CSGT không cần phải chào người có hành vi thiếu văn hóa?

Quy định của pháp luật về quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra của CSGT? Những quy tắc ứng xử bắt buộc của cảnh sát giao thông khi xử lý vi phạm? CSGT không cần phải chào người có hành vi thiếu văn hóa?

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, xử lý vi phạm giao thông không ít các trường hợp các đồng chí CSGT gặp những đối tượng vi phạm giao thông nhưng lại có hành vi thiếu văn hóa. Vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, CSGT có cần phải chào người có hành vi thiếu văn hóa hay không?

Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.0191

1. Quy định về quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra của CSGT:

CSGT có quyền được yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi CSGT yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra cũng phải tuân thủ theo quy định về các trường hợp được phép dừng, có nghĩa là không phải bất kỳ trường hợp nào Cảnh sát giao thông cũng được quyền yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Cụ thể, theo hướng dẫn tại Thông tư 01/2016/TT-BCA;có thể xác định được cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát ;trong các trường hợp như:

-CSGT trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện; thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được;các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

– CSGT thực hiện việc dừng xe kiểm tra khi có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

-CSGT thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

– CSGT thực hiện việc dừng xe kiểm tra khi có tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

– CSGT thực hiện kế hoạch của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về  tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

2. Những quy tắc ứng xử bắt buộc của cảnh sát giao thông khi xử lý vi phạm:

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, xử lý hành vi vi phạm cảnh sát giao thông vẫn phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc liên quan đến việc ứng xử với người dân. Cụ thể CSGT khi xử lý vi phạm vẫn phải đảm bảo:

Một là, CSGT phải chào theo điều lệ ngành.

Theo quy định  tại khoản 1 điều 10 thông tư số 60/2009/TT-BCA ngày 29/10/2009 của Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ thì khi CSGT yêu cầu người vi phạm dừng xe và xuất trình giấy tờ, việc đầu tiên họ phải chào theo điều lệ ngành. Đây là thủ tục bắt buộc đối với CSGT khi bắt đầu làm việc với nhân dân.

Hai là, CSGT có nghĩa vụ thông báo lỗi

Theo, điều 14 thông tư số 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 của Bộ Công an quy định cảnh sát giao thông chỉ được dừng phương tiện để kiểm soát khi trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm a, khoản 2, điều 16, chương V, thông tư 65/2012/TT-BCA người vi phạm hoàn toàn có quyền được xem chứng cứ về lỗi vi phạm của mình theo quy định dành cho người tham gia giao thông. Do đó, CSGT khi yêu cầu người dân dừng xe để kiểm tra thì phải thông báo lỗi cho họ biết.

Ba là, CSGT phải thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát giấy tờ

Việc thực hiện kiểm tra này được ghi tại điều 16, chương V, thông tư 65/2012/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 22/12/2012. Theo quy định này thì sau khi thực hiện hiệu lệnh chào CSGT sẽ nói: “Yêu cầu ông (bà, anh, chị…) cho chúng tôi kiểm soát các loại giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện”.

Bốn là, CSGT tiến hành lập biên bản vi phạm nếu có vi phạm

Vấn đề này được quy định rất rõ tại điều 17, chương V, thông tư 65/2012/TT-BCA. Biên bản vi phạm hành chính được lập ít nhất hai bản và mỗi bên giữ một bản. Đây là căn cứ để CSGT ra quyết định xử phạt và lưu hồ sơ tại cơ quan nhà nước. Biên bản được ban hành theo đúng mẫu đã quy định, có dấu đỏ, có số thứ tự. Ghi rõ lỗi theo điều, khoản mục nào trong luật giao thông đường bộ hay các văn bản hướng dẫn dưới Luật.

3. CSGT không cần phải chào người có hành vi thiếu văn hóa?

Như đã nêu ở trên, chào theo điều lệnh là một nguyên tắc ứng xử bắt buộc của các đồng chí CSGT trong quá trình xử lý vi phạm, thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, nếu thuộc 03 trường hợp sau thì không phải chào gồm:

– Biết trước người đó có thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm;

– Phạm tội quả tang;

– Đang có lệnh truy nã.

Bộ Công an vừa hoàn thành dự thảo Thông tư quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT và lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trong đó, một nội dung được dư luận quan tâm là tại Điều 17 Dự thảo Thông tư, khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng đúng vị trí theo hướng dẫn, CSGT được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí phù hợp, an toàn, thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân. Với trường hợp CSGT biết người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã hoặc có hành vi thiếu văn hóa, cản trở, chống đối việc kiểm tra, kiểm soát.

