộ, chuyển sinh hoạt Đảng khi tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán, bị giải thể đề được quy định rõ ràng trong Điều lệ Đảng và Quy định 24/QĐ-TW hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng. Hiện nay nhiều trường hợp Đảng viên thắc mắc khi chuyển sinh hoạt Đảng chậm có bị xóa tên khỏi Đảng không? Vậy, trường hợp chuyển sinh hoạt Đảng chậm có bị xóa tên khỏi Đảng không?

Cơ sở pháp lý: 

– Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; 

– Quy định 24/QĐ-TW hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng; 

– Hướng dẫn 12-HD/BTCTW hướng dẫn nghiệp vụ công tác Đảng viên.

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Chuyển sinh hoạt Đảng chậm có bị xóa tên khỏi Đảng không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Điểm 8. Quy trình 24/QĐ-TW các trường hợp xóa tên khỏi Đảng như sau: 

Chi bộ xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau:

i) Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng;

ii) Đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảng viên;

iii) Đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không thực hiện nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ;

iv) Đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên;

v) Đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

Giải quyết khiếu nại trong trường hợp xóa tên Đảng viên: 

– Kể từ ngày nhận được quyết định xóa tên trong thời hạn 30 ngày làm việc, đảng viên có quyền khiếu nại với cấp uỷ cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng.

– Không quá 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, huyện và tương đương; không quá 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại: Cơ quan tổ chức của cấp uỷ có trách nhiệm tham mưu giúp cấp uỷ giải quyết khiếu nại. Thời hạn giải quyết khiếu nại. 

– Quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày đảng viên nhận được quyết định xóa tên; đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận; cá nhân hoặc tập thể khiếu nại hộ; khiếu nại khi chưa có quyết định xóa tên của cấp uỷ đảng có thẩm quyền: Không giải quyết những trường hợp khiếu nại nêu trên. 

Căn cứ theo quy định tại Điểm 4, Mục II Hướng dẫn 12-HD/BTCTW hướng dẫn nghiệp vụ công tác Đảng viên quy định việc thủ tục xóa tên Đảng viên vi phạm quy định chuyển sinh hoạt Đảng cụ thể như sau:

– Cấp ủy cơ sở nơi có đảng viên chuyển đến, qua kiểm tra phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng và cơ sở dữ liệu đảng viên cần liên hệ và tiến hành thông báo đến đảng viên và tổ chức cơ sở đảng nơi chuyển đảng viên đi để đảng viên đó kịp thời đến làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng. 

Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày nhận được phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng hoặc từ ngày đảng viên nhận hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng, đảng viên có trách nhiệm phải nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng. 

Nếu quá 3 tháng kể từ ngày từ ngày đảng viên nhận hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng hoặc kể từ ngày nhận được phiếu báo chuyển sinh hoạt mà đảng viên không nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng thì làm văn bản báo cáo cấp ủy có thẩm quyền.

– Cấp ủy có thẩm quyền nơi đảng viên chuyển đến xem xét. Trường hợp đảng viên không nộp hồ sơ hoặc chậm nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng quá 3 tháng mà không có lý do chính đáng thì ra quyết định xóa tên đảng viên đó theo thẩm quyền với lý do “tự ý bỏ sinh hoạt đảng”. 

Đồng thời Cấp ủy có thẩm quyền nơi đảng viên chuyển đến tiến hành gửi thông báo việc xóa tên đảng viên tới chi bộ và cấp ủy cấp trên trực tiếp của chi bộ nơi đảng viên chuyển đi biết.

Như vậy, theo quy định nêu trên trường hợp chuyển sinh hoạt Đảng chậm mà không đưa ra lý do chính đáng để Cơ quan cấp Ủy nơi Đảng viên chuyển đến xem xét thì có thể bị xóa tên Đảng viên.

2. Quy định chuyển sinh hoạt Đảng:

Căn cứ theo Điều 6 Quy định về thi hành Điều lệ Đảng quy định việc phát và quản lý thẻ đảng viên, quản lý hồ sơ đảng viên và thủ tục chuyển sinh hoạt đảng do Ban Chấp hành Trung ương quy định.

Căn cứ theo Điểm 6 Quy định 24/QĐ-TW thi hành Điều lệ Đảng, quy định về chuyển sinh hoạt đảng như sau: 

2.1. Chuyển sinh hoạt đảng chính thức:

– Cấp có thẩm quyền quyết định chuyển công tác sang đơn vị mới, được nghỉ hưu, nghỉ mất sức, thôi việc, phục viên hoặc thay đổi nơi cư trú lâu dài thì trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày quyết định có hiệu lực hoặc thay đổi nơi cư trú Đảng viên phải làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức.

– Cấp uỷ huyện (và tương đương) có đảng viên chuyển đi có trách nhiệm làm thủ tục giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng đối với Đảng viên chuyển sinh hoạt đảng chính thức ra ngoài đảng bộ huyện, tỉnh (và tương đương).

Ban tổ chức tỉnh uỷ (và tương đương) làm thủ tục giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng đối với Đảng viên của đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc tỉnh uỷ (và tương đương) khi chuyển sinh hoạt đảng chính thức.

