Công ty, doanh nghiệp mới thành lập xong cần làm những gì?

Tìm hiểu quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp? Công ty, doanh nghiệp mới thành lập xong cần làm những gì?

Một doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động cần phải thực hiện theo các thủ tục nhất định. Vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì công ty, doanh nghiệp mới thành lập xong cần làm những gì?

Cơ sở pháp lý:

Luật doanh nghiệp 2020

Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.0191      

1. Tìm hiểu quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp:

Việc thành lập doanh nghiệp luôn có một ý nghĩa nhất định đối với cả nhà nước, xã hội và chính người thành lập doanh nghiệp đó. Vậy, thành lập doanh nghiệp là thủ tục như thế nào?

Nếu nhìn từ góc độ kinh tế thì ta có thể hiểu rằng thành lập doanh nghiệp là việc các cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ các điều kiện như vốn, dây chuyền sản xuất, đội ngũ nhân viên, nhà xưởng, thiết bị kỹ thuật cho một cơ sở sản xuất,kinh doanh nhằm mục đích phát triển kinh tế. Còn nếu nhìn từ  góc độ pháp lý thì ta lại có thể hiểu rằng thành lập doanh nghiệp là việc các cá nhân, tổ chức thực hiện các thủ tục pháp lý trên mặt giấy tờ tại các cơ quan có thẩm quyền, thủ tục và thời gian giải quyết sẽ khác nhau tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau .Sau khi thành lập, các hoạt động kinh doanh của công ty sẽ được tiến hành theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty có thể huy động được nguồn vốn dễ dàng, sử dụng được nhiều lao động, mở ra nhiều cơ hội và nâng cao lợi nhuận từ việc kinh doanh hơn so với các hình thức nhỏ lẻ.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc thành lập doanh nghiệp cũng cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Cụ thể theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020 thì ta có thể xác định được khi thành lập doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện về: Thứ nhất là về chủ thể thành lập doanh nghiệp: Theo quy định của luật doanh nghiệp thì chỉ trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 còn lại tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

Thứ hai, phải đáp ứng được điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề đã được đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những ngành nghề kinh doanh đó phải là ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.

Thứ ba, đáp ứng về vốn thành lập doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại, duy trì hoạt động thì luôn cần một nguồn vốn ổn định. Muốn thành lập doanh nghiệp thì phải đáp ứng điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định theo quy định của luật doanh nghiệp.

Thứ tư, đảm bảo về về tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về tên quy định từ Điều 38 – 42 Luật doanh nghiệp và không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định

Thứ năm, phải đảm bảo điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp đều cần phải có trụ sở chính , bởi nó là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam

2. Công ty, doanh nghiệp mới thành lập xong cần làm những gì?

Như đã nêu ở phần mục trên, việc thành lập doanh nghiệp luôn phải tuân theo những quy định của pháp luật, do đó một doanh nghiệp khi mới được thành lập xong cũng cần phải thực hiện một số công việc sau đây thì mới đi vào hoạt động được:

2.1 Cần phải đăng công bố thành lập doanh nghiệp:

Chủ doanh nghiệp sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong vòng 30 ngày kể từ ngày được công khai.thì phải tiến hành đăng công bố thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đúng theo quy định đã đề ra. Nội dung công bố thành lập doanh nghiệp phải bao gồm những thông tin thể hiện trong giấy đăng ký doanh nghiệp.

2.2. Treo bảng hiệu tại nơi đăng ký doanh nghiệp:

Ngay khi công ty đi vào hoạt động thì phải tiến hành treo bảng hiệu tại nơi đăng ký doanh nghiệp. Đây là việc làm cần thực hiện như là một sự khẳng định tồn tại một doanh nghiệp trên thực tế. Nội dung bảng hiệu phải bao gồm những thông tin như là: Tên công ty, địa chỉ, mã số doanh nghiệp. Những thông tin này bắt buộc phải tương ứng với những gì chủ sở hữu đã đăng ký trước đó.

2.3. Đăng ký chữ ký số và kê khai thuế ban đầu:

Các doanh nghiệp được trang bị đầy đủ thiết bị điện tử phải thực hiện các thủ tục khai thuế, nộp thuế điện tử bằng chữ ký số. Theo đó có thể hiểu chữ ký số hiểu đơn giản là chữ ký của doanh nghiệp dưới dạng USB,  dùng để thực hiện các thao tác, giao dịch trên mạng thay thế cho chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Để thực hiện thủ tục đăng ký chữ ký số và kê khai thuế ban đầu thì doanh nghiệp phải ban hành  quyết định bổ nhiệm người phụ trách kế toán, giám đốc, tiếp theo đăng ký hình thức kế toán, sử dụng hóa đơn, đề xuất phương pháp tính thuế GTGT,…

Còn đối với doanh nghiệp áp dụng phương thức tính thuế trực tiếp thì cần đăng ký mua hóa đơn tại chi cục Thuế. Trường hợp những công ty sử dụng cách khấu trừ thuế, cần tự đặt in hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn cho cơ quan Thuế.

