Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên bị phạt bao nhiêu?

Chế độ bảo hiểm xã hội với người lao động? Công ty có bắt buộc phải đóng bảo hiểm cho nhân viên không? Xử phạt hành chính đối với Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên? Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên?

Hiện nay, theo quy định của pháp luật việc đóng bảo hiểm xã hội là quy định bắt buộc đối với doanh nghiệp, công ty, cơ quan. Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp, công ty, cơ quan vì nhiều lý do khác nhau như chưa nắm rõ quy định pháp luật hoặc không hiểu đúng/hiểu sai quy định pháp luật mà không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Vậy, Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên bị phạt bao nhiêu?

Cơ sở pháp lý: 

– Bộ luật Lao động năm 2019; 

– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019);

– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; 

– Nghị định 12/2022/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Chế độ bảo hiểm xã hội với người lao động:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. 

Căn cứ theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp như sau: 

– Người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động, sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

11111111111

Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.

– Người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Công ty có bắt buộc phải đóng bảo hiểm cho nhân viên không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định các đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội như sau:

Thứ nhất, Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Cán bộ, viên chức, công chức;

11111111111

– Công nhân công an, công nhân quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Thứ hai, người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

Thứ ba, Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;  tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Thứ tư, Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng nêu tại mục thứ nhất trên.

Thứ năm, Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Như vậy, từ những phân tích nêu trên cho thấy rằng người lao động làm việc cho công ty có hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc xác định thời hạn, hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội.

3. Xử phạt hành chính đối với Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên:

Từ những phân tích tại mục 1 nêu trên cho thấy rằng, Công ty có nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho nhân viên, trường hợp Công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp hành vi vi phạm có yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể: 

Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp như sau: 

– Đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

– Đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây, phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng:

Một là, Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

Hai là, Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

Ba là, Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;

Bốn là, Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

– Đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm cho nhân viên mà nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

Ngoài ra, trường hợp đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định hoặc đóng bảo hiểm xã hội không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

4. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên:

Căn cứ theo quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021) quy định Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau: 

Thứ nhất, Phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng:

– Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

– Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

Thứ hai, đối với hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người lao động;

– Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

– Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động thuộc trường hợp: i) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; ii) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

Thứ ba, đối với trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

– Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người lao động trở lên;

– Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

– Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động trong trường hợp: i) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; ii) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người lao động;

Thứ tư,ngoài ra Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Thứ năm, Đối với Pháp nhân thương mại phạm tội, thì bị phạt như sau:

– Phạm tội thuộc trường hợp dưới đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng: 

+ Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

+ Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

– Phạm tội thuộc trường hợp dưới đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng: 

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người lao động;

+ Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động thuộc trường hợp: i) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; ii) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

– Phạm tội thuộc trường hợp dưới đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng: 

+ Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người lao động trở lên;

+ Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động trong trường hợp: i) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; ii) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người lao động.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com