– Kể từ ngày giới thiệu chuyển đi trong vòng 30 ngày làm việc, đảng viên phải xuất trình giấy giới thiệu sinh hoạt đảng với chi uỷ nơi chuyển đến để được sinh hoạt đảng. Trường hợp, quá thời hạn trên, đảng viên hoặc tổ chức đảng vi phạm phải báo cáo lý do cụ thể để cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.

– Cấp uỷ nơi đảng viên đang sinh hoạt và công tác khi chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho đảng viên cần làm đầy đủ thủ tục, niêm phong hồ sơ, giao cho đảng viên trực tiếp mang theo để báo cáo với tổ chức đảng làm thủ tục giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt đảng theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.

– Trường hợp đảng viên đang bị kiểm tra, thanh tra hoặc đang xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo thì chưa chuyển sinh hoạt đảng chính thức.

2.2. Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời:

– Trường hợp đảng viên thay đổi nơi công tác, nơi cư trú trong thời gian từ 3 tháng đến dưới 1 năm; khi được cử đi học tập trung ở các cơ sở đào tạo trong nước từ 3 tháng đến 2 năm, sau đó lại trở về đơn vị cũ thì phải làm thủ tục giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời từ đảng bộ, chi bộ nơi đảng viên đang sinh hoạt đảng chính thức đến đảng bộ, chi bộ nơi công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới. Trường hợp đặc biệt do Ban Bí thư quy định.

– Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

+ Ở nơi sinh hoạt tạm thời thì trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử; Ở nơi sinh hoạt chính thức thì thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Điều lệ Đảng; 

+ Trường hợp cần kéo dài thời hạn sinh hoạt đảng tạm thời thì đảng viên phải báo cáo với cấp uỷ đảng nơi đảng viên đang sinh hoạt tạm thời để xin gia hạn và đồng thời báo cáo với tổ chức đảng nơi sinh hoạt chính thức.

– Đóng đảng phí ở chi bộ nơi sinh hoạt đảng tạm thời.Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời không tính vào đảng số của đảng bộ nơi sinh hoạt tạm thời mà tính vào đảng số của đảng bộ nơi sinh hoạt chính thức; Cấp uỷ viên khi chuyển sinh hoạt tạm thời thì vẫn là cấp uỷ viên nơi sinh hoạt chính thức.

– Trường hợp có từ 3 đảng viên chính thức trở lên chuyển đến sinh hoạt đảng tạm thời để học theo lớp, theo khoá ở cơ sở đào tạo hoặc đến công tác biệt phái trong một đơn vị trực thuộc đơn vị cơ sở, thì đảng uỷ nơi tiếp nhận đảng viên ra quyết định thành lập chi bộ sinh hoạt tạm thời và chỉ định chi uỷ, bí thư, phó bí thư của chi bộ đó.

Chi bộ sinh hoạt tạm thời có nhiệm vụ là lãnh đạo đảng viên trong chi bộ thực hiện nghị quyết của cấp uỷ cấp trên, quản lý đảng viên, thu nộp đảng phí và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể do cấp uỷ cấp trên giao.

2.3. Chuyển sinh hoạt đảng ra ngoài nước:

Việc quản lý, chuyển sinh hoạt đảng, tổ chức sinh hoạt đảng cho đảng viên ở ngoài nước thực hiện theo quy định của Ban Bí thư và một số quy định sau:

– Cấp uỷ trực tiếp quản lý đảng viên ở ngoài nước căn cứ vào nhận xét, đánh giá của cấp uỷ nơi đi và kiểm điểm của đảng viên để xét công nhận đảng viên chính thức; Đảng viên dự bị sinh hoạt đơn lẻ ở ngoài nước, sau khi hết thời hạn dự bị phải làm bản tự kiểm điểm về tư cách đảng viên và việc thực hiện nhiệm vụ được giao trong thời gian sinh hoạt đơn lẻ;.

– Đối với những địa bàn ở ngoài nước có hoàn cảnh đặc biệt, không đủ 3 đảng viên chính thức để lập chi bộ thì có thể được thành lập chi bộ sinh hoạt dự bị gồm 3 đảng viên trở lên, kể cả đảng viên chính thức và dự bị, cấp uỷ cấp trên chỉ định bí thư chi bộ.

– Nhiệm vụ, chức năng của các loại hình chi bộ và nhiệm vụ của đảng viên ở ngoài nước thực hiện theo quy định của Ban Bí thư, hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.

2.4. Chuyển sinh hoạt đảng khi chuyển giao, thành lập mới, chia tách, sáp nhập chi bộ, đảng bộ:

Cấp uỷ cấp trên trực tiếp nơi có chi bộ, đảng bộ được chuyển đến có trách nhiệm làm thủ tục tiếp nhận tổ chức và sinh hoạt đảng cho đảng viên; Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập mới, chuyển giao, chia tách hay sáp nhập một chi bộ, đảng bộ từ đảng bộ này sang đảng bộ khác trong hoặc ngoài đảng bộ tỉnh (và tương đương) thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp nơi có chi bộ, đảng bộ được chuyển đi có trách nhiệm làm thủ tục chuyển giao tổ chức và chuyển sinh hoạt đảng tập thể cho đảng viên; 

2.5. Chuyển sinh hoạt đảng khi tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán, bị giải thể:

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, sau khi cấp uỷ có thẩm quyền quyết định kỷ luật giải tán hoặc giải thể một chi bộ, đảng bộ cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng đó thu hồi hồ sơ, con dấu và làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com