2.4. Kê khai và nộp thuế môn bài:

Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập và chưa phát sinh bất kỳ hoạt động nào thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày thành lập căn cứ trên giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục nộp thuế môn bài.

Những công ty vừa thành lập nhưng đã có phát sinh hoạt động kinh doanh thì cần khai và nộp thuế môn bài trước ngày cuối cùng của tháng thành lập.

Theo đó, đối với những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ, lệ phí môn bài cần đóng là 2.000.000 VNĐ/năm. Đối với những doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ, cần đón mức lệ phí 3.000.000 VNĐ/năm. Những văn phòng đại diện, chi nhánh, đơn vị sự nghiệp, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế, cần đóng lệ phí 1.000.000 VNĐ/năm.

Đối với những công ty mới thành lập trong 6 tháng đầu năm thì phải khai và nộp thuế môn bài cho cả năm.

Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập trong 6 tháng cuối năm, chỉ cần đóng lệ phí môn bài nửa năm tương ứng với mức thuế cần đón

2.5. Nộp thuế Giá Trị Gia Tăng:

Hiện nay có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng đó là khấu trừ thuế và nộp trực tiếp. Do đó, doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức nộp thuế cẩn thận tùy theo nhu cầu và điều kiện của mình.

Những doanh nghiệp mới thành lập tiến hành kê khai thuế giá trị gia tăng theo từng quý.

 Doanh nghiệp chỉ được phép nộp chậm nhất 30 ngày sau khi kết thúc mỗi quý.

Sau doanh nghiệp phát sinh hoạt động sản xuất đủ 12 tháng, việc kê khai và nộp thuế của tháng dương lịch tiếp theo sẽ được thực hiện theo tháng và quý.

2.6. Phát hành hóa đơn điện tử:

Việc phát hành hóa đơn điện tử không phải là thủ tục bắt buộc đối với những doanh nghiệp thành lập lâu năm nhưng lại là điều bắt buộc dành cho các doanh nghiệp mới thành lập hoặc thành lập từ năm 2019. Doanh nghiệp sẽ được phép sử dụng sau khi cơ quan thuế chấp thuận.

2.7. Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp:

Việc kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp được tạm tính theo quý hoặc quyết toán hằng năm . Theo đó doanh nghiệp thực hiện như sau:

Khi kê khai thuế thu nhập tạm tính theo quý thì doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính không trễ hơn ngày thứ 30 của quý tiếp theo.

Khi kê khai  quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải nộp hồ sơ quyết toán thuế nộp không chậm hơn ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc năm dương lịch.

2.8. Kê khai thuế thu nhập cá nhân:

Doanh nghiệp thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân phải trả thu nhập không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không.

Kể từ tháng đầu tiên phát sinh khấu trừ thuế, doanh nghiệp cần áp dụng kê khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng, quý cho cả năm.

2.9. Mở tài khoản ngân hàng cho công ty và phải có hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội:

Ngay khi công ty vừa thành lập thì công ty phải tiến hành mở tài khoản ngân hàng cho công ty. Sau khi đã có tài khoản, trong vòng 10 ngày kể từ ngày xác nhận mở tài khoản thành công.doanh nghiệp thông báo tài khoản đó lên Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tại nơi công ty đặt trụ sở.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các doanh nghiệp mới thành lập có sử dụng lao động và ký hợp đồng với người lao động có thời hạn lớn hơn 1 tháng thì sẽ thuộc diện tham gia nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong vòng 30 ngày kể từ khi hợp đồng lao động có hiệu lực, doanh nghiệp phải tiến hành đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Lúc này, doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội để tiến hành nộp bảo hiểm xã hội cho nhân viên.

Như vậy, từ những lập luận và phân tích như trên có thể thấy một doanh nghiệp khi mới được thành lập sẽ có rất nhiều công việc cần phải thực hiện. Các cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp cần lưu ý về mốc thời gian thực hiện các công việc đó theo quy định của pháp luật để tránh bị quá hạn, vi phạm và xử phạt.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com