Con bất hiếu với cha mẹ, ngược đãi cha mẹ bị xử lý thế nào?

Con bất hiếu với cha mẹ, ngược đãi cha mẹ bị xử lý thế nào? Quy trình xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp con có hành vi bất hiếu ngược đãi cha mẹ?

Đã là phận con cái thì phải có nghĩa vụ và có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của mình, đặc biệt khi cha mẹ của mình đã ốm đau, già yếu. Tuy nhiên, từ trước đến nay trong xã hội đã không ít xảy ra các vụ việc như là con cái ngược đãi, hành hạ, đánh đập cha mẹ, ông bà khi họ đã toan về già. Đây là một hành vi rất đáng để lên án vì nó không những vi phạm về mặt đạo đức của con người mà nó còn là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy con bất hiếu với cha mẹ, ngược đãi cha mẹ bị xử lý thế nào?

Căn cứ pháp lý:

– Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

– Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình của Bộ luật Hình sự năm 1999;

– Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;

– Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

1. Con bất hiếu với cha mẹ, ngược đãi cha mẹ bị xử lý thế nào?

Tại Điều 70,71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về các quyền và nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ của mình, cụ thể như sau:

– Các con đều phải có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, phải hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, phải giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

– Các con phải có nghĩa vụ và có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của mình, đặc biệt khi cha mẹ của mình bị mất năng lực hành vi dân sự, đã ốm đau, già yếu, khuyết tật; trong trường các gia đình mà có nhiều con thì các con trong gia đình phải cùng nhau thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

“Cha mẹ” ở đây phải được hiểu là không những là cha, mẹ đẻ mà còn là cha, mẹ nuôi (có giấy chứng nhận nhận nuôi con nuôi), cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng.

Tại Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định rằng:

“Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này”, qua đây ta hiểu rằng kể cả không phải là cha mẹ đẻ của mình nhưng người con nuôi vẫn phải thực hiện những nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng,…cha mẹ nuôi của mình giống như cha mẹ đẻ của mình. Nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng,… đó sẽ chỉ chấm dứt khi đã chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án.

Tại điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, của mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng thì có quy định rằng con riêng của vợ hoặc của chồng phải có quyền và có nghĩa vụ phải thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng đối với cha dượng, đối với mẹ kế mà có cùng sống chung với mình giống như đối với cha mẹ đẻ của mình theo luật định.

Tại Điều 80 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền và nghĩa vụ của con dâu, con rể đối cha mẹ vợ, cha mẹ chồng thì con dâu, con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì các quyền, nghĩa vụ của các con đối với cha mẹ vợ, cha mẹ chồng là phải tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp

Ngoài các quyền và nghĩa vụ của các con đối với cha mẹ thì pháp luật cũng đã đưa ra những nghĩa vụ của các cháu đối với ông bà của mình. Tại Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định là cháu phải có nghĩa vụ là kính trọng, chăm sóc và phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại của minh; trong trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại của mình mà không có con để nuôi dưỡng, chăm sóc thì các cháu đã thành niên phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà.

Tuy Luật pháp quy định là vậy, nhưng trong xã hội vẫn đã xảy ra những tình trạng xấu, đáng lên án như con cái ngược đãi, hành hạ, đánh đập cha mẹ, ông bà khi họ đã về già.

Hành vi ngược đãi, hành hạ cha mẹ đã được quy định tại Điều 7 của Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình của Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định cụ thể là hành vi ngược đãi, hành hạ thông thường sẽ được hiểu qua việc các con đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về những mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với cha mẹ của mình như: nhiếc móc, bắt cha mẹ nhịn ăn, nhịn uống, bắt cha mẹ chịu rét, bắt cha mẹ mặc rách một cách không bình thường hoặc là có các hành vi bạo lực xâm phạm đến thân thể của cha mẹ như là: thực hiện hành vi đánh đập, giam hãm,… khiến cho cha mẹ bị đau đớn về cả thể xác và tinh thần.

Khi các con có hành vi ngược đãi cha mẹ (kể cả ông bà) thì đó không những là hành vi vi phạm quy định của pháp luật mà nó còn vi phạm về đạo đức, lối sống của con người, của xã hội. Khi đó, những đối tượng này không những bị xã hội lên án mà còn phải đối mặt với những chế tài xử lý nghiêm minh của nhà nước.

