Dàn ý phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ngắn gọn và hay nhất? Bài văn mẫu phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay nhất? Bài văn mẫu phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ngắn gọn nhất? Một số đề bài liên quan đến tác phẩm Vợ chồng A Phủ?
Vợ chồng A phủ là tác phẩm văn học tiêu biểu của nhà văn Tô Hoài với những ngôn từ đậm chất của người dân vùng rừng núi Tây Bắc đồng thời cũng diễn tả được vẻ đẹp tâm hồn cao đẹp của họ Dưới đây là bài viết tham khảo về Dàn ý, phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay, mời bạn đọc theo dõi.
1. Dàn ý, phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ngắn gọn nhất:
Mở bài:
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
Tô Hoài là một nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại, với nhiều tác phẩm như: Dế mèn phiêu lưu ký, Giăng The, Quê nghèo,…
-Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” trích trong tuyển tập “Truyện Tây Bắc” đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng với giá trị nhân văn sâu sắc.
– Giới thiệu về nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
Thân bài:
– Mị là một cô gái vùng núi Tây Bắc. Tôi vốn là một cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, là người con gái hiếu thảo, biết lo toan cho gia đình.
– Nhưng phải chấp nhận bán thân làm con dâu của thống đốc để trả món nợ bấy lâu nay của gia đình.
– Khung cảnh đêm tình mùa xuân rạo rực với tiếng sáo thổi – thôi thúc Mị tiếp tục đứng dậy, tiếp tục sống, thôi thúc bao khát khao trong Mị
– Đi vào góc nhà, đặt ống mỡ vào đèn thắp lên ánh sáng le lói, ánh sáng của niềm tin trong bóng tối, ngục tù.
– Nhưng rồi, tên A Sử độc ác đứng trước mặt Mị, hắn không cho Mị ra ngoài, trói Mị vào cột nhà bằng những sợi dây đay rừng- nỗi đau thể xác đang hành hạ Mị, nhưng lòng Mị vẫn say đắm với tiếng sáo tha thiết ấy.
– Sau đêm tình mùa xuân Mị lại tiếp tục như mọi người nhưng đó là nguồn động lực to lớn tác động đến Mị
Kết bài:
Khẳng định lại giá trị của sự thay đổi nhận thức của Mị trong đêm tình mùa xuân
2. Dàn ý phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay nhất:
Mở bài
Giới thiệu về tác phẩm Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn tiêu biểu của Tô Hoài.
Nội dung tác phẩm: khắc họa cuộc đời con người Tây Bắc trước cách mạng.
Mị là nhân vật đại diện cho vẻ đẹp con người nơi đây, đặc biệt thông qua đoạn tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân.
Thân bài
Giới thiệu về cuộc đời nhân vật Mị :
– Vốn là một người con gái đẹp, có tài thổi sáo, “ nhiều người mê, ngày đêm đã thổi sáo theo Mị”.
– Mị từng yêu và cũng hồi hộp, vui vẻ trước những âm thanh của cuộc sống.
– Là đứa con hiếu thảo, yêu cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm việc trả nợ cho bố.
– Nhưng lại Mị bị bắt làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra
– “Hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc”.
– Muốn chết nhưng thương cha già, nên chấp nhận kiếp làm thân trâu ngựa.
– Mị đã chai sạn tâm hồn: “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, sống trong căn phòng tối đen.
Diễn biến và sự thay đổi tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
– Khung cảnh: cỏ danh vàng ứng, những chiếc váy hoa phơi như những con bướm sặc sỡ, âm thanh bên ngoài: tiếng sáo, tiếng trẻ cười vang, …
– Khung cảnh và âm thanh khiến Mị cảm thấy bồi hồi, Mị lẩm bẩm theo lời hát gọi bạn tình, …
– Ngày tết đến Mị cũng lén uống rượu, say sưa trong tiếng sáo gọi bạn tình nhớ về ngày xưa tự do vui vẻ
– Mị lại trở về hiện tại, Mị muốn chết “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại”- sự thay đổi đầu tiên nhận thức lại về cuộc sống
– Mị “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, Mị lại nhận thức sự tồn tại của bản thân với khát khao tự do
Sự phản kháng: thắp sáng lên căn phòng tối, vấn lại tóc, lấy váy hoa, Mị muốn “đi chơi tết”.
Kể cả khi A Sử trói, Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng gọi của tình yêu của những đám chơi.
– Khi tay chân đau không cựa được, Mị thổn, Mị lúc mê lúc tỉnh, lúc đau đớn, lúc lại tha thiết.