Có thể thấy rằng nội dung của dự thảo thông tư này là không mới mà chỉ mở rộng thêm về phạm vi CSGT không phải chào hỏi đối với các đối tượng có hành vi thiếu văn hóa, cản trở, chống đối việc kiểm tra, kiểm soát.

Trên thực tế, không thiếu những đối tượng phạm tội, chống đối hay các hành vi vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng diễn ra rất nhanh, hoặc những trường hợp vi phạm bị CSGT ra hiệu lệnh dừng phương tiện đã xuống xe, có những hành vi không đúng mực, thiếu văn hóa như gây sự, thách thức, có lời nói thiếu tôn trọng người thi hành công vụ, thậm chí là chửi tục. Hay có trường hợp người vi phạm chưa xuống xe đã giơ máy ảnh, điện thoại lên chĩa thẳng vào mặt CSGT ghi hình rồi nói “tôi vi phạm cái gì”, “anh kiểm tra cái gì”, “chuyên đề đâu” “anh chào tôi chưa” hoặc xưng hô mày, tao rồi đưa lên mạng, nếu cứ giữ đúng điều lệnh phải đứng nghiêm chào hỏi thì rõ ràng không đủ đảm bảo việc khống chế các đối tượng. Có thể thấy rằng, đối với những trường người người vi phạm giao thông cư xử thiếu văn hóa thì việc CSGT không chào theo điều lệnh là hợp lý vì việc chào nhằm thể hiện sự tôn trọng của lực lượng CSGT với người dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đối với các đối tượng không tôn trọng pháp luật và lực lượng CSGT, có hành vi thiếu văn hóa, cản trở, chống đối, thì việc chào là không đảm bảo mục đích này. Cán bộ CSGT chỉ chào theo điều lệnh Công an nhân dân với những người tham gia giao thông vi phạm do ý thức chủ quan như không biết mình vi phạm gì hoặc cố tình vi phạm và nhận thức được hành vi của mình là sai, cũng như tuân thủ hiệu lệnh của cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ.

Tuy nhiên, việc chào hỏi là nét văn hóa ứng xử mà CSGT phải tuân thủ trong quá trình làm nhiệm vụ. Theo đó, khoản 2 Điều 17 dự thảo nêu rõ, khi tiến hành kiểm soát các phương tiện giao thông, CSGT phải đứng ở vị trí phù hợp, an toàn và thực hiện các bước như:

-Thông báo, đề nghị người điều khiển xe xuống khỏi xe, xuất trình giấy tờ.

-Chào theo điều lệnh công an trừ trường hợp: Người dừng phương tiện thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm hoặc đang bị truy nã, phạm tội quả tang hoặc người này có hành vi thiếu văn hoá, cản trở, chống đối kiểm tra, kiểm soát.

Ở bước này, so với quy định hiện nay tại Thông tư 65/2020/NTT-BCA chỉ quy định trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, đang có lệnh truy nã hoặc phạm tội quả tang. Theo thông tư này còn phải chào theo lời nói có sẵn gồm:

“Yêu cầu ông, bà, anh, chị… cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”

-Tiếp nhận giấy tờ, thông báo lý do kiểm soát sau đó thực hiện kiểm soát.

-Thông báo kết quả và biện pháp xử lý nếu có hành vi vi phạm.

Như vậy, có thể thấy, so với quy định hiện nay, dự thảo đã bỏ bớt các thủ tục rườm rà trong việc phải nói những lời nói theo đúng quy định và bổ sung thêm trường hợp CSGT bắt buộc phải chào người điều khiển phương tiện.

Theo quy định hiện nay, trong mọi trường hợp, CSGT đều phải thực hiện việc chào người tham gia giao thông và nói lời nói có sẵn như quy định của Thông tư 65 nhưng đến dự thảo này, Bộ Công an đã đề xuất bỏ yêu cầu về câu nói và không phải mọi trường hợp CSGT đều phải chào người điều khiển phương tiện giao thông.

Tóm lại, việc cảnh sát không phải chào người có hành vi thiếu văn hóa chỉ đang dừng lại ở việc dự thảo và lấy ý kiến của người dân và các cán bộ, cơ quan ban ngành. Đến thời điểm hiện tại dự thảo này vẫn chưa được thông qua. Vì vậy, khi thực hiện nhiệm vụ, xử lý vi phạm giao thông các đồng chí cảnh sát giao thông phải thực hiện nguyên tắc ứng xử chào theo điều lệnh với người dân dù người đó có hành vi thiếu văn hóa hay là không.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com