Tại Điều 52 Mục 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội có quy định về xử phạt hành chính đối với những người có hành vi xâm hại sức khoẻ của các thành viên trong gia đình thì đối với trường hợp các con bất hiếu với cha mẹ, ngược đãi cha mẹ sẽ bị xử lý như sau:

– Các con có hành vi đánh đập gây thương tích cho cha mẹ thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc người đó phải xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đồng thời phải buộc chi trả toàn bộ phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh;

– Các con có những hành vi sau đây thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc người đó phải xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đồng thời phải buộc chi trả toàn bộ phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh:

+ Con sử dụng những công cụ, những phương tiện hoặc là các vật dụng khác để gây thương tích cho cha mẹ;

+ Không kịp thời đưa cha mẹ đi cấp cứu để điều trị trong trường hợp mà cha mẹ cần được cấp cứu kịp thời hoặc là không thực hiện chăm sóc cha mẹ trong khoảng thời gian cha mẹ điều trị chấn thương do chính hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp mà nạn nhân từ chối.

– Các con đối xử tồi tệ với cha mẹ như: bắt cha mẹ nhịn ăn, nhịn uống, bắt cha mẹ chịu rét, mặc rách, không cho cha mẹ hoặc hạn chế cha mẹ vệ sinh cá nhân; con cái bỏ mặc cha mẹ không chăm sóc khi cha mẹ là người cao tuổi, yếu, khuyết tật thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc phải xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu;

– Các con có hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự và nhân phẩm cha mẹ của mình thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu;

– Các con có các hành vi sau đây sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đồng thời phải thu hồi các tư liệu, tài liệu, các tờ rơi, bài viết, hình ảnh:

+ Các con tiết lộ hoặc là phát tán các tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của cha mẹ nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cha mẹ;

+ Các con sử dụng các phương tiện thông tin nhằm để xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cha mẹ;

+ Các con thực hiện hành vi phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết hay hình ảnh của cha mẹ nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cha mẹ.

Khi các con thực hiện những hành vi bất hiếu với cha mẹ, ngược đãi cha mẹ thì ngoài chế tài xử lý là phạt hành chính thì người có hành vi này có thể đối mặt với án hình sự. Tại Điều 185 Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định về tội ngược đãi, hành hạ ông bà cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, theo quy định này thì khi con cái đối xử tồi tệ hoặc là con cái có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể của cha mẹ mình mà thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

– Thường xuyên làm cho cha mẹ mình bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

– Những người có hành vi này đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Tại Điều này cũng quy định con cái có hành vi sau đây với cha mẹ của mình thì sẽ bị bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

– Ngược đãi, hành hạ với cha mẹ mà đã già yếu

– Ngược đãi, hành hạ cha mẹ khi cha mẹ mình là người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng hoặc là người mắc bệnh hiểm nghèo.

Ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi, hành hạ ông bà cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thì con cái có hành vi hành hạ ngược đãi cha mẹ còn có thể sẽ bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc là gây tổn hại sức khoẻ cho người khác nếu đủ các yếu tố cấu thành nên tội phạm của tội này. Cụ thể, tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, nếu con cái có hành vi cố ý ngược đãi, hành hạ cha mẹ dẫn đến sức khỏe của cha mẹ bị tổn hại dưới 11% thì những đối tượng này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, nếu tỉ lệ gây thương tích từ hành vi con cái hành hạ, ngược đãi cha mẹ nặng hơn thì họ phải chịu các mức phạt như sau:

– Phạt tù những đối tượng này từ 02 năm đến 06 năm nếu tỉ lệ thương tích từ 11% – 30%;

– Phạt tù những đối tượng này từ 05 năm đến 10 năm nếu tỉ lệ thương tích từ 31% – 60%;

– Phạt tù những đối tượng này từ 07 năm đến 14 năm nếu tỉ lệ thương tích trên 61%;

– Phạt tù những đối tượng này từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu những đối tượng này phạm tội với 02 người là cha, mẹ, ông, bà đều có tỉ lệ thương tích trên 61%.

2. Quy trình xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp con có hành vi bất hiếu ngược đãi cha mẹ:

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Những người sau đây có quyền lập biên bản và ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại sức khoẻ của các thành viên trong gia đình (con cái hành hạ, ngược đãi cha mẹ):

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

– Người có thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

– Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng

– Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sau 07 ngày kể từ ngày lập biên bản xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định xử phạt hành chính với người có hành vi ngược đãi, hành hạ cha mẹ

Sau khi người bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì phải thực hiện nghĩa vụ của mình có ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com