Như vậy, Tâm hồn của Mị đã sống lại, chứng tỏ Mị luôn tiềm ẩn sức sống mạnh mẽ, sức sống ấy như ngọn lửa tuy không cháy bùng lên nhưng luôn âm ỉ và chỉ chờ có cơ hội để trở mình mạnh mẽ.
– Sự thay đổi của Mị là nền tảng để sức sống không lụi tắt hẳn, và tiến đến chuẩn bị cho sự phản kháng trong tương lai gần, cụ thể là: cắt dây trói cho A Phủ.
Kết bài
– Đoạn văn Mị trong đêm tình mùa xuân thể hiện rõ nét những phẩm chất, tính cách cao đẹp và tiềm ẩn trong lòng Mị là đại diện người con người Tây Bắc tiềm tàng sức sống.
– Sự phát hiện vẻ đẹp này trong Vợ chồng A Phủ của tác giả chứa đựng giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc.
3. Bài văn mẫu phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay nhất:
Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn xuất tiêu biểu nhất cho phong cách sáng tác của nhà văn Tô Hoài trong thời kỳ sau chiến thắng Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nội dung truyện ngắn kể về cuộc đời khổ sở, gian lao của hai nhân vật người dân tộc Mông là Mị và A Phủ dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Nhân vật Mị là nhân vật trung tâm và là biểu tượng nghệ thuật có ý nghĩa khái quát cao, đại diện cho con người miền núi Tây Bắc và quá trình thay đổi đúng lên tự giải phóng mình của họ. Trong đó đoạn văn miêu tả tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân với những chi tiết chân thực và gợi tả đã bộc lộ sức sống cùng khao khát tình yêu đang sôi sục trong người con gái xinh đẹp mà bất hạnh là Mị.
Nhân vật Mị được miêu tả là một cô gái xinh đẹp khiến bao chàng trai đắm say, cô mang trong mình sức sống tươi trẻ với bao khát vọng về tình yêu và tương lai tươi đẹp. Nhưng do món nợ truyền kiếp từ đời cha đã khiến Mị rơi cuộc sống bế tắc,bị bắt trở thành con dâu gạt nợ nhà Thống lí Pá Tra. Cuộc sống hàng ngày của cô gái Mị xinh đẹp năm xưa giờ chẳng khác gì con trâu con ngựa. Mị làm việc lùi lũi, không giao tiếp, làm những công việc cứ lặp đi lặp lại như một cái xác không hồn. Nhưng con người ấy luôn tồn tại sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong Mị đó một đốm lửa đang ngày đêm nhen nhóm và chỉ chực chờ cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.
Đêm tình mùa xuân là là sự nổi loạn của Mị sau những năm tháng sống không có ý nghĩa gì. Trước hết là không khí mùa xuân tươi vui, với những chiếc váy đầy màu sắc rực rỡ cùng tiếng trẻ con vui đùa chơi quay. Hòa cùng không khí mùa xuân ấy là hơi men của rượu. Trong ngày Tết Mị lén uống rượu như bao người khác, Mị uống ừng ực từng bát một để quên đi những cay đắng hiện thực, quên đi khổ đau về thể xác lẫn tinh thần mà bao năm qua chịu đựng. Tiếp theo là âm thanh của tiếng sáo. Tiếng sáo xuất hiện lấp ló ngoài đầu núi, tiếng sáo vang dội từ lễ hội khi người ta gọi bạn ở đầu làng khiến Mị nhớ về ngày trước – đó quá khứ đẹp đẽ mà Mị cũng từng được đám chìm. Đây thực chất là quá trình chuyển đổi từ tiếng gọi của của thiên nhiên cảnh vật bên ngoài dẫn đến tiếng gọi trong lòng người. Sự cộng hưởng của không khí mùa xuân, rượu cùng tiếng sáo là tác nhân làm sống dậy khát vọng hạnh phúc, ý thức về cuộc sống của Mị trong khoảnh khắc đêm tình mùa xuân.
