Cyberbullying là gì? Nguyên nhân, hậu quả bắt nạt trên mạng?

Cyberbullying là gì? Bắt nạt trên mạng? Ví dụ vụ việc bạo lực mạng? Nguyên nhân bắt nạt trên mạng? Hậu quả bắt nạt mạng? Biện pháp ngăn chặn khắc phục? 

Nghiên cứu của Bottino và cộng sự năm 2015 cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ bắt nạt online trên toàn cầu dao động ở khoảng 6,5%-35,4%. Tại Việt Nam, theo 10 nghiên cứu tỷ lệ bắt nạt Internet ở học sinh Việt Nam từ năm 2015 đến nay của trường ĐH Giáo dục với trên 5.000 học sinh, phụ huynh, chuyên gia đã cho biết, có 24% tổng số học sinh THCS và THPT là nạn nhân của ít nhất 1 hình thức bắt nạt online. Đến năm 2016, tỷ lệ đã tăng thành 35,7%. Năm 2018 theo kết quả nghiên cứu tại 3 địa phương là Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hoá có gần 34% học sinh THCS, THPT tham gia vào cuộc bắt nạt online với nhiều vị trí khác nhau giữa nạn nhân và thủ phạm hoặc vừa là nạn nhân đồng thời là thủ phạm. Công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển các trang mạng xã hội ứng dụng mạng xã hội thay thế cho việc giao tiếp trực tiếp rất nhiều như facebook intargram telegram zalo…những trạng mạng xã hội này có hàng tỷ tài khoản truy cập và nói chuyện chia sẻ câu chuyện hàng ngày. Do đó các nạn nhân của bạo lực mạng cũng rất phổ biến vì người ta chỉ cần nhấn nút là có thể đăng một bài viết nói xấu hay bôi nhọ người khác hay tỏ thái độ phấn khích tức giận khích bác một người. Người lên mạng không có thái độ tích cực luôn đi chỉ trích bôi nhọ nói xấu tung tin đồn sai sự thật làm nhục hay vu khống người khác khiến nạn nhân khủng hoảng trầm cảm hay tổn thương nặng nề về tinh thần. Bạn thấy đấy bạo lực không chỉ có thể xảy ra bằng tác động vật lý mà đôi khi lời nói còn tồn thương gấp 10 lần thêm nữa những lời nói ấy thậm chí có thể chia sẻ và được nhiều người biết đến ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng của một người. Sau đây là một số thông tin bạn cần biết khi bị bạo lực mạng và có cách thức phòng tránh ngăn ngừa và đẩy lùi bạo lực mạng không chỉ cho bản thân mà còn cho người thân bạn bè của bạn. 

1. Cyberbullying là gì? 

Theo Cambridge Dictionary, cyberbullying là từ dùng để chỉ những hành động sử dụng Internet nhằm hãm hại hoặc đe dọa người khác. Hoặc cyberbullying (bắt nạt hoặc đe dọa trực tuyến) là những hành động làm tổn hại, quấy rầy người khác bằng công nghệ thông tin (mạng internet, trang mạng xã hội, thiết bị điện tử,…) được biểu hiện ở dưới nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt, kẻ bắt nạt qua mạng thường gửi cho nạn nhân những tin nhắn khiếm nhã, gây ảnh hưởng tâm lý. 

Không khó để nhận biết xem liệu bạn có đang bị bạo lực mạng hay không bạn chỉ cần xem người ta cười bạn hay cười với bạn bạn có cảm thấy vui vẻ thật hay không người ta có bịa đặt những thông tin sai sự thật không? Từ điển Merriam-Webster đã cho biết, thuật ngữ cyberbullying được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1998 và được lý giải là hành động đăng tải lên mạng những thông tin ác ý về một người khác. Hầu hết những hành động này được thực hiện dưới hình thức ẩn danh. Họ sợ danh tính của họ bị lộ họ chỉ thích chĩa mũi dìu về phía nạn nhận cười cợt và không có ý tốt gì đối với nạn nhân cả.  

2. Bắt nạt trên mạng?

Bắt nạt trên mạng là bắt nạt thông qua hành vi lạm dụng thiết bị kĩ thuật số. Nó có thể diễn ra trên các mạng xã hội, nền tảng chat, nền tảng chơi game và máy tính cá nhân. Đó là hành động khiêu khích, với ý định làm cho kẻ đang đặt mục tiêu hoảng sợ, giận dữ hay bối rối. Những ví dụ bao gồm: Lan truyền các lời nói dối giả mạo hoặc đăng tải những tấm hình gây tổn thương của ai đó trên mạng xã hội, gửi lời cảnh báo về sự nguy hiểm bị tổn hại trên các nền tảng SMS giả mạo ai đó và giúp nạn nhân đăng những nội dung xấu đến người kia hay đe dọa đánh đập gây thương tích thậm chí là giết người. Bắt nạt trực tuyến và bắt nạt trên mạng cũng sẽ diễn ra đồng thời với nhau. Nhưng đe doạ online trên phương tiện kỹ thuật số – hồ sơ của một tài khoản được cho là cần thiết và các chứng cứ có thể ngăn ngừa hành động phạm tội.

3. Ví dụ vụ việc bạo lực mạng:

Một ví dụ điển hình khác được bà Nguyễn Hồng Kiên, ĐH Giáo dục nêu rõ trong game online đó là việc một học sinh lớp 8 ở Khánh Hoà viết status nếu có 1.000 người like em sẽ đốt nhà trường. “Khi vào trường khảo sát, chúng tôi đã đặc biệt chú ý về biến động tâm lý của học sinh. Lúc đầu em ấy viết nhằm giựt tít xin like để tạo cảm giác nổi tiếng chứ không ý thức được hậu quả. Sau nữa, học sinh này bị đe doạ và bị dân mạng buộc em đốt trường nếu không sẽ gặp để đánh đòn hội đồng. Em sợ hãi và không nói chuyện gì với gia đình kể cả bố mẹ, thầy cô. Áp lực của cư dân mạng khiến em buộc phải mua xăng dầu đốt trường học. Khi học sinh này đang tưới xăng ở khu y tế, bị bảo vệ cùng cô giáo phát hiện và gọi công an. Rất may mắn là đến cứu kịp thời nên em đã bị ngất do shock tinh thần “,bà Kiên cho thêm.

4. Nguyên nhân bắt nạt trên mạng:

Nguyên nhân của các hành vi bắt nạt trực tuyến thường do: 

Thứ nhất, Đã có xích mích ngoài đời thực như vay mượn tiền không trả, ngoài tình, hay chỉ là không thích tính cách của nhau, hay thậm chí người đi bạo lực mạng từng bị bạo lực mạng nên mang tâm lí trả thù nên cứ thích thực hiện hành động này với người khác.

Thứ hai, Dễ bị lôi kéo bởi bạn bè, lứa tuổi học sinh sinh viên vì chúng tham gia mạng xã hội rất nhiều có nhiều tài khoản và thậm chí lập một vài nick mà không chính chủ để đi thực hiện những hành vi như vậy. Thậm chí nếu ở lớp có một bạn bị cô lập thì không chỉ bị cô lập bạo lực trên lớp mà trong những group chat cũng sẽ bị lôi ra nói xấu hay hùa nhau chửi rủa nạn nhân.

Thứ ba, Trả thù lại do có mâu thuẫn từ trước mâu thuẫn này thường là tiền bạc tình cảm chuyện trai gái hay tính cách không hợp thấy không thuận mắt hay muốn ra oai thể hiện bản thân hơn người khách và có sự phân biệt đối sự giữa nam nữ hay xấu đẹp. Muốn được mọi người chú ý do thiếu thốn tình cảm hay không tìm được bạn bè ngoài đời sinh ra lỗi suy nghĩ tiêu cực mang tâm lý tiêu cực lên mạng để hùa theo nhiều người đánh giá xét nét một người nghiêm khắc và cổ súy bạo lực. 

5. Hậu quả bắt nạt mạng:

Những hành vi bắt nạt trên Internet gây nên tổn thương với các cấp độ khác nhau, có thể khiến nạn nhận thường xuyên lo lắng hay trầm cảm, cá biệt đã có trường hợp tuyệt vọng và nghĩ về cái chết. Nếu như những hình thức bắt nạt truyền thống có sự trợ giúp và tác động của thầy cô, mọi người xung quanh còn bắt nạt online thường xảy ra nhiều lần một cách thầm lặng khiến giáo viên và cha mẹ khó can thiệp. Chỉ đến khi nạn nhân có các biểu hiện tiêu cực hay sau khi quá mức kiểm soát như trầm cảm hay lo lắng thì mọi người xung quanh mới có thể phát hiện mới ý thức được. Những nạn nhân bị bắt nạt sẽ có cảm giác thiếu an toàn, thu lại và hạn chế mọi mối liên hệ, hoặc có thể có các hành vi gây hại đến mình, hoặc nếu họ có tâm lí vững tuy nhiên vẫn gây ra những tổn thương trong tinh thần của họ. 

6. Biện pháp ngăn chặn khắc phục: 

Để ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề của bắt nạt online:

Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về tầm nghiêm trọng của bạo lực mạng và đặc biệt là tầng lớp học sinh sinh viên thông qua các chương trình trò chơi hay buổi metting, lễ khai giảng,…

Nếu thấy những vụ bạo lực mạng cần tố cáo lên trang web và báo với cơ quan có thẩm quyền để có phương án giải quyết. Trao đổi với nạn nhân nói chuyện thật thân tình, tạo cho con cảm giác tin tưởng và đáng tin tưởng, sau đấy tự do bày tỏ ý kiến của mình. Bên cạnh đấy, bố mẹ và thầy cô cũng cần giải thích để con biết thế nào là bắt nạt online, sự phê bình, lên án vì sao bị cho là bắt nạt, điều gì được phép và không đươc thực hiện trong môi trường này.

Giúp đỡ các nạn nhân bị bạo lực mạng báo cáo các hàng vi bạo lực mạng và khắc phục tâm lí nạn nhân. Gia đình và xã hội cần có sự theo dõi chặt chẽ hơn nữa. Bố mẹ nên chú ý khi con có các biểu hiện khác thường cần hỗ trợ và giúp đỡ. Khi trẻ biếng ăn, mệt mỏi, lo lắng, sợ sệt. .. bố mẹ cần biết cách trò chuyện với con hoặc đưa con đến các bác sĩ tâm lí.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com