Nhưng quá khứ càng tươi đẹp bao nhiêu thì thực tại càng phũ phàng. Khi Mị thấy lòng mình phơi phới trở lại, muốn đi chơi, thì cũng là lúc Mị cũng mong giá mà có nắm lá ngón lúc này, để chết chứ không muốn tiếp tục cuộc sống này nữa. Một lần nữa tiếng sáo lại xuất hiện khiến sự nổi loạn của Mị bật thành hành động: Mị muốn đi chơi, thắp đèn cho sáng căn phòng tối tăm bấy lâu nay và lấy váy để chuẩn bị đi chơi, đó là lúc khát khao sống mãnh liệt đang căng tràn mạnh mẽ. Nhưng tất cả đã bị chặn đứng bởi hành động trói đứng Mị vào cột của A Sử. Nhưng việc đó chỉ có thể trói buộc thân xác Mị chứ không thể trói tâm hồn đã vượt thoát thực tại thành công của Mị.
Những sự nổi dậy của Mị trong đêm tình mùa xuân chưa giải thoát Mị khỏi cuộc sống đau khổ này nhưng nó là nền tảng để đưa đến hành động trong tương lai của Mị là cắt dây trói thả A Phủ sau này. Với nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình của nhà văn Tô Hoài đã cho người đọc thấy sự thay đổi nhân vật Mị theo một hướng đi mới. Đó chính là giá trị nhân văn của tác phẩm này.
4. Bài văn mẫu phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ngắn gọn nhất:
Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại, là tấm gương cho mọi người về sự sáng tạo. Cách kể chuyện của Tô Hoài có sức hấp dẫn riêng ở lối kể hóm hỉnh, lời lẽ giản dị, ý nhị mà giàu chất thơ. Trong đó, “Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm ghi lại tên tuổi cũng như dấu ấn trong văn xuôi của nhà văn Tô Hoài. Những thay đổi của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Dưới ngòi bút của Tô Hoài, gieo cảm xúc mạnh mẽ về số phận con người mà cụ thể là nhân vật Mị. Ngoại hình của Mị giúp người đọc hình dung ra số phận của những người lao động dưới ách của bọn chúa phong kiến. Với kết cấu hồi tưởng, trần thuật ở hiện tại rồi ngược về quá khứ, Tô Hoài tạo dấu ấn riêng qua lối kể chuyện linh hoạt. Trước khi về làm vợ thống lí Pá Tra Mí là một cô gái xinh đẹp có tài thổi sáo. Đặc biệt, nhân vật Mị là cô gái luôn tràn đầy sức sống, yêu đời và luôn muốn làm chủ cuộc đờitự mình quyết định hạnh phúc của mình. Nhưng dòng đời đưa đẩy, chỉ vì muốn giúp trả món nợ từ đời bố mẹ Mị nghiễm nhiên về làm con dâu gạt nợ nhà họ Lý. Dưới lời kể của nhà văn Tô Hoài Mỹ, Mị xuất hiện như một công cụ biết nói, một cỗ máy làm việc trong dinh tổng đốc.
Trong đêm xuân cũng là lúc sức sống tiềm tàng trong Mị bừng tỉnh. Tiếng sáo gọi dậy nỗi nhớ thương trong Mị. Nó đánh thức tiếng nói của trái tim Mị, bài hát từ sâu thẳm của Mị. Rồi nó cũng đánh thức khát vọng về hạnh phúc và quyền được sống của con người trong Mị. Nhà văn đã dùng cách miêu tả độc thoại nội tâm đi sâu vào đời sống tinh thần của Mị. Nhà văn Tô Hoài miêu tả từng hành động “uống rượu” và diễn biến trong tâm hồn của Mị để thấy rằng nhân vật đang muốn muốn vượt qua số phận của chính mình.
Sau đêm tình xuân nổi loạn bất thành, Mị lại tiếp tục trở về trong im lặng như xưa, tiếp tục công việc nặng nhọc nhưng sự thay đổi đó có ý nghĩa rất lớn trở thành nghị lực để Mị trong đêm đông cứu A Phủ, khỏi kiếp sống mà Mị và A Phủ không được sống làm người.
Nhà văn Tô Hoài không chỉ thương cảm với thân phận của các nhân vật mà còn dẫn họ đến một lối thoát để được tự do và vươn lên làm chủ cuộc đời mình. Qua đó, tác giả ca ngợi sức mạnh của cách mạng giúp người dân làm chủ cuộc sống của mình.
5. Một số đề bài liên quan đến tác phẩm Vợ chồng A Phủ:
1. Phân tích ý nghĩa của tiếng sáo trong xuyên suốt tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Tiếng sáo ấy tác động như thế nào vào quá trình thay đổi trong nhận thức và hành động của Mị.
2. Phân tích ý nghĩ của hành động nhân vật Mị cắt dây trói giải thoát cho nhân vật A Phủ
3. Phân tích giá trị nhân văn và hiện thực trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài